1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Hãy lắng nghe con cái! docx

7 309 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 146,44 KB

Nội dung

Hãy lắng nghe con cái! Nên hành xử như thế nào cho đủ mạnh để uốn nắn trẻ vào đường hay lẽ phải, nghiêm khắc mà không thô bạo, quở phạt mà không làm lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương? Làm sao để khi sự việc đã qua, người lớn không phải băn khoăn ân hận: "Mình quá đáng với con mất rồi!". Câu "Thương cho roi cho vọt" của người xưa liệu có nhất thiết là "roi vọt" theo nghĩa đen không? Đấy là những câu hỏi không dễ trả lời bởi chúng chạm đến một vấn đề tế nhị, khó nghĩ nhất của các bậc cha mẹ. Ai cũng biết xử lý không khéo sẽ làm tổn thương sâu sắc mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái. Nhưng, muốn xử lý được trọn vẹn cả đôi bề đòi hỏi một kỹ năng trên cả nghệ thuật! Khổ thay, thông thường mỗi khi phải giải quyết vấn đề này thì cũng là lúc các bậc cha mẹ đang trong trạng thái thần kinh không hề thích hợp chút nào cho việc sáng tạo nghệ thuật để có thể đưa ra những quyết định thông minh! Hình thức "cấm vận" là lựa chọn của nhiều người không muốn cư xử thô bạo với con cái. Tùy mức độ nặng nhẹ và tùy lứa tuổi mà áp dụng những dạng "cấm vận" như: cách ly ra ngồi một góc nhà (thường để giải quyết những vụ tranh giành đồ chơi giữa trẻ nhỏ), không cho xem ti vi (hoặc chơi game vi tính) trong vòng một tuần, không đưa đi chơi như đã lên kế hoạch, cắt giảm tiền tiêu vặt, v.v Thoạt nhìn, các dạng "cấm vận" có vẻ vô hại. Nhưng sự thật thì biện pháp "cấm vận" nào cũng đưa tới những diễn biến tâm lý phức tạp trong tâm hồn con cái. Thử nghĩ xem, hai đứa trẻ tranh giành đồ chơi rồi mỗi đứa bị phạt ra ngồi một góc nhà, chúng sẽ có cùng suy nghĩ: "Thật bất công! Bố/mẹ không hiểu nó đã làm gì mình!". Ngoài ra bị tách rời khỏi hoạt động chung thường làm chúng cảm thấy bị cô lập, bị tước quyền tự do. Hoặc, một kỳ đi chơi Water Park mong chờ bỗng vụt bay biến khiến trẻ hụt hẫng đến độ không còn tập trung được vào bài vở; bị cắt tiền tiêu vặt nên phải bỏ lỡ mấy kỳ báo ưa thích; không được chơi game vi tính ở nhà khiến chúng thấy tiệm game vi tính đầu phố càng hấp dẫn, mời gọi hơn bao giờ hết! Thật khó có công thức chung giúp luyện được kỹ năng xử lý tốt khi con cái có lỗi. Nhưng, tin vui sẽ đến với những bậc cha mẹ nào dám tập cho con cái biết tự chịu trách nhiệm về hành vi của chúng. Trước hết, cha mẹ phải thể hiện mạnh mẽ thái độ không chấp nhận hành vi (hay thái độ) sai trái của con cái. Kế tiếp, hãy để chúng nói ra suy nghĩ của chúng và hãy lắng nghe một cách thật bình tĩnh. Từ đó cha mẹ có cơ sở để đưa ra gợi ý cách sửa chữa sai lầm, cách ứng xử và quan trọng nhất là cách chịu trách nhiệm với hậu quả mà chúng gây ra. Nhiều người cho rằng khi cơn nóng giận bốc lên liệu mấy ai bình tĩnh mà lắng nghe và có được ứng xử khéo léo trước đứa trẻ "đang gây ra chuyện" kia chứ! Trong thực tế, để có sự bình tĩnh cần thiết, nhiều cha mẹ đã chọn biện pháp tự giải tỏa cho mình trước. Một ông bố kể rằng, lần bắt gặp thằng con lén thử hút thuốc lá trong phòng tắm và ho sặc sụa, ông thực sự nổi khùng! Ông giơ cao tay đe dọa