Bài toán bàn cờ trong Pascal
Một bài toán về bàn cờĐặng Chiến CôngBài toán 1: Trên bàn cờ Quốc tế 8x8, cho 8 con hậu. Mỗi con hậu có thể khống chế (ăn) được tất cả các con hậu khác nằm trên cùng hàng, cùng cột, hoặc trên hai đường chéo đi qua vị trí của nó. Viết chương trình tính số các thế cờ chỉ gồm 8 con hậu trên bàn cờ sao cho không có hai con hậu nào có thể khống chế (ăn) được nhau. Bài toán trên chính là bài toán con hậu nổi tiếng. Đây là một bài toán kinh điển và lời giải kinh điển của nó là thuật toán duyệt bằng phương pháp quay lui. Vì vậy nếu theo phương pháp này, bài toán con hậu khó có thể giải được với những dữ liệu lớn (bàn cờ kích thước lớn hơn, số con hậu nhiều hơn) vì độ phức tạp tính toán của thuật giải là một hàm số mũ. Tuy nhiên, bài báo này không có ý định tìm ra lời giải ưu việt cho bài toán con hậu (đây là bài toán khó khăn thực sự) mà thay vào đó, chúng ta sẽ nghiên cứu một bài toán tương tự, đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần thú vị, đó là bài toán: Bài toán 2: Trên bàn cờ vua, con tượng chỉ có thể di chuyển theo đường chéo và hai con tượng có thể khống chế (ăn) nhau nếu chúng nằm trên đường di chuyển của nhau. Trong hình sau, hình vuông tô đậm thể hiện các vị trí mà con tượng B1. Quân B1 và B2 khống chế (ăn) nhau, quân B1 và B3 không khống chế (ăn) nhau. Cho một bàn cờ kích thước NxN. Hãy tính số các thế cờ chỉ bao gồm K con tượng mà không có con tượng nào có thể khống chế nhau. (N, K là các số tự nhiên cho trước). Bài toán 1 gọi là bài toán con hậu, bài toán 2 tạm gọi là bài toán con tượng. Dễ thấy con tượng có vùng “phủ sóng” hạn chế hơn con hậu. Con tượng chỉ có khả năng khống chế các quân cờ khác nằm trên cùng đường chéo với nó trong khi con hậu còn khống chế được cả thêm các quân nằm trên cùng hàng, cùng cột. Do đó, một cách hiển nhiên thì bài toán con tượng cũng có thể giải tương tự như bài toán con hậu bằng thuật toán quay lui. Tuy nhiên, ở đây chúng ta sẽ nghiên cứu một phương pháp khác để tính số thế cờ mà đề bài yêu cầu. Chúng ta sẽ cố gắng xây dựng một công thức tính số thế cờ đó. I. Xây dựng công thức tính số cách sắp đặt các con tượng. Giả sử chúng ta đang phải làm việc với một bàn cờ vuông kích thước NxN. Một bàn cờ vuông bình thường thì bao giờ mỗi ô trên đó cũng được tô bằng 2 màu: đen hoặc trắng (hoặc bằng cặp màu nào đó). Phương pháp tô theo cách sau: nếu một ô màu đen/trắng thì các các ô kề cạnh với nó sẽ có màu trắng/đen. Thí dụ theo hình vẽ dưới là một cách tô trong 2 cách có thể (chỉ cần tô một ô là xác định được màu của tất cả các ô còn lại, vì mỗi ô chỉ có thể là màu đen hoặc trắng nên cũng chỉ có 2 cách tô màu cho toàn bàn cờ, nói chung bàn cờ được tô thế nào cũng không quá quan trọng do những điều sắp được nói sau đây). Sau khi đã tô màu cho tất cả các ô trên bàn cờ theo phương pháp trên, ta có thể rút ra một nhận xét: “các con tượng được đặt trên các ô màu đen sẽ không thể khống chế các con tượng nằm trên các ô màu trắng và ngược lại các con tượng được đặt trên các ô màu trắng cũng không thể khống chế các con tượng nằm trên các ô màu đen”. Nhận xét này gợi ý cho chúng ta một phương pháp giải bài toán con tượng. Đó là coi tập các ô trắng và tập các ô đen trên bàn cờ là 2 bàn cờ con độc lập với nhau. Sau đó, ta tính số các thế cờ trên từng bàn cờ con đó rồi tổ hợp các kết quả với nhau thành công thức cuối cùng. Cách tính có thể được trình bày rõ ràng như sau: Gọi DN(i), TN(i) (i=0, …, K) tương ứng là số các thế