Để học sinh lớp 5 học tốt môn toán Phát huy tính tích cực học tập của học sinh là một vấn đề đã được đặt ra cho ngành giáo dục từ nhiều năm trước đây và đã trở thành một trong những phương hướng chính của chủ trương đổi mới giáo dục hiện nay. Nếu cứ tiếp tục dạy theo lối “đọc - chép” học sinh hoàn toàn thụ động vào giáo viên và như thế sẽ không đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm cần thiết và hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Vì sao các em chưa thích môn toán? Môn toán ở tiểu học giúp học sinh hình thành những biểu tượng toán học ban đầu và rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh nhưng vì các em học trên những con số nên dễ dẫn đến sự đơn điệu, nhàm chán. Rút kinh nghiệm từ nhiều năm học, tôi nhận thấy: một số nguyên nhân dẫn đến học sinh học kém môn toán là do mất căn bản ở các lớp dưới nên kỹ năng tính toán của các em còn chậm và thiếu chính xác. Thậm chí có em còn chưa thuộc bảng nhân; ít phát biểu trong các tiết học do thiếu tự tin ở môn toán; lười tính toán. Nếu không đổi mới, thực trạng này cứ tiếp diễn mãi thì đây sẽ trở thành nguyên nhân dẫn đến việc không ham thích học môn toán, dần dần các em sẽ chán học, dẫn đến bỏ học. Tôi nhận thấy trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nguyên nhân chủ yếu là do học sinh thiếu hứng thú trong tiết học toán. Vì thế, chúng ta phải làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học toán? Để cải thiện thực trạng, nâng cao hiệu quả học toán, theo tôi, chúng ta có thể thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Thống kê số lượng học sinh thích hay không thích học môn toán, tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em không hứng thú học môn toán? - Bước 2: Sau khi biết được nguyên nhân vì sao các em không hứng thú trong môn toán, giáo viên từng bước giải quyết các vấn đề trên. Cụ thể giáo viên sẽ đọc kỹ nội dung chương trình môn toán lớp 4, đọc kỹ từng bài dạy nắm vững được mục tiêu bài học để tìm ra phương pháp dạy tối ưu nhất cho từng bài. Với từng nội dung bài cần tổ chức các hoạt động thích hợp, sao cho gây được hứng thú để các em tự mình khám phá ra những tri thức mới. Có như thế các em mới nắm vững được các kiến thức mà mình đã chủ động lĩnh hội được, từ đó các em sẽ học giỏi môn toán, dẫn đến việc các em ham thích học môn toán. Một số nguyên nhân các em không hứng thú học môn toán: nhức đầu vì phải thực hiện các phép tính với những con số; các kiến thức toán học các em học ở lớp dưới không giúp gì cho các em trong việc tiếp thu các kiến thức trong năm học mới; tiết học toán thường khô khan, không sinh động, hấp dẫn như các môn học khác như kể chuyện, khoa học, kỹ thuật…; các kiến thức học được từ môn toán không áp dụng được trong cuộc sống thực tiễn. Biện pháp giải quyết Sau khi tìm hiểu xong, chúng ta đã thực hiện các biện pháp sau để giúp các em ham thích học môn toán: Một tiết bài tập Xem kỹ nội dung chương trình môn toán, nội dung từng bài dạy và mục tiêu của mỗi bài để tránh việc truyền đạt quá tải cho học sinh; phối hợp nhịp nhàng giữa phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phát huy tính tích cực, chủ động, kích thích sự hứng thú của học sinh, tránh sự đơn điệu và tẻ nhạt ở mỗi tiết học; tổ chức các hoạt động trong từng bài để giúp các em tự mình tìm tòi, chủ động phát hiện kiến thức