các vấn đề về thiết kế một mạng máy tính

5 450 0
các vấn đề về thiết kế một mạng máy tính

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các vấn đề về thiết kế, thi công một mạng máy tính: • Lựa chọn giải pháp mạng hợp lý (Peer-Peer/ Server- Client) • Khảo sát và thi công mạng I. Các vấn đề quyết định lựa chọn giải pháp mạng hợp lý (Peer-Peer/ Server- Client): 1. Quản trị Việc quản trị mạng bao gồm các tác vụ sau đây: • Quản lý người dùng và hệ thống bảo mật • Bảo đảm tài nguyên luôn có sẵn để dùng • Duy trì ứng dụng và dữ liệu • Cài đặt và nâng cấp phần mềm ứng dụng  Chú ý:Mạng ngang hàng thường không có người quản trị mạng mà mỗi người dùng tự quản lý lấy máy tính của mình. 2. Dùng chung tài nguyên Tất cả người sử dụng đều có thể chia sẻ tài nguyên của mình theo bất cứ cách nào tuỳ thích. Những tài nguyên này gồm có dữ liệu, máy in, card fax 3. Những yêu cầu về máy phục vụ Trong môi trường ngang hàng, mỗi máy tính phải: • Sử dụng phần lớn tài nguyên của mình để hỗ trợ cho người dùng cục bộ • Sử dụng phần tài nguyên bổ sung để hỗ trợ từng người dùng truy cập tài nguyên mạng từ xa. Đối với mạng dựa trên máy phục vụ cần có một máy phục vụ chuyên dụng và mạnh hơn để cung cấp và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trên mạng. 4. An toàn và bảo mật Nhược điểm của mạng ngang hàng: Tính an toàn và bảo mật không cao. Vì tất cả người dùng trong mạng ngang hàng tự mình thiết lập hệ thống bảo mật riêng, và chia sẻ tài nguyên xảy ra ở bất kỳ máy nào chứ không xảy ra ở một máy phục vụ tập trung, nên rất khó điều khiển tập trung. Ưu điểm của mạng phục vụ: Tính an toàn bảo mật cao. 5. Đào tạo Đối với mạng ngang hàng, máy tính của bạn đều có thể kiêm cả hai vai trò: máy khách và máy chủ nên người dùng sẽ phải được đào tạo trước khi có thể sử dụng thích hợp hai chức năng: người dùng và người quản trị máy tính của mình. II. Mạng ngang hàng Trong hệ thống mạng ngang hàng không có máy phục vụ chuyên dụng hoặc cấu trúc phân cấp giữa các máy tính. Mọi máy tính đều có vai trò như nhau. Nói chung các máy tính thưòng đóng hai vai trò: máy khách và máy phục vụ, không có máy nào chỉ định có trách nhiệm quản trị toàn mạng. Người dùng ở từng máy tính tự quản lý lấy và quyết định dữ liệu nào trên máy của họ sẽ được dùng chung trên mạng. 1. Các đặc điểm của mạng ngang hàng a) Quy mô Thông thường một hệ thống mạng ngang hàng có 10 máy tính trở lại. b) Chi phí Mạng ngang hàng có thể rẻ tiền hơn mạng dựa trên máy phục vụ. Do mạng ngang hàng tương đối đơn giản. Mỗi máy tính kiêm cả hai chức năng máy chủ và máy khách nên không cần phải có một máy trung tâm cực mạnh, cũng không bắt buộc có những bộ phận cần thiết cho công suất mạng cao. c) Hệ điều hành ngang hàng Phần mềm của hệ điều hành ngang hàng không nhất thiết phải có khả năng thi hành và tính bảo mật tương xứng với phần mềm mạng được thiết kế cho mạng dựa trên máy phục vụ. d) Sử dụng • Trong môi trường mạng ngang hàng, một số vấn đề về mạng có các giải pháp chuẩn. Những giải pháp này gồm có: • Máy tính được lắp đặt tại bàn làm việc cảu người sử dụng. • Người dùng tự quản lý công việc và tự đề ra kế hoạch bảo mật riêng. • Hệ thống cáp đơn giản để nối từ máy này sang máy khác. 2. Khi nào sử dụng mạng ngang hàng? Mạng ngang hàng là sự lựa chọn lý tưởng cho các môi trường sau: • Có dưới 10 người dùng • Toàn thể người dùng đều ở chung cùng một khu vực • Tính bảo mật không là yêu cầu bắt buộc • Số người sử dụng và mạng sẽ bị hạn chế phát triển trong tương lai gần III. Mạng dựa trên máy phục vụ 1. Đặc diểm điển hình của mạng dựa trên máy phục vụ e) Dùng chung tài nguyên • Máy phục vụ được thiết kế để cung cấp khả năng truy cập nhiều tập tin và máy in, đồng thời duy trì hiệu suất thi hành và sự an toàn cho người dùng. • Có thể quản lý và điều khiển tập trung việc dùng chung dữ liệu. Tài nguyên tập trung nên dễ tìm thấy và dễ dàng truy cập. f) An toàn và bảo mật • An toàn và bảo mật luôn là lý do khiến chúng ta chọn giải pháp lắp đặt kiểu mạng dựa trên máy phục vụ. • Trong môi trường dựa trên máy phục vụ, chế độ bảo mật do người quản trị mạng quản lý, bằng cách đặt ra các chính sách và áp đặt các chính sách ấy cho từng người dùng trên mạng. g) Sao lưu Do những dữ liệu quan trọng tập trung trên một hoặc hai máy phục vụ, nên rất dễ đảm bảo cho dữ liệu thường xuyên được lưu sao hoặc sao dự phòng(backup). h) Số lượng người dùng Mạng dựa trên máy phục vụ có thể hỗ trợ hàng ngàn người dùng. Loại mạng này không dễ dàng quản lý như mạng ngang hàng, nhưng hiện nay các trình tiện ích quản lý mạng hiện nay đã có thể điều hành một mạng với số lượng lớn người dùng. 2. Các yêu cầu về phần cứng Phần cứng của máy khách có thể được giới hạn theo nhu cầu người dùng, vì máy khách không cần thêm RAM và dung lượng nhớ trên đĩa để cung cấp dịch vụ như máy chủ(máy phục vụ) Bộ phận Mạng ngang hàng Mạng dựa trên máy phục vụ Địa điểm lắp đặt tài nguyên Trên máy tính của người dùng Trên máy phục vụ chuyên dụng RAM Tuỳ thuộc nhu cầu của người dùng. Càng nhiều càng tốt. Tối thiểu là 12MB RAM. Thường là 64MB. CPU Tuỳ thuộc nhu cầu của người dùng. Tuỳ theo nhu cầu của máy phục vụ Không gian đĩa Thay đổi theo nhu cầu user Càng nhiều càng tốt nhưng phải tính tới tốc độ phát triển của mạng IV. Khảo sát và thi công mạng Đối với một hệ thống mạng máy tính sử dụng hệ thống cáp làm đường truyền dẫn thì hệ thống cable có thể xem như cơ sở hạ tầng của toàn bộ hệ thống mạng cục bộ Theo thống kê của các nhà chuyên môn, trên 90% các sự cố thường phát sinh trên mạng là các trục trặc liên quan tới hệ thống cable truyền dẫn. Do vậy, dù các máy tính, các thiết bị mạng có tốt đến đâu mà hệ thống cable truyền dẫn không ổn định, không đạt các yêu cầu kỹ thuật thì toàn bộ hệ thống mạng cũng không thể hoạt động ổn định, liên tục với tốc độ cao được. Điều đó có thể xem như các xe hơi đời mới nhưng lại chạy trên các con đường ổ gà vậy. Hơn nữa, tuỳ theo nhu cầu ta có thể dễ dàng nâng cấp, đổi mới các máy tính, các thiết bị mạng như Hub, Switch, Router một cách dễ dàng mà không làm gián đoạn công việc của toàn bộ hệ thống. Trong khi thông thường thì mọi thay đổi liên quan đến hệ thống cable nói chung sẽ rất mất thời gian và ảnh hưởng tới công việc của nhiều người, nhiều bộ phận, thậm chí ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nếu việc thiết kế ban đầu không chuẩn tắc. Hệ thống cable là hạ tầng cơ sở cho toàn bộ hệ thống mạng. Do đó kết quả của công việc thiết kế và cài đặt hệ thống cable có ảnh hưởng to lớn và lâu dài đến hệ thống