Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 271 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
271
Dung lượng
5,69 MB
Nội dung
Để trữ sữa mẹ Để ngăn ngừa tình trạng sữa bị nhiễm khuẩn, sữa mẹ phải được xử lý và trữ đúng cách trước khi cho trẻ dùng. Theo trang tin healthday.com, các chuyên gia thuộc Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Mỹ đã đưa ra những lời khuyên sau: 1. Rửa sạch tay trước khi lấy sữa hoặc chuẩn bị sữa cho trẻ bú; 2. Hãy trữ sữa trong bình sạch sẽ và được đậy nắp kỹ; 3. Nhớ ghi ngày trên bình đựng sữa để bạn có thể biết nên dùng bình nào trước. Ngoài ra, bạn cũng nên ghi tên trẻ lên bình sữa nếu có người khác chăm sóc trẻ; 4. Không bao giờ châm thêm sữa mới vào sữa đã được trữ trong tủ lạnh; 5. Không bao giờ trữ lại hoặc cho trẻ dùng lại bình sữa đã dùng hết một phần. Bé không chịu ăn và uống sữa 1 Ảnh: shutterstock Hỏi: Bé gái nhà em 30 tháng tuổi, nhưng chỉ cao 86cm, nặng 10kg. Em đã làm mọi cách, tìm mọi thứ thuốc cho con uống nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Thưa bác sĩ, con em như vậy có phải đã suy dinh dưỡng? Cả ngày bé chỉ ăn được nửa chén cơm, uống chừng 300ml sữa, tuy nhiên bé vẫn vui chơi bình thường._Hoàng Nguyên (Cao ốc An Khang, Q.2) Trả lời: Trẻ 30 tháng tuổi trung bình cân nặng 13kg, cao 90cm, vậy bé đã bị suy dinh dưỡng thiếu cả cân nặng và chiều cao. Chế độ ăn bé 30 tháng là sáng 1 chén cháo (hay bún, phở, mì, nui…) nấu đủ chất (cháo có thịt hoặc cá, dầu ăn, rau), trưa nửa chén cơm và chiều nửa chén cơm (hoặc 1 chén cháo, bún). Cần xé nhỏ món mặn, cắt nhỏ rau trong canh… để trẻ dễ nhai nuốt. Chú ý thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn (mè, nành…) trong chén cơm hay canh của bé. Ngoài 3 bữa ăn, trẻ cần 600-800ml sữa (sữa tươi, sữa bột đều được). Nếu bữa nào trẻ ăn ít hơn nửa chén phải cho ăn bù thêm ngay các thức ăn phụ như sữa chua, bánh flan, kem, bánh quy, trái cây hoặc sữa cho đủ no. Lợi ích mới khi cho con bú 2 Những bà mẹ thường xuyên cho con bú sẽ có vóc dáng thon thả hơn khi lớn tuổi, theo trang tin Healthday. Các chuyên gia thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ) đã khảo sát 351 phụ nữ với độ tuổi trung bình là 51, có trung bình 2 con và người con lớn khoảng 20 tuổi. Kết quả theo dõi cho thấy những người chưa từng cho con bú hoặc cho bú không đều đặn tăng 28% nguy cơ tích mỡ bụng so với những người thường xuyên cho con bú. Vòng eo của những người không hoặc ít cho con bú cũng lớn hơn nhóm kia khoảng 6,5 cm và tỷ lệ số đo eo-hông của họ cũng cao hơn 47%. Lúc nào cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ? Hầu như các bậc cha mẹ thấy con thiếu gì thì bổ sung đó hoặc chạy theo những lời quảng cáo mà quên những yếu tố tác động đến sự phát triển lâu dài. Nuôi trẻ trong 3 năm đầu rất khó khăn. Trong ảnh: Bữa ăn trưa của các cháu tại Trường Mầm non Tân Bình - TPHCM. Ảnh: N. Hữu Cha mẹ thường mong con mình cao to và bụ bẫm nên thường có tâm lý muốn đạt điều này thật nhanh. Thực ra, cân nặng và chiều cao là những giá trị phát triển thể chất dễ 3 quan sát nhất nhưng chưa đánh giá hết sự phát triển về trí tuệ, miễn dịch và những yếu tố khác trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nuôi