Mẹo nhỏ trong Word 1. Chữa lỗi cách trong word. Khi thao tác word sử dụng chế độ Unicode, bạn thường gặp một rắc rối là: các âm trong từ bị cách nhau, hay còn gọi là lỗi “Smart cut and past”. Bạn sẽ mất nhiều thời gian để nối lại các từ lỗi này. Khi gặp hiện tượng này, bạn nên áp dụng phương pháp sau: Trước tiên bạn vào mục Tools, chọn Options. Sau khi chọn Options sẽ hiển thị ra cửa sổ như dưới đây: Tiếp theo, bạn vào tab Edit trong cửa sổ Options và bỏ dấu tích ở trong mục “Smart cut and paste” đi. Cuối cùng, nhấn nút OK để kết thúc thao tác. 2. Copy văn bản và ảnh nhanh từ mạng vào word. Lướt Web và lấy dữ liệu từ mạng về đã trở thành công việc quen thuộc của mỗi cư dân trên mạng. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng cáp copy văn bản và hình ảnh thông thường về Word thì việc làm này tương đối mất nhiều thời gian, trong nhiều trường hợp, nếu dữ liệu lớn, máy tính của bạn có thể bị treo. Để rút ngắn thời gian, bạn nên thực hiện các bước sau: Trước hết bạn copy văn bản hoặc ảnh từ trên mạng, sau đó mở một trang Word mới. Tại trang này, vào mục Edit, chọn Past Special. Nếu dữ liệu cần copy là dạng text bạn vào mục Past Special, chọn mục “Unformatted Text” hoặc “Formatted Text” hoặc “Unformatted Unicode Text”. Ngược lại, khi dữ liệu cần copy là dạng ảnh bạn vào Paste Special, chọn mục “Device Independent Bitmap” để tăng tốc độ copy ảnh cũng như giảm dung lượng của file 3. Bảo mật thông tin trong Word. Đôi khi, bạn muốn lưu một số thông tin riêng của mình tại máy tính cơ quan mà không muốn ai đọc được. File word này của bạn có thể được bảo mật cao và không ai có truy cập vào được nếu như bạn chọn công cụ sau. Bạn nvào mục Tools \ Options\ Security. Trong mục chọn mật khẩu đở mở file “Password to Open” bạn nhận mật khẩu tuỳ chọn. Bạn có thể chọn kiểu chữ nhập vào ô “Password to Open” bằng cách nhấn chuột vào nút “Advanced” và tiến hành chọn kiểu chữ thích hợp. Sau đó, bạn chuyển đến mục mật khẩu dùng để sửa đổi văn bản “Password to modify” bạn nhập mẩu khẩu vào. Cuối cùng bạn nhấn nút OK để kết thúc thao tác. Ngoài ra để có thêm tính năng bảo mật văn bạn, bạn vào Tools \ Protect Document. Tại cửa sổ Protect Document bạn sẽ thấy 3 lựa chọn. Track changes (ngăn không cho thay đổi Track Changes, mọi thay đổi sẽ được lưu lại và Track Changes sẽ bị vô hiệu hoá), Comment (cho phép người đọc đóng góp ý kiến nhưng không có quyền thay đổi văn bản) và Form (chỉ cho phép thay đổi những văn bản không được bảo vệ trong Form). 4. Tạo mục lục trong Word. Thông thường việc tạo mục lục cho mỗi bài viết thường mất nhiều thời gian như đối chiếu thư mục với số trang tương ứng, mỗi lần có thay đổi về nội dung đồng nghĩa bạn sẽ phải thay đổi lại mục lục. Trong word tích hợp sẵn công cụ cho phép bạn tự động tạo ra mục lục và cập nhập mục lục mỗi khi có thay đổi về nội dung văn bản. Trước tiên, bạn vào mục Insert\ Reference. Trong Reference chọn mục Index and Tables. Trong cửa sổ “Index and Tables” chọn tab “Table of contents”. Bạn có thể chọn độ chi tiết của mục lục văn bản tại mục “Show levels”. 1 Mẹo vặt trong CAD 1. Mẹo chọn đối tượng Bạn đang cần chọn một đối tượng nằm ở phía dưới một đối tượng khác, bạn làm như thế nào? có một cách rất đơn giản: khi chọn bạn nhấn thêm ctr, pick 1 lần nếu trúng rồi thì thôi, nếu chưa trúng thì pick thêm lần nữa nó sẽ chọn xoay vòng các đối tượng nằm tại 1 vị trí cho đến lúc đối tượng bạn chọn là thì bạn nhấn phím space (enter hoặc phải chuột). Bạn đang bật một lúc nhiều lựa chọn osnap, vì thế khi bạn di chuột đến gần đối tượng, thay vào bắt theo cách bạn mong muốn, AutoCAD lại chọn kiểu snap không đúng? bạn chỉ cần nhấn phím tab chức năng osnap sẽ thay đổi xoay vòng cho đến kiểu bạn muốn thì thôi. 2. Mẹo khi dùng fillet Một số người khi dùng lệnh fillet, chủ yếu dùng để vát hai đối tượng vào nhau (radius=0). Nên khi đang fillet với một bán kính khác, họ muốn biến radius về 0 thì lại dùng tham số R rồi gõ vào 0. Khi muốn quay trở lại bán kính đang làm thì lại làm lại. Để khắc phục điều này, AutoCAD cho bạn chức năng giữ SHIFT, lệnh fillet sẽ mặc định radius=0, nhả ra thì bán kính fillet lại trở thành bình thường. 3. Mẹo bắt trung điểm Bạn muốn chỉ định một điểm là trung điểm của 2 điểm khác mà không có đối tượng nào để bắt midpoint? bạn sẽ vẽ một line đi qua 2 điểm đó và chọn midpoint, sau đó lại xóa line này đi? Không đến nỗi phức tạp như thế, khi bạn muốn xác định trung điểm, bạn chỉ cần nhập vào mtp hoặc m2p (middle between 2 point), ACAD sẽ hỏi bạn 2 điểm đầu mút, thế là bạn đã có điểm ở giữa. 4. Mẹo hatch Để mảng hatch, pline có width dày không che mất các thông tin hatch, dim. Hãy sử dụng lệnh TEXTTOFRONT, lệnh này đưa toàn bộ text và/hoặc dim lên trước các đối tượng khác. Lệnh này bắt đầu có từ ACAD2005. 5. Mẹo tạo block Nếu bạn muốn tạo một anonymous block (là block không có tên) trong bản vẽ bạn chỉ cần copy các đối tượng mà bạn muốn tạo block bằng cách dùng tổ hợp phím Ctr+C, sau đó dùng lệnh PasteBlock. Với block tạo bằng phương pháp này, bạn không cần phải quản lý block (thật ra là không quản lý được). Khi bạn xóa đối tượng này, ACAD tự động Purge các anonymous block ra khỏi block table sau mỗi lần mở file. 6. Tham số của Zoom Mặc định, tốc độ zoom trong AutoCAD là khá thấp, trong khi bà con nhà ta zoom nhiều hơn vẽ. Mà zoom chậm thì khó chịu. Cho nên dùng lệnh sau đây để tăng tốc tối đa (lệnh này không liên quan đến tăng tốc đồ họa của phần cứng nhỉ ) ZOOMFACTOR = 100 (100 là maximum rồi ) Từ AutoCAD 2006 đến 2008 có thêm hiệu ứng, các bạn sẽ biết mình đang zoom từ đâu …. nhưng nếu không có tăng tốc đồ họa, zoom không mượt, hì hì, hiệu ứng này sẽ gây cảm giác khó chịu Vì vậy tốt hơn hết là tắt béng đi, trở lại AutoCAD cũ. Các bạn dùng lệnh sau: VTOPTIONS Tắt bỏ hết 2 dòng option ở trên và ok là xong. 2 7.Chỉ số trên và chỉ số dưới Muốn đánh Text trong Autocad mà có mũ trên hoặc dưới thì dùng lệnh gì? Ví dụ H2SO4 Lệnh MTEXT. Bạn muốn dùng để viết chữ trên đầu, bạn cho ký tự mũ (^) vào cuối. Bạn muốn dùng để viết chữ dưới chân, bạn cho ký tự mũ (^) vào đầu đoạn. Sau đó tô xanh đoạn mà bạn muốn viết kèm cả ký tự mũ, rồi nhấn vào phím a/b trên thanh công cụ mtext 8. Làm thế nào để đo góc lớn hơn 180 độ? Vẫn dùng lệnh DIMANGULAR như bình thường, chỉ hơi khác một chút là các bạn đừng chọn góc giữa 2 line mà bạn chọn chức năng đo góc của Arc hay góc giữa 3 điểm là được. Ví dụ: Command: dimangular (enter) Select arc, circle, line, or <specify vertex>: (enter - đồng nghĩa với chọn mục specify vertex tức là chỉ định 3 đỉnh) Specify angle vertex: (pick vào điểm 1 - điểm gốc) Specify first angle endpoint: (chọn vào điểm 2 - nằm trên một cạnh của góc) Specify second angle endpoint: (chọn vào điểm 3 - nằm trên cạnh còn lại của góc) Specify dimension arc line location or [Mtext/Text/Angle]: (chọn vào điểm 4 - điểm mà đường dim sẽ đi qua) Dimension text = 231 (ví dụ thế) 9. Nối các line, arc, lwpolyline không chạm nhau, bằng tính năng mới của lệnh pline Khi bạn muốn nối các line, arc, polyline thành 1 nhưng chúng lại không chạm nhau? Bạn dùng tham số Mutiple ngay sau khi sử dụng lệnh pline, sau đó sử dụng chức năng join: Command: pe PEDIT Select polyline or [Multiple]: m Select objects: Specify opposite corner: 11 found Select objects: Enter an option [Close/Open/Join/Width/Fit/Spline/Decurve/Ltype gen/Undo]: j Join Type = Extend Enter fuzz distance or [Jointype] <8.0270>: 5.0 10 segments added to polyline Enter an option [Close/Open/Join/Width/Fit/Spline/Decurve/Ltype gen/Undo]: 11. Đối tượng nằm ở phía dưới một đối tượng khác Bạn đang cần chọn một đối tượng nằm ở phía dưới một đối tượng khác, bạn làm như thế nào? có một cách rất đơn giản: khi chọn bạn nhấn thêm ctr, pick 1 lần nếu trúng rồi thì thôi, nếu chưa trúng thì pick thêm lần nữa nó sẽ chọn xoay vòng các đối tượng nằm tại 1 vị trí cho đến lúc đối tượng bạn chọn là thì bạn nhấn phím space (enter hoặc phải chuột). Bạn đang bật một lúc nhiều lựa chọn osnap, vì thế khi bạn di chuột đến gần đối tượng, thay vào bắt theo cách bạn mong muốn, AutoCAD lại chọn kiểu snap không đúng? bạn chỉ cần nhấn phím tab chức năng osnap sẽ thay đổi xoay vòng cho đến kiểu bạn muốn thì thôi. 12. Nhiều khi chúng ta cần phải sửa từng text một để điền các số theo thứ tự tăng dần Nhiều khi chúng ta cần phải sửa từng text một để điền các số theo thứ tự tăng dần. Chẳng hạn phải điền chuỗi D1, D2, D3, D4, D1000 theo thứ tự tăng dần của trục Y. nếu sửa bằng tay thì rất lâu. 3 Lệnh Tcount của Express Tool cho phép chúng ta làm điều này. Command: tcount Chương trình sẽ cho bạn chọn đối tượng Select objects: Specify opposite corner: 5 found Select objects: Chương trình hỏi bạn sắp xếp các đối tượng theo chiều tăng trục x, trục y hay theo thứ tự lúc bạn chọn các đối tượng Sort selected objects by [X/Y/Select-order] <Y>: Chương trình hỏi bạn số đầu tiên mà bạn đánh, số gia mà bạn cho vào. Ví dụ 2,-1 sẽ đánh các số: 2, 1, 0, -1, -2, Specify starting number and increment (Start,increment) <2,-1>: Chương trình hỏi bạn cách đánh số vào text: Overwrite - ghi đè luôn vào text, Prefix - viết thêm vào phía trước, Suffix - viết thêm vào phía sau, Find&replace - Thay những cụm từ được chỉ định bằng các text số này. Placement of numbers in text [Overwrite/Prefix/Suffix/Find&replace ] < Find&replace>: Nếu bạn chọn Find&replace, máy hỏi thêm cụ từ mà bạn muốn chỉ định. Enter search string <kts>: Và cuối cùng chương trình thông báo có bao nhiêu đối tượng text đã được sửa 5 objects modified. 13. Trim chữ: Có 3 cách để làm điều này: 1. Block text lại rồi dùng xclip 2. Dùng wipeout để che text 3. dùng lệnh txtexp để phá vỡ text thành pline rồi trim. 14. Tỷ lệ bản vẽ Cách 1: Theo đánh giá của mình thì p.án của svt cao hơn p.án của tichuot: - Theo svt thì vẽ tỷ lệ nào thì chia cho tỷ lệ đó có nghĩa rằng 1đơn vị vẽ = 1 đơn vị giấy (mm). Cách này ngòai cái lợi là ít nhập số 0, còn có cái lợi quan trọng khác đó là người vẽ (đặt biệt với những ng mới làm quen với CAD) dễ dàng set các giá trị như text hight, dimstyle, hatchscale vì cho dù vẽ ở tỷ lệ nào thì các giá trị này kg bao giờ thay đổi. - Theo tichuot thì vẽ đối tượng với giá trị nhập = kích thước thật. Cách này có nghĩa là nếu bây giờ chúng ta muốn vẽ 1 đối tượng thật ở tỷ lệ 1/50 thì phải set các giá trị Text hight = 50*2=100 chẳng hạn. (nếu muốn text đó in ra có ch.cao =2mm). Và bây giờ xét thêm: nếu cũng với đối tượng trên và vẽ với tỷ lệ 1/100 theo p.