thông tin. Những nguyên tắc quan trọng cần tuân thủ chặt chẽ trong khi thiết kế là : • Hệ thống cable phải đảm bảo tất cả các máy trong mạng có thể liên thông với nhau. • Việc đi dây chỉ nên thực hiện một lần. Những thay đổi, thêm bớt thiết bị hay máy tính trên mạng không làm ảnh hưởng đến các máy khác. • Việc quản lý hệ thống phải dễ dàng. Phải có các hồ sơ về hệ thống đầy đủ. • Đảm bảo đầu tư cho người sử dụng. Hệ thống cable phải đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như trong tương lai được dự đoán trước. Các nguyên tắc tổng quát này được thể hiện qua các yêu cầu sau đối với một hệ thống cable mở có cấu trúc: 1. Độc lập với ứng dụng: Hệ thống cable không phụ thuộc vào ứng dụng sẽ chạy trên nó. Điều này có ý nghĩa nó có thể hỗ trợ nhiều ứng dụng khác nhau đồng thời, và việc thay đổi ứng dụng, công nghệ không đòi hỏi phải thiết kế và làm lại hệ thống cable. Ngay cả khi phát triển hệ thống với công nghệ cao hơn thì hệ thống sẵn có cũng không phải bỏ đi. Tính linh hoạt này sẽ đảm bảo đầu tư của người sử dụng. 2. Độc lập với thiết bị: Hệ thống cable không phụ thuộc vào loại thiết bị sẽ sử dụng sau này. Điều này có ý nghĩa nó có thể hỗ trợ các thiết bị từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Do vậy các giao tiếp phải tuân thủ theo một qui định chung. Nếu có thay đổi thiết bị thì hệ thống cable sẵn có sẽ vẫn giữ nguyên. Hệ thống cable có tính cấu trúc cao Mô hình mạng có dạng hình sao “Start Topology” là mô hình mạng mà trong đó hệ thống cable có cấu trúc gồm nhiều mức quản lý, nhiều nhánh độc lập với nhau. Với hệ thống cable này, chúng ta dễ dàng xác định phần tử của hệ thống cable bị trục trặc, dễ dàng tách phần tử đó ra khỏi hệ thống để xử lý và không làm ảnh hưởng tới các phần tử còn lại trong hệ thống, cũng như ta dễ dàng phát triển hệ thống cable mà không phá vỡ mô hình tổng quát của hệ thống được xây dựng từ ban đầu. 3. Khả năng mở rộng dễ dàng: Hệ thống cable mở có cấu trúc phải đảm bảo khả năng mở rộng, phát triển trong tương lai của hệ thống mạng. Hệ thống cable luôn sẵn sàng cho việc gắn thêm các máy tính mới vào mạng. Như vậy đòi hỏi phải có sẵn các ổ cắm tại những vị trí dự trù sử dụng máy tính trong tương lai. 4. Chuẩn hoá Để đạt được những yêu cầu trên một cách chặt chẽ, đòi hỏi hệ thống cable phải được thiết kế tốt và tuân theo những tiêu chuẩn truyền thông. Những tiêu chuẩn này được áp dụng trong việc thiết kế, thi công, lập hồ sơ, quản lý mạng. Các tiêu chuẩn phải tuân theo là: • TIA/EIA-56A: Chỉ định các yêu cầu về việc phân chia các phần trong hệ thống cable, loại cable, connector tương ứng, khoảng cách cho phép….Đảm bảo tính tương thích của hệ thống đối với các sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất. • TIA/EA-569: Chỉ định về cách đi cable, phân bổ các ổ cắm trong toà nhà. • TIA/EA-606: Chỉ định về các yêu cầu về quản trị hệ thống. • TIA/EA-607: Các qui định về an toàn, nối đất với các thiết bị. 5. Các yêu cầu kỹ thuật trong thi công và kiểm định hệ thống cable Tất cả các vật tư thiết bị sử dụng trong hệ thống cable phải đồng bộ và cùng chuẩn bởi vì hệ thống cable được cấu thành từ nhiều thành phần, mỗi yếu tố đều ảnh hưởng đến hiệu năng và chất lượng chung của cả hệ thống. Một yếu tố quan trọng là các