trẻ trong 3 năm đầu, đặc biệt là dưới 1 tuổi, thường gặp rất nhiều khó khăn do sức của trẻ còn yếu, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên hay mắc các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa Trong thời gian này, cần lưu ý trong lựa chọn nguồn dinh dưỡng hằng ngày, đặc biệt là nguồn dinh dưỡng từ sữa để giúp cho trẻ phát triển toàn diện và cân đối về thể chất, tinh thần, trí tuệ cũng như miễn dịch chống bệnh. Cần nắm rõ các thời điểm nhạy cảm sau đây để can thiệp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ: - Về thể chất: Trẻ có 2 giai đoạn phát triển vượt bậc. Giai đoạn 0 đến 5 tuổi (chịu tác động chủ yếu của chế độ dinh dưỡng) và giai đoạn tiền dậy thì (chịu tác động chính của hormone và đồng thời chế độ dinh dưỡng). Ở cả hai giai đoạn này nên duy trì cân nặng và chiều cao ở mức cân đối, tránh suy dinh dưỡng cũng như béo phì. Cần lưu ý cung cấp đầy đủ những chất hỗ trợ cho sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể như trí não, tiêu hóa, xương khớp Nhiều trẻ có cân nặng và chiều cao tốt nhưng vẫn thiếu một số chất như sắt, kẽm, vi lượng, chất xơ, một số acid amin. - Về tâm thần vận động: Ba năm đầu tiên có vai trò quyết định sự phát triển của hệ thần kinh. Lúc trẻ 3 tuổi, não nặng gấp 3 lần lúc sinh và đạt 85% não của người trưởng thành. Khi trẻ 6 tuổi, não trẻ đã bằng não của người lớn. Do đó, những dưỡng chất cần cho phát triển của não và hệ thần kinh nên được cung cấp từ rất sớm, ngay từ giai đoạn bào thai (ví dụ DHA, ARA, phospholipids, cholin, acid béo thiết yếu, cholesterol, sắt, iod, vi lượng ). Có những nghiên cứu cho thấy sử dụng DHA có hiệu quả nhiều nhất trong thai kỳ và 6 tháng đầu tiên. Việc cung cấp dinh dưỡng nên đi đôi với việc tập luyện các phản xạ thần kinh, rèn luyện khả năng tư duy và khả năng tập trung của trẻ. - Về miễn dịch: Trong 6 tháng đầu tiên, trẻ được bảo vệ nhờ lượng kháng thể IgG từ mẹ thông qua nhau thai, đồng thời trong sữa mẹ có chứa nhiều chất chống bệnh (như Tỉ lệ trẻ béo phì cao ở trường điểm Các khảo sát gần đây cho thấy, tỉ lệ trẻ em VN thừa cân và béo phì đang gia tăng nhanh chóng, nhất là ở các trường điểm, nơi đông học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả, ít thời gian vận động, chỉ chú trọng học tập. Kết quả khảo sát ở một trường tiểu học tại một quận trung tâm TPHCM cho thấy có 47,6% học sinh bị thừa cân, béo phì, (béo phì chiếm 25,9% và dư cân 21,7%). Trẻ béo phì ngoài những mặc cảm về tâm lý, ngại vận động, ngại giao tiếp, học hành chậm chạp hay mệt mỏi, có nguy cơ bị cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, đau khớp, sẽ có nguy cơ lùn hơn các bạn vì sẽ dậy thì sớm hơn, do đó ngưng tăng trưởng sớm hơn; sức đề kháng kém nên dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, dị ứng. 4 lactoferrin, lysozyme, IgA). Sau đó trẻ dễ bị bệnh hơn do miễn dịch của bản thân chưa hoàn chỉnh và lượng kháng thể mẹ cho cạn dần. Các kháng thể chống lại kháng nguyên polysaccharide của vi trùng chỉ tốt khi trẻ được 2 đến 3 tuổi, trong khi những kháng thể chống bệnh (IgM và IgG) chỉ đạt được nồng độ của người lớn khi trẻ 4 đến 6 tuổi. Những miễn dịch khác (như tuyến ức, hệ võng nội mô ) còn hoàn