án của tichuot thì tương tự ta sẽ có Text hight = 200. (nếu muốn in ra là 2mm) Theo mình chính sự khác nhau giữa 2 giá trị "text hight" này mà gây nên 1 sự hoang mang cho những người mới làm quen với CAD mà vẽ theo p.án của tichuot. Bởi vì với mỗi tỷ lệ của bản vẽ sẽ có 1 hệ thống các giá trị text hight, dimstyle, hatchscale khác nhau. Cũng chính vì lí do này mà trên diễn đàn chúng ta có rất nhiều thắc mắc của ng mới làm quen với CAD là làm thế nào để control đc các gia trị Texthight. dimstyle để in ra cho = nhau. Theo cách vẽ của tichuot sẽ còn 1 trở ngại nữa là chuyện gì sẽ xảy ra khi ta ghép nhiều bản vẽ đc vẽ ở nhiều tỷ lệ khác nhau lại chung 1 file. Nó sẽ xuất hiện rất nhiều text có giá trị texthight vô lường. Dẫn đến tình trạng lúc in ra chữ to chữ nhỏ nếu kg hiểu đc vấn đề. Chính điều này mà topic "Làm thế nào để vẽ nhiều tỷ lệ trên 1 file" có rất nhiều người quan tâm. 4 Trong khi đó với cách vẽ của svt thì hòan tòan khác hẳn. Text, Dim, Hatch luôn luôn thống nhất, in ra răm rắp. Vì vậy theo mình những người mới làm quen với CAD nên theo p.án của Bạn svt. Còn một khi bạn đã nắm đc vấn đề về tỷ lệ thì theo cách nào là kg còn quan trọng nữa. Cách 2: Để khỏi phải nhắc lại nhiều lần, quy ước: Để khỏi phải nhắc lại nhiều lần, quy ước: Phương án 1 (PA1): là cách làm theo kiểu “nhẩm-tính-nhân-chia-vẽ” Phương án 2 (PA2): là cách làm theo kiểu “muốn bao nhiêu cứ phang bấy nhiêu” Chính xác! Không thể thoát khỏi việc nhẩm-tính-nhân-chia. Không scale object thì buộc phải scale các yếu tố khác: paper, text, dim, hatch…. Tuy nhiên, những yếu tố đó trong 1 bản vẽ chỉ làm 1 lần, nhiều lắm là vài lần cho vài kiểu khác nhau. Tất cả những thiết lập trên, user có thể tốn khá nhiều công sức để chăm chút, chỉnh sửa… nhưng cũng chỉ 1 lần duy nhất và saveas *.dwt. Sau đó cứ ung dung mà xài, hầu như không bao giờ bận tâm đến nữa. Ví dụ như chỗ ssg, luôn luôn có sẵn (từ năm nảo năm nào không nhớ nữa) các bản vẽ mẫu dạng như: - A3N1-1.dwt: bản vẽ mẫu với khổ giấy A3, nằm ngang, tỷ lệ 1/1 - A2D1-10.dwt: bản vẽ mẫu với khổ giấy A2, đặt đứng, tỷ lệ 1/10 v.v… Trong những bản vẽ này, nhìn vào chỉ thấy cái khung bản vẽ và khung tên. Nhưng bên trong nó, tất cả những thiết lập về paper, text, dim, hatch, layer, linetype, lineweight, plot setting, các block thông dụng… đã có sẵn. Trước khi bắt đầu bản vẽ, user căn cứ vào những gì dự định thể hiện, chọn lấy 1 bản *.dwt phù hợp. Sau đó cứ vô tư vẽ theo PA2. Ngay cả khi in, không cần preview, cứ nhập lệnh plot rồi OK một cách rất tự tin. Ngoại trừ những tính toán về kỹ thuật chuyên môn và một vài trường hợp cần thiết nào đó, ssg hầu như không đụng đến cái calculator khi vẽ, dù bản vẽ có phức tạp cỡ nào. Bạn cũng nên lưu ý rằng, việc nhẩm tính trong đầu 1m = 1000mm không thể so sánh với việc dùng calculator thực hiện phép chia 77.3/4 Nếu theo PA1, bạn phải thực hiện cái vòng lặp “nhẩm-tính-nhân-chia-vẽ” không biết bao nhiêu lần mà đếm. Lần này qua lần khác, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác… không gọi là “phản AutoCAD” thì gọi là gì? Đó là chưa nói gì đến ứng dụng lisp. Bạn là lispter, bạn thừa biết rằng những thiết lập paper, dim, text, ltype… chẳng là cái “đinh” gì. Không cần các bản vẽ mẫu *.dwt có sẵn, user chỉ chạy 1 lần lệnh lisp là có ngay mọi thứ như ý. Trong khi đó, nếu bạn lập trình cho object, dù có tinh vi, có hoành tráng cỡ nào cũng chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu thực tế. Chỗ này cần phân tích thêm một chút ý kiến của vndes. Theo bạn, cứ vẽ bình thường giống như PA2. Khi hoàn thành thì scale toàn bộ những cái đã vẽ theo tỷ lệ phù hợp là xong, không phải lăn tăn điều gì đúng không? Có lẽ bạn không phải là designer nên nghĩ đơn giản vậy thôi. Kiểu làm này có thể thích hợp khi bạn chỉ đơn thuần vẽ lại (không gọi là thiết kế) theo một mẫu có sẵn nào đó và chỉ một mình nó, không có mối liên hệ nào với những bản vẽ khác, đối tượng khác trong một project. Thực tế phức tạp hơn nhiều vì quá trình lập bản vẽ là sự kết hợp chặt chẽ “2 trong 1” của Thiết kế + Vẽ. Trong quá trình đó, bất kỳ 1 đường nét, 1 yếu tố nào được vẽ ra đều có sự cân nhắc, tính toán, phân tích, đối chiếu với những yếu tố đã có xung quanh. Những cái để tham chiếu có thể là bạn vừa vẽ ra, có thể là copy hoặc reference từ các bản vẽ khác có sẵn. Những câu hỏi dạng như “chiều dài đoạn này có đúng không”, “khoảng cách từ đây đến kia có ổn không”, “diện tích hình nọ như vậy có phù hợp tiêu chuẩn không”, hay phức tạp hơn là “mặt cắt ngang cái dầm này liệu có bị… sụm bà chè khi chịu tải không”, “trọng lượng khối 3DSolid này 5 như vậy có kinh tế không”….luôn luôn xuất hiện liên tục trong quá trình thiết kế-vẽ. Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể có câu trả lời chính xác khi toàn bộ các yếu tố hình học của các đối tượng có liên quan đều được lập đúng với kích thước thật của nó. Lý do thứ 2 cũng không kém phần quan trọng là để hoàn thiện một thiết kế, tổng thời gian edit nhiều hơn gấp nhiều lần thời gian create (không biết bao nhiêu lần, tuỳ theo mức độ phức tạp của project). Bạn hoàn thành 1 bản vẽ, có thể nói là rất ưng ý, hết chỗ chê. Nhưng khi bạn lập bản vẽ thứ 2, bạn mới tá hoả ra rằng không có cách gì cho nó phù hợp với bản thứ nhất -> phải chỉnh sửa, move, copy, stretch… tá lả trên bản 1 -> “nhẩm-tính-nhân-chia” khi vẽ khổ 1 thì với edit khổ gấp mười! Chưa hết, khi hoàn thành toàn bộ project, mang lên trình, sếp bảo: cậu sửa chỗ này một chút, chỉnh chỗ kia một tí. Cái “một chút, một tí” của sếp tương đương với mấy ngày làm cả ngoài giờ của cả phòng! Còn nữa, sếp duyệt rồi, nhưng khi chuyển cho khách hàng xem, họ bảo: tôi thích kiểu như vầy, như vầy hơn…. Khách hàng là Thượng đế, phải chiều thôi! Với cung cách như vậy, đụng đến chỗ nào cũng phải “nhẩm-tính-nhân-chia” thì có mà “tẩu hoả nhập ma”! 6 . Mẹo nhỏ trong Word 1. Chữa lỗi cách trong word. Khi thao tác word sử dụng chế độ Unicode, bạn thường gặp một rắc rối là: các âm trong từ bị cách nhau, hay còn gọi. File word này của bạn có thể được bảo mật cao và không ai có truy cập vào được nếu như bạn chọn công cụ sau. Bạn nvào mục Tools Options Security. Trong mục chọn mật khẩu đở mở file “Password. Copy văn bản và ảnh nhanh từ mạng vào word. Lướt Web và lấy dữ liệu từ mạng về đã trở thành công việc quen thuộc của mỗi cư dân trên mạng. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng cáp copy văn bản và hình ảnh