công cụ dùng để lắp đặt cũng phải là các thiết bị chuyên dụng và được sử dụng đúng chức năng. Sử dụng đúng dụng cụ sẽ làm cho hệ thống cable được lắp đặt một cách chính xác. Yêu cầu trong quá trình thi công: Do hệ thống cable là cơ sở hạ tầng quan trọng của một hệ thống thông tin nên nó phải có chất lượng và hiệu năng đảm bảo trong khoảng thời gian dài. Để đạt được điều này, không chỉ đòi hỏi thiết bị, vật liệu sử dụng đảm bảo chất lượng, mà một phần không kém quan trọng chính là việc lắp đặt hệ thống cable. Đâu là điểm chúng tôi đặc biệt quan tâm. Bởi vì tất cả các thiết bị riêng lẻ đạt tiêu chuẩn không có nghĩa đã có một hệ thống cable như ý muốn. Để kết nối các thành phần trong hệ thống lại với nhau, tạo nên hiệu năng chung, cần có sự cài đặt một cách chuyên nghiệp và chính xác. Các thao tác trong khi cài đặt có tác động vật lý trực tiếp đến các thiết bị nên quá trình cài đặt quyết định lớn đến chất lượng của hệ thống. Do vậy yêu cầu không thể thiếu trong quá trình thực hiện một hệ thống cable là nó phải được thực hiện đúng kỹ thuật bởi các nhân viên và chuyên gia kinh nghiệm. Hiện tại chúng tôi có một đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, đã tham gia các khoá đào tạo của AMP về thiết kế và cài đặt hệ thống cable truyền dẫn tốc độ cao. Do vậy có thể hoàn toàn yên tâm về việc đảm bảo kỹ thuật trong quá trình thiết kế và lắp đặt. Yêu cầu kiểm định: Một phần không thể thiếu trong quá trình triển khai một hệ thống cable là phải dùng thiết bị đo để kiểm tra chất lượng của hệ thống cable vừa lắp đặt. Mục đích của công việc này là xác nhận hệ thống cable đáp ứng đầy đủ, thoả mãn yêu cầu của các chuẩn về tốc độ, độ suy hao, nhiễu trên đường truyền, chiều dài cable…. banggiab2k@mobifone.com.vn . Các vấn đề về thiết kế, thi công một mạng máy tính: • Lựa chọn giải pháp mạng hợp lý (Peer-Peer/ Server- Client) • Khảo sát và thi công mạng I. Các vấn đề quyết định lựa chọn giải pháp mạng. thiết phải có khả năng thi hành và tính bảo mật tương xứng với phần mềm mạng được thiết kế cho mạng dựa trên máy phục vụ. d) Sử dụng • Trong môi trường mạng ngang hàng, một số vấn đề về mạng. thống mạng ngang hàng không có máy phục vụ chuyên dụng hoặc cấu trúc phân cấp giữa các máy tính. Mọi máy tính đều có vai trò như nhau. Nói chung các máy tính thưòng đóng hai vai trò: máy khách

Ngày đăng: 04/07/2014, 21:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Các vấn đề quyết định lựa chọn giải pháp mạng hợp lý (Peer-Peer/ Server- Client):

    • 1. Quản trị

    • 2. Dùng chung tài nguyên

    • 3. Những yêu cầu về máy phục vụ

    • 4. An toàn và bảo mật

    • 5. Đào tạo

    • II. Mạng ngang hàng

      • 1. Các đặc điểm của mạng ngang hàng

        • a) Quy mô

        • b) Chi phí

        • c) Hệ điều hành ngang hàng

        • d) Sử dụng

        • 2. Khi nào sử dụng mạng ngang hàng?

        • III. Mạng dựa trên máy phục vụ

          • 1. Đặc diểm điển hình của mạng dựa trên máy phục vụ

            • e) Dùng chung tài nguyên

            • f) An toàn và bảo mật

            • g) Sao lưu

            • h) Số lượng người dùng

            • 2. Các yêu cầu về phần cứng

            • IV. Khảo sát và thi công mạng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan