PHÒNG GD-ĐT HUYỆN CƯM’GAR TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9 NĂM HỌC 2009-2010 (Thời gian làm bài 120 phút) HỌ VÀ TÊN:…………………………………….LỚP………… ĐỀ BÀI: Câu 1: (3điểm) Trình bày mối liên hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh? Câu 2: (3điểm) Cho phép lai: Hoa đỏ(AA) x Hoa trắng(aa) F1: 100% hoa hồng Hãy nhận xét về sự di truyền của phép lai trên? Từ đó xác định kết quả của F2? Câu 3: (4đ) Một phân tử ADN sau khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp thì môi trường nội bào đã cung cấp tổng số nuclêôtit các loại là: 2.400.000. a: Tính tổng số nuclêotit của ADN lúc đầu? b: Tính số nuclêôtit của từng loại biết rằng số nuclêôtít loại A gấp 3 lần loại G? Câu 4: (3đ) Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào? Gen (một đoạn ADN) mANR Prôtêin Câu 5: (4đ) Ở ngô có 2n = 20 tổng số NST kép đang nằm ở mặt phẳng xích đạo và có NST đang phân li về các cực của nhân tế bào ngô đang nguyên phân là 640. Trong đó NST đơn nhiều hơn NST kép là 160. Các tế bào trên đang nguyên phân ở kì nào? Xác định số tế bào ở mỗi kì? Nếu nhóm tế bào hoàn tất quá trình nguyên phân (1đợt) thì tạo ra được bao nhiêu tế bào con. Câu 6:(3đ): Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể ba nhiễm và thể một nhiễm? cho ví dụ minh hoạ ở người? …………… HẾT…………… ĐỀ CHÍNH THỨC ĐIỂM Đáp án và thang điểm: Câu 1: mối quan hệ giữa nguyên, giảm phân, thụ tinh: - Nhờ nguyên phân mà các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể luôn luộ giữ nguyên được bộ NST và chứa đựng thông tin di truyền giống nhau đặc trưng cho loài. (1đ) - Qua quá trình giảm phân đã hình thành nên các giao tử đực và giao tử cái có bộ NST đơn bội (0.5đ) - sự thụ linh là sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái tạo thành hợp tử đã khôi phục được bộ NST 2n đặc trưng cho loài và mang tổ hợp thông tin di truyền của bố mẹ(1đ) - Tóm lại: nhờ các quá trình trên mà thông tin di truyền được truyền đạt một cách ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác.(0.5đ) Câu 2: Ở F1 thu đđược 100% hoa hồng, tính trạng không giống bố hoặc giống mẹ, chứng tỏ hoa hồng là tính trạng trung gian giữa bố và mẹ(1đ) Kết luận: Màu hoa đỏ là trội không hoàn toàn so với màu hoa trắng(0.5đ) Sơ đồ lai:(1đ) P: AA x aa F1: Aa (100% hoa hồng) F1: Aa x Aa G: A, a A, a F2 A a A AA Aa a Aa aa Kết quả: Kiểu gen: 25%AA, 75%Aa, 25%aa Kiểu hình: 25% hoa đỏ, 75% hoa hồng, 25% hoa trắng (0.5đ) Câu 3: a: Tổng số nuclêôtít của ADN: (1đ) Tổng số N (môi trường) N (của ADN) = 2 2 – 1 = 3 000.400.2 = 800.000 nuclêôtít b: Theo nguyên tắc bổ sung ta có: A = T, G = X => A + G = T + X = 2 1 .800.000 => A + G = 400.000 (1) 0.5đ Theo bài ra ta có: A = 3G (2) Thay (2) vào (1) ta có 3G + G = 400.000 4G = 400.000 => G = 100.000 => A = 3G = 100.000 x 3 = 300.000 Kết luận: A = T = 300.000 G = X = 100.000 (2.5đ) Câu 4: mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin; mARN có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtếin sắp được tổng hợp từ nhân ra ra chất tế bào. Trình tự các Nu trong ADN quy định trình tự các Nu trong mARN theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với U, G liên kết với X và ngược lại , còn T liên kết với A. mARN sau khi được hình thành rời nhân ra chất tế bào để tổng hợp chuỗi axit amin. Các loại Nu của mARN và tARN kết hợp với nhau trong mối tương quan cứ 3nu ứng với 1 axit amin. Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo NTBS trong đó A liên kết với U, G liên kết với X. Câu 5: a: Các tế bào mang NST kép đang nằm ở mặt phẳng xích đạo là các tế bào đang nằm ở kì giữa (0.5đ) Các tế bào mang NST đơn đang phân li về các cực của tế bào là TB đang ở kì sau (0.5đ) Gọi x là số NST đơn ở kì sau, y là số NST kép ở kì giữa ta có hệ phương trình: x + y = 640 (1) (0.5đ) x - y = 160 (2) (0.5đ) lấy (1) + (2) ta có 2x = 800 => x = 400 thay x = 400 vào (2) ta có y = 240 (0.5đ) Vậy số tế bào đang ở kì giữa là 240 : 20 = 12 (0.5đ) Số tế bào đang ở kì sau là 400 : 20 = 20 (0.5đ) b: Khi hai nhóm tế bào trên kết thúc nguyên phân (1 đợt) thì số tế bào con tạo ra là: (12 + 10) x 2 = 44 TB con. (0.5đ) Câu 6: Do rối loạn phân bào giảm phân ở một cặp NST nào đó. (0.5đ) VD: cặp NST thứ 21 ở người đã tạo nên hai loại giao tử: một giao tử chứa hai NST thứ 21, 1 loại không chứa NST( gọi là giao tử n + 1 và n – 1 ). Các giao tử này gặp gỡ các giao tử bình thường chứa 1 NST thứ 21 tạo nên 2 kiểu hợp tử ( một kiểu hợp tử có 3NST thứ 21, 1 kiểu hợp tử có 1 NST thứ 21) tạo thành hai cơ thể 3 nhiễm và một nhiễm (1.5đ) x NST 21 NST 21 Rối loạn Giảm phân Giảm phân bình thường 3 NST 21 1 NST 21 Bệnh đao (2n + 1) (2n – 1) (1đ) . PHÒNG GD-ĐT HUYỆN CƯM’GAR TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9 NĂM HỌC 20 09- 2010 (Thời gian làm bài 120 phút) HỌ VÀ TÊN:…………………………………….LỚP………… ĐỀ BÀI: Câu