còn miệng thì hét lớn: "Bố đang điên lên đây, bố sẽ đánh con đấy! Liệu mà chạy thoát thân đi". Đang kinh hoàng vì bị bố bắt gặp đến độ đánh rơi điếu thuốc lá xuống đất, thằng con vội lách qua cửa phòng tắm vọt lẹ lên lầu vào phòng riêng đóng chặt cửa lại! Khi đã nguội đi nhiều, ông bố nọ mới lên gõ cửa phòng con trai và bắt đầu cuộc nói chuyện. Bạn quá bận rộn hoặc quá mệt mỏi với công việc, về đến nhà mà nghe con cái gây ra chuyện này chuyện nọ thì hết chịu nổi? Hay lỗi lầm của con bạn là tày đình quá sức chịu đựng? Dù thế nào đi nữa công việc bạn phải làm cho con cái luôn là: lắng nghe, lắng nghe để chỉ ra cho con cái hiểu trách nhiệm với chính bản thân chúng, chứ không phải là lắng nghe để định tội và phán quyết hình phạt như một quan tòa! Hay định tội, phán quyết hình phạt và kèm theo những lời kêu than trách mắng không ngớt, chẳng hạn như "con cái bất hiếu", "sao tôi lại khổ thế này!", "con cái gì mà ương ngạnh, không biết vâng lời! như thể bạn là người bất hạnh nhất trên đời vì có con! Trước khi bạn vin vào bất cứ lý do gì, trước khi thốt lên bất cứ lời than trách nào, bạn hãy xem câu chuyện kết thúc bài viết này: Một nữ doanh nhân kể rằng bà vừa tham dự một kỳ họp phụ huynh ở trường của con gái học rất ấn tượng. Nhà trường mời phụ huynh họp để cảnh báo về hiểm họa ma túy đang ngày càng đe dọa học sinh lứa tuổi mới lớn. Ngoài các chuyên viên công tác xã hội được nhà trường mời đến nói chuyện còn có một nữ học viên đã cai nghiện ma túy thành công. Người này vốn là một học sinh của trường đã bỏ học nửa chừng vì nghiện ma túy. Kể lại cuộc đời mình, cô gái từng là nạn nhân của ma túy này cho biết: Cô sống trong một gia đình giàu có và thành đạt nhưng bố cô mê mải làm ăn, không bao giờ có mặt khi cô cảm thấy cần. Mẹ cô xem con cái chẳng khác những nhân viên phải biết phục tùng của bà và mọi "đột biến" hay "ngẫu hứng" của chị em cô đều bị la rầy, trừng phạt sao cho mọi việc phải sớm "đi đúng quỹ đạo" trở lại! Cô đơn, chán nản, cuối cùng cô lêu lỏng theo đám bạn ăn chơi và nghiện ma túy! Cuối câu chuyện, cô nhìn quanh mọi người rồi nói: "Tất cả điều tôi muốn nói với quý vị là xin hãy lắng nghe con cái. Nếu mẹ tôi chịu lắng nghe tôi thay vì chỉ trừng phạt, la mắng thì chắc chắn tôi đã nghe lời mẹ tôi. Tôi cứ giận dữ vì luôn bị mắng nhiếc và muốn chống đối lại bằng cách leo cửa sổ trốn ra khỏi nhà. Nếu mẹ tôi có thể thân thiết với tôi hơn thì có lẽ mọi việc đã khác. Trẻ em nào cũng cần gia đình. Nhưng các bậc cha mẹ quý vị nên lắng nghe con cái nhiều hơn mà ít trừng phạt như những quan tòa thì con cái sẽ trò chuyện với quý vị nhiều hơn" . nghe con cái gây ra chuyện này chuyện nọ thì hết chịu nổi? Hay lỗi lầm của con bạn là tày đình quá sức chịu đựng? Dù thế nào đi nữa công việc bạn phải làm cho con cái luôn là: lắng nghe, lắng. "Tất cả điều tôi muốn nói với quý vị là xin hãy lắng nghe con cái. Nếu mẹ tôi chịu lắng nghe tôi thay vì chỉ trừng phạt, la mắng thì chắc chắn tôi đã nghe lời mẹ tôi. Tôi cứ giận dữ vì luôn bị. Hãy lắng nghe con cái! Nên hành xử như thế nào cho đủ mạnh để uốn nắn trẻ vào đường hay lẽ phải, nghiêm

Ngày đăng: 04/07/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w