cờ chỉ bao gồm i con tượng trên bàn cờ các ô đen và bàn cờ các ô trắng của một bàn cờ vuông NxN và thỏa mãn không có hai con tượng nào có thể khống chế nhau. Như vậy, số các thế cờ cần tìm của bài toán 2 là: Với S là tổng số các thế cờ cần tính trên bàn cờ NxN. Vấn đề còn lại giờ đây là tìm ra công thức tính TN(i) và DN(j). Vẫn là bàn cờ được tô màu ở trên, nhưng chúng ta điền thêm các con số vào mỗi ô theo cách: ô ở dòng i cột j sẽ mang số j-i. Ta nhận thấy những ô cùng màu thì các số trên nó cũng cùng tính chẵn lẻ, những ô cùng nằm trên một đường chéo xuôi (đường chéo có hướng từ đình trái-trên xuống đỉnh phải-dưới của bàn cờ) thì cùng mang những số có giá trị như nhau. Từ đây, chúng ta sẽ đánh số các đường chéo xuôi theo số của các ô trên nó, ví dụ ta có đường chéo số 0, số 1, -1, . Gọi F[m, k] (m, k ≥ 0) là số các thế cờ chỉ gồm k con tượng (hay số cách sắp đặt k con tượng) trên các ô thuộc các đường chéo số của bàn cờ vuông NxN, sao cho không có hai con tượng nào có thể khống chế nhau (hay trên mỗi đường chéo, kể cả xuôi và ngược, chỉ có tối đa một con tượng). Ví dụ, với bàn cờ 8x8 như hình vẽ trên, F[2, 4] là số cách sắp đặt 4 con tượng trên các ô thuộc các đường chéo -6, -4, -2, 2, 4, 6 sao cho không có hai con tượng nào có thể khống chế nhau. Theo công thức trên, ta cũng thấy nếu đường chéo 0 được tô màu đen thì TN(i) = F[0,i] và DN(i) = F[1, i], thay vào biểu thức (1) ta có: Nếu ta tô màu ngược lại thì S vẫn có dạng như trên vì (hiển nhiên) S không phụ thuộc vào cách ta tô màu. Công thức trên đã gợi ý cho chúng ta đường lối rõ ràng hơn trong việc tìm S. Công việc duy nhất còn lại là tính các F[0, i] và F[1, j] hay nói một cách tổng quát hơn là ta phải đi tính F[m, k] với các số m và k cho trước. Khi đối mặt với các công thức kiểu dạng F[m, k], phương án đầu tiên mà những người làm toán tin kinh nghiệm sẽ thường nghĩ đến là phương pháp tính truy hồi. Và quả như vậy, chúng ta sẽ tính công thức này theo công thức tính truy hồi. Phương pháp tính truy hồi, xét về một khía cạnh nào đó thì cũng rất giống phương pháp chứng minh quy nạp toán học. Do đó, bước đầu tiên, ta sẽ giả sử chúng ta đã tính được tất cả các F[i, j] với i = m+1, m+2, ., N-1 và j =0, 1, ., k. Và ta sẽ phải tính F[m, k] từ những công công thức đã đã tính được trước đó. Thực sự thì để tính F[m, k], điều giả sử của ta ở trên là hơi thừa. Thực tế, giả thiết chỉ cần đã tính được F[m+2, k], F[m+2, k-1] và F[m+2, k-2] là đủ. Như đã nói ở trên, F[m, k] là số cách sắp đặt các con tượng hay là số các thế cờ (thỏa mãn các điều kiện của ta). Do đó, đối tượng mà ta quan tâm ở công thức F[m, k] là số các thế cờ, hay cụ thể là số các thế cờ gồm k quân tượng được sắt đặt trên các đường chéo ±m, ±(m+2), ±(m+4),… Ta sẽ chia tập các thế cờ này thành 4 tập con tương đương với 4 trường hợp sau: TH1. Không có con tượng nào được đặt trên đường chéo m và –m. Số các thế cờ trong trường hợp này đơn giản là F[m+2, k]. TH2. Có 1 con tượng được đặt trên đường chéo m và không có con tượng nào trên đường chéo -m. Ta gọi tập các thế cờ trong trường hợp này là A. Sau đó ta xét các thế cờ đặt k-1 con tượng vào các đường chéo ±(m+2), ±(m+4), ±(m+6),… và ta lại gọi tập các thế cờ này là B. Với mỗi thế cờ thuộc tập B, ta sẽ đếm số ô không bị khống chế trên đường chéo m bởi k-1 con tượng trong thế cờ đó. Vì mỗi con tượng trong thế cờ chỉ có thể khống chế duy nhất một ô trên đường chéo m, nên sô ô bị khống chế trên đường chéo m là k-1. Đường chéo m có