mới, rèn thêm kỹ năng mới dựa trên các kiến thức và kỹ năng các em đã có. Ví dụ : Khi dạy về tính chất kết hợp của phép cộng, tôi dựa vào kiến thức mà các em đã có từ trước là “biểu thức có chứa ba chữ”, “cách tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ”, tổ chức hướng dẫn các em so sánh giá trị của hai biểu thức (a+b)+c và a+(b+c). Ở đây các em đã biết thứ tự thực hiện các phép tính nên các em sẽ biết cách tính (a+b) trước hay (b+c) trước. Từ đó, các em sẽ tự rút ra được (a+b)+c = a+(b+c). Cố gắng làm rõ nguồn gốc thực tế của kiến thức, những hình ảnh thực tế của kiến thức để giúp các em hiểu rõ hơn, từ đó nắm chắc được kiến thức hơn. Ví dụ : Như các em cho phân số là một kiến thức rất mới, rất trừu tượng mà không hề biết rằng phân số ra đời từ những tình huống quen thuộc, từ cuộc sống của con người. Các em có thể chia một cái bánh hay chia một quả cam cho nhau, nhận lấy một phần tư cái bánh hay một nửa quả cam một cách tự nhiên. Vì thế khi dạy phân số, tôi để cho các em tìm ra phân số như các em đã làm, tổ chức cho các em chia phần, nhận phần, sau đó mới đưa ra tên gọi, các ký hiệu của toán học; tăng cường việc dạy hợp tác, thảo luận trong nhóm để phát hiện ra kiến thức mới. Ví dụ : Như các em sẽ thảo luận cùng nhau để tính diện tích của hình bình hành bằng cách đưa hình bình hành về hình chữ nhật qua việc cắt ghép hình. Dựa vào cách tính diện tích của hình chữ nhật các em sẽ rút ra được cách tính diện tích hình bình hành; luôn thay đổi không khí giờ học toán để tạo ra sự thoải mái, giảm bớt căng thẳng cho học sinh. Nhờ thế, các em sẽ tập trung sự chú ý, tiếp thu bài tốt hơn. Để thực hiện điều này, tôi tổ chức cho các em giải các câu đố vui toán học mà mình đã sưu tầm được. Hoạt động này sẽ kích thích sự tò mò và bồi dưỡng tính hài hước cho các em vì các câu đố thường được viết dưới dạng các câu thơ, các bài văn vần, các câu hò, vè quen thuộc… rất dí dỏm, vui tươi, ngộ nghĩnh. Ví dụ như: Câu 1: Thân em gồm có hai phần. Càng thêm vào dưới, lại càng bé đi”. Câu 2: Đố em viết tiếp Vào dãy số sau 0, 15, 30… 5 số nối nhau Tìm mau kẻo lỡ Xong sau bạn cười. Câu 3: Những số đã viết Số nào chia hết Cho cả ba, năm? Số nào chia thêm Cho hai và chín? Các câu đố này sẽ biến những bài toán với các con số khô khan thành những bài toán vui, hóm hỉnh, gần gũi với học sinh giúp củng cố kiến thức và kỹ năng thực hành, góp phần rèn luyện tư duy sáng tạo, óc nhanh nhạy trước các tình huống toán học chứa đựng trong câu đố. Đối với những kiến thức học sinh hiểu chưa kỹ, tôi củng cố cho các em trong các tiết luyện tập hay các tiết ôn tập toán vào buổi chiều vì lớp tôi là lớp bán trú. Ngoài ra, tôi thành lập đôi bạn học tốt để các em cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Tôi nhận thấy sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng thành công trong các tiết dạy nói chung và tiết toán nói riêng. Đó là nhờ vào sự tác động, phối hợp qua lại giữa giáo viên, học sinh và đồng nghiệp cùng phụ huynh học sinh. Trần Minh Trang (Bình Thạnh) (Theo Báo Giáo dục) . hai phần. Càng thêm vào dưới, lại càng bé đi”. Câu 2: Đố em viết tiếp Vào dãy số sau 0, 15, 30… 5 số nối nhau Tìm mau kẻo lỡ Xong sau bạn cười. Câu 3: Những số đã viết Số nào chia hết . Để học sinh lớp 5 học tốt môn toán Phát huy tính tích cực học tập của học sinh là một vấn đề đã được đặt ra cho