thiện cho đến tuổi dậy thì. Do đó, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển và hoàn thiện miễn dịch của cơ thể. Những chất có vai trò điều hòa hay hỗ trợ phát triển miễn dịch là các acid béo thiết yếu, DHA, ARA, một số acid béo chuỗi ngắn, một số acid amin, nucleotide, folate, sắt, kẽm, vitamin ADE, vitamin BC, chất xơ Chế độ dinh dưỡng để giúp có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng là yếu tố quan trọng trong việc phòng chống bệnh tật, vì đường tiêu hóa là nơi tiếp xúc nhiều nhất với các tác nhân gây bệnh, từ nhiễm trùng đến dị ứng. Đường tiêu hóa cũng là nơi tạo ra hơn 80% lượng kháng thể IgA của cơ thể giúp trung hòa tác nhân gây bệnh và các độc tố của chúng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cân bằng quá trình viêm và dị ứng của cơ thể, làm giảm thiểu nguy cơ dị ứng thức ăn, các bệnh lý liên quan đến dị ứng khác (như suyễn, chàm, viêm dạ dày ruột dị ứng ), bệnh lý viêm mạn (như viêm đường tiêu hóa mạn, bệnh Crohn, tiểu đường, bệnh Celiac) thậm chí lymphoma, leucemie Ăn dặm cho bé 7-12 tháng Từ 8 tháng tuổi, bé có thể ăn được những món giàu đạm và sắt, với độ đặc hơn. Tới 9 tháng tuổi thì lượng sữa mẹ, sữa công thức sẽ từ từ giảm do bé hấp thu được nhiều thức ăn hơn. 5 Giai đoạn 7-8 tháng tuổi Khoảng 8 tháng tuổi, khi bé đã ăn được ngũ cốc gạo dành cho bé, nhiều loại hoa quả và rau xanh khác nhau, bạn thử cho bé làm quen với nhiều món chứa giàu chất đạm và chất sắt, có kết cấu đặc hơn; chẳng hạn: - Thịt lợn, thịt gà, kể cả thịt vịt nấu thật chín. Ngoài ra, có thể cho bé ăn thêm tôm, cá… nấu thật chín. - Lòng đỏ trứng luộc. - Các loại đậu đỗ như đậu Hà Lan… - Ngũ cốc ăn dặm có nguồn gốc từ lúa mỳ; mỳ ống hoặc ruột của bánh mỳ nướng. Mỗi bữa ăn của bé bao gồm 2-3 loại thức ăn khác nhau. Có thể cho bé ăn từng món riêng rẽ thay vì trộn lẫn các món với nhau, để kích thích bé thưởng thức mùi vị của từng món. Thay đổi kết cấu thức ăn Khoảng 6-9 tháng tuổi, bé bắt đầu tập nhai dù chưa có răng. Giai đoạn này, quan trọng là kết cấu thức ăn cần thay đổi, từ nấu nhuyễn nhừ sang nấu nhừ có cục nhỏ, mềm và cuối cùng là thức ăn băm nhỏ, xay nhỏ. Thức ăn băm nhỏ sẽ kích thích bé tập nhai, tập cắn thức ăn có cục, giúp phát triển kỹ năng nói. Mẹo vặt: Nấu nhiều thức ăn cùng lúc; chẳng hạn, thịt và rau củ nấu chín rồi làm đông lạnh trong các hộp nhỏ có thể tiết kiệm được thời gian và giảm căng thẳng cho mẹ khi cần chuẩn bị bữa ăn nhanh cho con. Giai đoạn 9-10 tháng tuổi Tới 9 tháng tuổi thì số lượng sữa mẹ (sữa bột) sẽ từ từ giảm xuống vì mỗi bữa ăn, bé ăn nhiều thức ăn đặc hơn. Cần cho bé ăn dặm trước khi uống sữa vì thời điểm này, thức ăn đặc là nguồn dinh dưỡng chủ yếu hơn. Ngoài ra, bạn cần tăng sự đa dạng của các loại thức ăn cho bé. Cho bé uống nước lọc vì nước lọc thì tốt hơn uống nhiều nước hoa quả. Bất kỳ loại nước quả 6 nào cũng cần được pha loãng với nước lọc theo tỷ lệ 50:50 và chỉ cho bé uống vừa phải. Khuyến khích bé uống nước từ cốc thay cho bình sữa. Khi bé ăn bốc thành thạo (khoảng 9 tháng tuổi), bạn có thể cho bé ăn các món cần dùng tay như: - Các miếng phômai thái nhỏ. - Các lát thịt lợn, thịt gà hoặc giăm bông nhỏ. - Mỳ ống nấu chín. - Bánh quy mềm. - Các miếng rau củ quả nấu thật chín, như bí ngô, carrot, quả lê, quả táo… Để tránh bị nghẹn, bạn phải luôn để mắt tới bé khi ăn. Luôn giữ cho người bé thẳng lên khi đút thức ăn cho bé. Lưu ý với sữa bò Sữa mẹ (hoặc sữa công thức) vẫn là nguồn sữa chính cho đến khi bé được 1 tuổi. Sau đó, có thể tập cho bé uống sữa bò. Tuy nhiên, khoảng 9 tháng tuổi, bạn có thể dùng một chút sữa bò làm sữa chua, caramen hoặc làm món bánh trứng sữa cho bé thưởng thức. Các thức ăn cần tránh Các miếng rau, củ quả nấu chưa chín có thể làm bé bị nghẹn. Thức ăn nhỏ và cứng, như bỏng ngô và kẹo. Các loại hạt, quả nhỏ còn nguyên quả như hạt dẻ, lạc, hạt điều… Giai đoạn 12 tháng Bạn cần khuyến khích bé tự ăn và đưa cốc cho bé tự tập uống nước. Đây là giai đoạn thích hợp để cho bé ăn cùng các bữa chính với gia đình theo khẩu phần thích hợp của bé. Khoảnh một nửa khẩu phần của bé là thực phẩm và nửa kia gồm sữa mẹ, cộng với sữa công thức. Bé có thể dùng 500ml sữa công thức, kèm theo 3-4 lần “ti mẹ” mỗi ngày. Mẹo nhỏ với bé kén ăn Bé lười ăn với những loại thức ăn mới (chưa quen) cũng là điều bình thường. Nhiều bé, khi tập ăn thức ăn mới đến lần thứ 10 mới chịu ăn. Vì thế, cha mẹ cần kiên nhẫn. Cho bé thử thức ăn mới cùng với những loại thức ăn quen thuộc mà bạn biết rằng bé rất thích. Như thế, nếu bé có từ chối món mới thì vẫn còn món cũ để thay thế. Những lưu ý dành cho cha mẹ lúc này là: - Kiên nhẫn. - Không khí thoải mái. - Có miếng lót dưới sàn nhà, đeo yếm cho bé khi ăn. Ngoài ra, bạn cần nhớ: 7 - Cho bé ăn thức ăn đặc thật từ từ. Mỗi bé có thói quen ăn uống khác nhau và cách tiếp cận thức ăn cũng khác nhau. Nên đa dạng thức ăn cho bé. - Sản phẩm ít chất béo làm từ sữa không thích hợp cho bé dưới 2 tuổi. Theo Me&Be Để tăng cường khả năng tiêu hoá hấp thu cho trẻ Sức khỏe của chúng ta phụ thuộc nhiều vào hoạt động của bộ máy tiêu hoá. Bình thường, trong hệ thống tiêu hoá có 2 loại vi khuẩn thường xuyên tồn tại, đó là các vi khuẩn có lợi cho cơ thể chiếm khoảng 85%, còn lại 15% là các vi khuẩn có tiềm năng gây bệnh. > Viabiovit- Mang lại sức khoẻ “vàng” cho trẻ > VIABIOVIT - sự kỳ diệu của cuộc sống - Hệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột là một yếu tố vô cùng quan trọng không chỉ cho chức năng tiêu hoá thức ăn, thải độc, bài tiết, chuyển hoá mà còn liên quan đến sự tổng hợp các yếu tố vi lượng (vitamin, các men) các nội tiết tố đường tiêu hoá, các chất kháng sinh tự nhiên để kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn cũng như nấm gây bệnh. Đặc biệt, vi khuẩn có lợi ở đường ruột còn tác động tích cực đến cả hệ miễn dịch (sức đề kháng) của toàn bộ cơ thể, nhất là tại các màng hoạt dịch như ở: các xoang, miệng, tai mũi họng, đường hô hấp, đường ruột, tiết niệu và gan mật - Trong quá trình sinh sống, nếu ăn thức ăn có chứa quá nhiều chất bảo quản thực phẩm, thức ăn chứa độc tố sinh ra từ việc nấu nướng và chế biến, chế độ ăn uống không hợp lý hoặc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, , các liệu pháp vật lý (xạ trị) để điều trị bệnh sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ quan tiêu hoá, dẫn đến tổn thương niêm mạc ruột, viêm, loét (do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn chất bổ dưỡng (đối với hệ thống tiêu hoá bị suy giảm, cơ thể chỉ hấp thụ từ 5% đến 50%) mà chức năng đào thải độc tố cũng bị kém đi.Kết quả là làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng, các bệnh viêm, dị ứng, bệnh tự miễn, không chỉ cho đường tiêu hoá mà còn cho 8 nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Khi đó việc bổ sung các vi khuẩn lành tính này là điều quan trọng và rất cần thiết. - Đã từ nhiều năm nay, các nhà khoa học đã dùng các chế phẩm chứa các loại vi khuẩn lành tính có nguồn gốc từ các sản phẩm sữa, sữa chua, các loại thực phẩm và nước uống lên men để tăng cường sức khoẻ, chống bệnh tật và tăng tuổi thọ. Trong đó các vi khuẩn lành tính họ Lactobacillus (Lactobacillus sprorogenes, Lactobacillus kefir, Lactobacillus acidophilus) là thành phần chính vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong các chế phẩm men vi sinh. VIABIOVIT là một sản phẩm của Công Ty Vắcxin Và Sinh Phẩm Số II (BIOPHARCO), được phối hợp 3 chủng vi khuẩn trong họ Lactobacillus rất có lợi cho đường ruột. Với hàm lượng vi khuẩn lớn và dạng đông khô nên khả năng sống bảo tồn lâu khi được bảo quản ở nhiệt độ thường, các chủng vi sinh vật này sẽ giúp cân bằng hệ thống vi khuẩn có ích trong đường ruột, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng. - Hiệu quả tác dụng của 3 chủng vi khuẩn có ích nhờ các hoạt tính sau: + Tạo môi trường axit nhờ tiết ra axit lactic, đây là môi trường trường thuận lợi cho hệ vi sinh lên men đường ruột phát triển và ngược lại, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh dạng Gram(-). + Tiết ra các chất diệt khuẩn như: acid acetic, acid benzoic… + Thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin và một số acid amin cần thiết cho cơ thể, do đó rất có lợi cho quá trình tiêu hoá và hấp thu. + Tác dụng của một số vitamin nhóm B và PP: Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt giúp tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu tốt các chất bổ dưỡng cho trẻ sơ sinh. Cân bằng rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh + Giúp tạo cảm giác ngon miệng và tăng cường tiêu hoá, dùng tốt cho những người rối loạn tiêu hoá ( tiêu chảy, táo bón, đại tràng mãn tính, đầy hơi): những người có nguy cơ bệnh tim mạch và chống lão hoá tuổi già. VIABIOVIT Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt giúp tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu tốt các chất bổ dưỡng cho trẻ em nhờ bổ sung một số vitamin nhóm B và PP. Phòng tránh nôn, trớ ở trẻ Khi cho bé ăn xong, mẹ đặt bé nằm ngửa ngay lập tức, trong khi cơ thượng phát triển kém hơn cơ môn vị dẫn đến thức ăn trong dạ dày chảy ra ngoài thực quản và gây nôn, trớ. 9 Trẻ bị trớ, nôn là hiện tượng rất bình thường ở mọi trẻ sơ sinh. Có những trẻ ít gặp trường hợp này nhưng có những trẻ làm mẹ rất vất vả khi vừa cho bé bú hoặc ăn no xong bé lại trớ ra. Tại sao bé hay trớ? Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ, các cơ và hệ thần kinh còn non nớt chưa phát triển hoàn chỉnh khiến trẻ không thể hấp thụ được nhiều sữa cùng một lúc nên trẻ sẽ bị trớ. Người mẹ cho bé bú quá no, khiến bé không thể hấp thụ hết được. Khi cho bé ăn xong, mẹ đặt bé nằm ngửa ngay lập tức, trong khi cơ thượng phát triển kém hơn cơ môn vị dẫn đến thức ăn trong dạ dày chảy ra ngoài thực quản và gây nôn, trớ. Nếu trẻ bú bình, nếu mẹ không để ý sữa không lên đến đầu núm vú khiến trẻ nuốt toàn không khí. Điều này sẽ khiến bé bị chướng bụng gây nôn trớ. Phòng tránh Đây là hiện tượng khá bình thường diễn ra ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh khi cơ thể còn quá non nớt chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài, vì vậy các mẹ có thể phòng tránh được. Nên cân nhắc xem lượng sữa như thế nào thì vừa đủ cho bé, đừng để bé bú quá nhiều sữa, dạ dày không chứa nổi sẽ khiến bé bị trớ ra ngoài. Nếu bé bú chai, lỗ ở phần núm vú cho sữa chảy ra không được to quá hoặc bé quá. Nên kiểm tra xem tia sữa chảy ra có đều không trước khi cho bé bú, tránh việc bé bị uống quá nhiều sẽ bị sặc hoặc chỉ toàn nuốt phải không khí. Khi cho bé bú sữa, nên bế bé với tư thế đầu ngẩng cao, sau khi bú xong không nên đặt bé nằm ngửa xuống giường ngay vì sẽ rất khó tiêu hoá, ách bụng và dễ nôn trớ. Sau bữa ăn trẻ nên được vận động nhẹ nhàng, đi lại, chơi trò chơi. Không nên đi ngủ ngay sau khi ăn no vì trẻ có thể bị trớ ngay trong khi ngủ, có thể rất nguy hiểm cho trẻ. Mẹ nên cẩn thận với việc chọn và chế biến thức ăn vì nhiều trẻ sẽ bị dị ứng với một số thức ăn lạ. Khi bị dị ứng, trẻ cũng có thể bị nôn, trớ. Lúc đó hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp kịp thời cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ, mẹ cũng không nên ép trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc. Ở độ tuổi nào trẻ cũng chỉ 10 [...]... trẻ ăn cả cái (kể cả rau), không nên chỉ ăn nước Chăm sóc da bé vào mùa đông Mùa đông đến và bạn thường chỉ chú ý tới việc mặc cho bé nhiều quần áo, đi tất thật dày mà quên rằng vào mùa đông, da của bé dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết 34 Mát - xa da bé với một ít dưỡng thể để cung cấp độ ẩm cho da Mùa đông lạnh lẽo cùng với tiết trời hanh khô sẽ làm da bé bị mất nước, khô, nẻ thậm chí chảy máu Những... mua cho bé Hơn nữa, bạn nên chú ý không nên dùng khăn mặt được làm bằng các chất liệu cứng để rửa mặt hoặc tắm cho bé Bạn nên thay quần áo cho bé hàng ngày Thay ra, chăn và gối đều đặn hàng tuần cho bé để giúp giữ sạch da cho bé Con bạn sẽ được bảo vệ ngay cả trong giấc ngủ Dùng kem dưỡng thể cho bé Bạn đừng nghĩ rằng chỉ có người lớn mới cần dùng kem dưỡng da vào mùa hanh khô Việc mát-xa cho bé với... quanh chân núm vú, gây đau đớn cho mẹ và mất vệ sinh cho trẻ Phòng tránh bệnh này bằng cách cho trẻ bú đúng cách Hãy kéo bé về phía ngực mình, kích thích bằng cách dùng đầu vú cù vào môi dưới của trẻ để trẻ há miệng to như đang ngáp, lúc này mẹ phải kéo nhanh bé về phía bầu vú Miệng của bé mở rộng sẽ ngậm hết toàn bộ phần quầng vú và đầu vú Các sản phụ cũng nên chăm sóc vú bằng các sản phẩm chuyên dụng... nhiệt độ cao Điều này vừa làm da bé mất nước, vừa làm cho da bé bị “sốc” khi ra bên ngoài trời lạnh Trước khi cho bé ra ngoài, bạn nên tắt các thiết bị sấy phòng khoảng 15 phút trước khi đi Mặc quần áo ấm cho bé, tuy nhiên bạn không nên mặc quá nhiều quần áo đến mức bé không thể cựa quậy được Không cho bé mặc quần áo được làm bằng chất liệu cứng Quần áo quá cứng sẽ làm da bé bị tổn thương thêm khi cử động... cao và cân nặng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: di truyền, nội tiết tố, luyện tập và các vi chất dinh dưỡng (kẽm, can-xi, vitamin D ) có trong nhiều thực phẩm khác nhau chứ không chỉ riêng sữa 20 Suy Nếu chỉ quan tâm bổ sung nhiều sữa giúp tăng chiều cao và cân nặng, có thể trẻ sẽ vừa béo phì vừa thiếu chiều cao và những chất dinh dưỡng khác Dưỡng chất nào cần thiết? Sữa mẹ đáp ứng đủ những yêu. .. trẻ em sẽ cung cấp độ ẩm cho da bé Hơn nữa, giúp cho mối quan hệ mẫu tử thêm phần nồng ấm, đồng thời giúp các mạch máu trong cơ thể bé lưu thông 35 Dùng kem dưỡng môi và những vùng da nhạy cảm khác cho bé Đối với môi của bé và những vùng da nhạy cảm khác như: cổ, bàn tay… bạn nên dùng sản phẩm dưỡng có độ ẩm cao hơn đối với cơ thể Đây là những vùng da dễ bị mẫn đỏ, nứt kẽ và chảy máu (đặc biệt là môi)... và chảy máu (đặc biệt là môi) Bạn nên bôi thường xuyên cho bé, ngày ba lần vào sáng, trưa và tối trước khi bé đi ngủ Đối với các sản phẩm dưỡng da, bạn phải chọn sản phẩm dành riêng cho các bé Việc sử dụng những sản phẩm của người lớn cho bé sẽ đem đến những kết quả ngược lại với mong đợi: dị ứng, không có hiệu quả, hỏng da… Theo sk&đs Để bé “măm” rau nhiều hơn Do sự thiếu khoa học trong cách chế biến... một danh sách những quy tắc dài thườn thượt Càng có nhiều quy định thì trẻ sẽ càng khó học và nhớ chúng Và bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để dạy con và ép con vào quy củ - Bạn cũng cần lưu ý có một số quy tắc bạn có thể áp dụng trong mọi tình huống, ở bất kỳ đâu như giữ lịch sự hay không đánh nhau Nhưng một vài quy định có thể dành cho tất cả các thành viên trong nhà, trong khi một số chỉ dành cho... việc chăm sóc cho con trẻ, các bà mẹ hãy lưu ý một số căn bệnh thông thường sau đây, có cách phòng và điều trị đúng để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con 14 Bệnh “nứt cổ gà” Bệnh “nứt cổ gà” thường gặp ở những bà mẹ đang cho con bú Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này là vì cho con bú không đúng cách Thay vì cho bé ngậm hết quầng vú thì mẹ chỉ cho con mớm hời hợt vào núm vú Vì thế, mỗi lần bé. .. hưởng đến sức khỏe nhưng làm bé rất khó chịu Vậy phải làm gì để giúp các thiên thần nhỏ bé luôn có làn da thật sự mịn màng vào những ngày đông này? Hãy thực hiện những lời khuyên dưới đây: Không nên để da bé chịu sự thay đổi nhiệt độ đột ngột Bạn có biết việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm da bé luôn trong tình trạng phải phản ứng lại điều kiện môi trường để tự vệ, do đó da bé sẽ bị khô Để hạn chế tình trạng . khích bé tự ăn và đưa cốc cho bé tự tập uống nước. Đây là giai đoạn thích hợp để cho bé ăn cùng các bữa chính với gia đình theo khẩu phần thích hợp của bé. Khoảnh một nửa khẩu phần của bé là. tới bé khi ăn. Luôn giữ cho người bé thẳng lên khi đút thức ăn cho bé. Lưu ý với sữa bò Sữa mẹ (hoặc sữa công thức) vẫn là nguồn sữa chính cho đến khi bé được 1 tuổi. Sau đó, có thể tập cho bé. tuổi Khoảng 8 tháng tuổi, khi bé đã ăn được ngũ cốc gạo dành cho bé, nhiều loại hoa quả và rau xanh khác nhau, bạn thử cho bé làm quen với nhiều món chứa giàu chất đạm và chất sắt, có kết cấu đặc