Cảmơn-khôngquákhó
Tình cờ đi qua một công trường đang xây dựng ven đường, tớ thấy khá ngạc
nhiên với tấm bảng to và dòng chữ nắn nót: “ Vui lòng đi cách xa công
trường. Xin chân thành cảm ơn”. Sự ngạc nhiên ấy cũng giống như khi tớ
vứt rác vào một thùng rác công cộng có đề một câu ngắn gọn: “ Cảmơn vì
bạn đã cho tôi rác”. Những lời cảmơn được đề trên những vật vô tri vô giác
đôi khi lại thường trực hơn là trong những việc làm hằng ngày của con
người.
Tớ có cô bạn làm phục vụ trong một tiệm fast food. Đối tượng phục vụ chủ
yếu của tiệm là học sinh và sinh viên. Cứ tưởng đó là những người trẻ, được
học hành thì họ sẽ chẳng tiết kiệm một câu “Cảm ơn” với những người phục
vụ. Nhưng không, như cô bạn tớ kể lại, thì không nhiều khách hàng nói cảm
ơn với những người phục vụ. Đa số những người đến đây đều quan niệm
rằng, họ bỏ tiền ra nên họ có quyền được phục vụ, thậm chí là hạch sách. Vì
thế, có lần, một cô gái trẻ đã lớn tiếng rầy la một cậu bồi bàn vì không lấy
tương ớt cho món gà rán của cô gái, trong khi tương ớt và tương cà chua là
những thứ khách hàng tự lấy theo nhu cầu và tất cả mọi người đều biết điều
đó. Hậu quả là, khi cậu bồi bàn lấy giùm đĩa tương ớt ra thì cô khách hàng
trẻ nguýt dài và ngúng nguẩy ăn mà không kèm theo một câu cảm ơn, dù là
xã giao. Chắc chắn, những người phục vụ hôm đó sẽ có ấn tượng rất sâu về
một cô nàng khách hàng khó tính.
Bản thân tớ cũng vậy, rất nhiều lần đi trên đường, tớ thấy ai đó quên chưa
gạt chân chống xe máy. Vội vàng đuổi theo để nhắc thì đáp lại có khi cũng
chỉ là cái gật đầu hờ hững và có khi còn chả có cái gật đầu nào mà chỉ là cái
điệu gạt chân chống một cách thản nhiên rồi… đi thẳng. Tất nhiên, tớ cũng
chẳng mong mỏi nhận được một lời cảmơn đâu. Nhưng mà sau những
trường hợp như thế, tự dưng, tớ lại thấy mình cũng trở nên xét nét như một
người già với suy nghĩ có màu sắc bi quan: “Dường như cuộc sống bận rộn
đến nỗi có thời gian để người ta nói một lời cảmơn cũng khó”.
Còn nhớ, hồi tớ học lớp 12, thầy giáo dạy Kỹ thuật của chúng tớ rất kinh
khủng. Với một môn học mà trong suy nghĩ của tụi học sinh chúng tớ là
“cực kỳ phụ” như thế song thầy vẫn tiến hành kiểm tra nghiêm túc. Thầy còn
tương đối khắt khe trong chuyện ăn mặc hay đi đứng, nói năng của bọn tớ.
Những giờ kiểm tra Kỹ thuật công nghiệp bao giờ cũng là nghẹt thở nhất vì
chúng tớ không có cơ hội để mở sách hay nhìn bài, chép bài của bạn vì…
mỗi người một đề. Nhưng cũng từ cách dạy của thầy mà bọn tớ biết sống
một cách trung thực và đường hoàng hơn. Giờ học cuối cùng của năm,
chúng tớ xin phép hát chia tay và tặng thầy một món quà nhỏ. Thầy vô cùng
ngạc nhiên và xúc động hỏi lại: “Các em định tặng quà thầy thật ư?”. Lớp tớ
trả lời: “Thật ạ. Chúng em cảmơn những giờ giảng của thầy. Đúng là
nghiêm túc và khắt khe nhưng cũng là cách để chúng em làm người tốt hơn”.
Hình như, khi nghe học sinh của mình hát, thầy giáo tớ đã lấy khăn mùi xoa
lau mắt.
Có lần, tớ đến chơi nhà cô bạn gốc Hà Nội. Chứng kiến cách bạn ấy cùng
mẹ chế biến những món ăn cho bữa tối tớ mới cảm nhận rõ hơn về cách sống
của người Thủ đô văn hiến là như thế nào. Lạ nhất là khi mẹ bạn ấy chỉ bảo
cách nấu ăn, bạn ấy cũng nói: “Con cảmơn mẹ” rất tự nhiên và chân thành.
Lựa lúc mẹ không có ở đó, cô bạn mới giải thích: “Nhà tớ là thế đấy bạn ạ.
Bạn đừng bảo là xã giao quá nhé. Mẹ tớ bảo, sống lịch sự và tử tế ngay từ
trong nhà thì sau này đi đâu hay làm gì cũng vẫn là một người lịch sự và tử
tế”. Học tập cách tư duy ấy, tớ cũng nói cảmơn mẹ khi mẹ nhắc tớ uống
thuốc với nước ấm khi bị ốm, hay lúc mẹ dạy tớ những kiểu đan khăn len
đơn giản. Khỏi phải nói mẹ đã ngỡ ngàng đến mức nào. Đi kèm với sự ngỡ
ngàng ấy là niềm vui và sự an tâm khi mẹ thấy cô con gái của mình càng
ngày càng chững chạc và biết sống.
. Cảm ơn - không quá khó
Tình cờ đi qua một công trường đang xây dựng ven đường, tớ thấy. chẳng tiết kiệm một câu Cảm ơn với những người phục
vụ. Nhưng không, như cô bạn tớ kể lại, thì không nhiều khách hàng nói cảm
ơn với những người phục