tổng cộng N-m ô, từ đây suy ra số ô không bị khống chế trên đường chéo m là N-m-k+1 ô. Trên bất kì N-m-k+1 ô này, ta có thể đặt thêm một con tượng vào thế cờ ta đang xét mà vẫn không có cặp con tượng nào không chế nhau. Như vậy với mỗi thế cờ thuộc tập B tương ứng sẽ có N-m-k+1 thế cờ thuộc tập A. Vậy số thế cờ thuộc tập A sẽ là (N-m-k+1)*F[m+2, k-1]. TH3. Có 1 con tượng được đặt trên đường chéo -m và không có con tượng nào trên đường chéo m. Lý luận tương tự như trường hợp vừa trên. Số thế cờ trong trường hợp này vân là (N-m-k+1)*F[m+2, k-1]. TH4. Trên mỗi đường chéo m và –m đều được đặt một con tượng. Lý luận tương tự như trường hợp 2. Trong trường hợp này, số ô không bị không chế trên mỗi đường chéo m và –m sẽ là N-m-k+2. Số ô không bị khống chế tăng lên một so với trường hợp 2 là do chỉ còn k-2 con tượng được đặt trên các đường chéo ±(m+2), ±(m+4), ±(m+6),… Nếu ta đặt một con tượng lên một trong N-m-k+2 ô không bị khống chế của đường chéo m thì trên đường chéo –m chỉ còn N-m-k+1 ô không bị không chế. Nên số cách đặt 2 con tượng lên 2 đường chéo m và –m là (N-m-k+2)*(N-m-k+1) và số thế cờ trong trường hợp 4 này sẽ là (N-m-k+2)*(N-m-k+1)*F[m+2, k-2]. Qua 4 trường hợp trên ta rút ra công thức cho F[m, k] sẽ là: F[m,k] = F[m+2,k] + (N – m – k + 1)*(2*F[m+2,k-1] + (N-m-k+2)*F[m+2,k-2]) (3) Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng tính F[m, k] theo công thức (3). Vì với một số trường hợp đặc biệt, thì không phải lúc nào ta cũng có thể chia làm 4 trường hợp như trên. Cụ thể với m = 0 thì TH3 và TH4 không tính vì ta chỉ có một hàng 0 nên chỉ đặt được 1 con tượng. Trường hợp đặc biệt thứ 2 là k = 1, khi đó ta chỉ có thể đặt tối đa 1 con tượng lên hai đường chéo m và –m, nên TH4 sẽ không được tính. Nhóm các trường hợp đặc biệt còn lại là các trường hợp rất đơn giản mà ta có thể đưa ngay ra giá trị F[m, k] mà không cần tính toán nhiều. Tóm lại ta sẽ có các công thức tính F[m, k] cho từng trường hợp sau: Nếu k = 0: F[m,0] = 1 với m >=0 Nếu m = N-1: F[N-1,1] =2; F[N-1,k] = 0 với k > 1 Nếu m = N-2: F[N-2,1] = 4, F[N-2,2] = 2, F[N-2, k] = 0 với k>2 Nếu m = 0: F[m,k] = F[m+2,k] + (N – m – k+1)*F[m+2,k-1] Nếu k = 1: F[m,k] = F[m+2,k] + (N – m – k+1)*2*F[m+2,k-1] Còn lại ta tính F[m, k] theo công thức (3). II. Thuật toán – chương trình. Về thuật toán có lẽ chúng ta không cần phải nói nhiều nữa. Ở đây tôi xin đưa ra một chương trình viết bằng C++ để minh họa. Chương trình này có thể chạy với các bộ dữ liệu n và k ở trong khoảng xung quanh 12, một tính với các bộ số lớn hơn ta phải thêm phần tính toán với số lớn. III. Kết luận Như vậy chúng ta đã giải quyết xong bài toán con tượng. Có thể nói bài toán con tượng này đã được giải quyết khá trọn vẹn. Nhờ có công thức tính mà bài toán con tượng đã trở nên “khả thi” hơn rất nhiều so với bài toán con hậu. Theo những ý tưởng từ bài toán con tượng trên, tôi cũng đã thử cải tiến phương pháp quay lui cho bài toán con hậu nhưng cho đến nay vẫn chưa thu được thành tựu nào đáng kể. Thực sự bài toán con hậu là một bài toán rất khó, nhưng rất mong có bạn nào đó sau khi đọc xong lời giải bài toán con tượng này có thể nghĩ ra được phương pháp có tính đột phá chẳng hạn? Chúc các bạn thành công. . Một bài toán về bàn cờ ặng Chiến CôngBài toán 1: Trên bàn cờ Quốc tế 8x8, cho 8 con hậu. Mỗi con hậu có thể. chế nhau. (N, K là các số tự nhiên cho trước). Bài toán 1 gọi là bài toán con hậu, bài toán 2 tạm gọi là bài toán con tượng. Dễ thấy con tượng có vùng “phủ