Di tich nha tu son la

13 733 4
Di tich nha tu son la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DI TÍCH NHÀ TÙ SƠN LA Nhà tù Sơn La do Thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m 2 , chủ yếu để giam cầm tù thường phạm. Ngày 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của cách mạng Việt Nam ngày càng dâng cao. Thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù Sơn La thêm 1.500m 2 vào năm 1930 và 1.700m 2 vào năm 1940.  Cây đào Tô Hiệu    Nghĩa trang Nhà tù Sơn La Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành địa ngục để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam. Nhưng cũng chính tại nơi đây, hơn bao giờ hết khí tiết của những người chiến sỹ cộng sản đã toả sáng và thắp lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng khắp núi rừng Tây Bắc, nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng vĩ đại rèn luyện và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam những chiến sỹ cộng sản như các đồng chí: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân và bao đồng chí trung kiên khác.  Toàn cảnh nhà tù Sơn La.  Một góc nhà tù - Chòi canh. Năm 1952, khi thực dân Pháp rút khỏi Sơn La, đã ném bom nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng, lần 2 vào năm 1965, đế quốc Mỹ đã dánh phá Thị xã Sơn La phá hủy một phần của nhà tù. Năm 1980, Bảo tàng Sơn La tiến hành phục chế lại lần thứ nhất: San lấp hố bom, xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh; lần thứ 2, vào năm 1994, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ. Năm 1994, Bảo tàng Sơn La đưa ra ý định phục chế lại toàn bộ khu di tích lại như nguyên dạng ban đầu, nhưng không sưa tầm được đầy đủ hồ sơ, nên không đủ cơ sở khoa học để khôi phục lại toàn bộ mà chỉ xây các bức tường lên cao một chút để khách tham quan có thể hình dung được cấu trúc của khu nhà tù Sơn La.  Nơi giam đồng chí Tô Hiệu.  Cùm, xiềng xích tù nhân. Trong 1007 lượt tù nhân bị giam cầm ở nhà tù Sơn La, hiện nay Bảo tàng Sơn La đã sưu tầm và lưu giữ 250 hồ sơ gốc của tù nhân; danh sách 61 liệt sĩ; danh sách 870 tù nhân, danh sách 180 người đã được rèn luyện, thử thách ở nhà tù Sơn La và sau này giữ chức vụ cao của Đảng và Nhà nước. Theo tổng kết của đồng chí Nguyễn Văn Trân – Trưởng ban liên lạc nhà tù Sơn La. Tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp, nhà tù Sơn La được giải phóng, đã cung cấp cán bộ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam cho cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam và trên mọi lĩnh vực: Đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Trần Đào, Hoàng Thao, Xuân Thuỷ, Trần Huy Liệu, Nguyễn Cơ Thạch, Đỗ Nhuận…  Xà lim ngầm.  Sa bàn nhà tù Sơn La. Nhà tù Sơn La nay đã trở thành một di tích lịch sử nổi tiếng, nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Hàng năm Bảo tàng Sơn La đã đón tiếp hàng trăm ngàn lượt khách là các em học sinh, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sinh viên, khách ngoại tỉnh và quốc tế tới thăm. Hiện di tích lịch sử cách mạng nhà ngục Sơn La nằm trên đồi Khau Cả, tổ 9, phường Tô Hiệu, Thị xã Sơn La. CÁC ĐỒNG CHÍ BÍ THƯ CHI BỘ NHÀ TÙ SƠN LA (1939-1945)  Đồng chí: Nguyễn Lương Bằng (Bí thư lâm thời Chi bộ Nhà tù Sơn La (12/1939 - 2/1940)  Đồng chí: Trần Huy Liệu (Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La (2/1940 - 5/1940)  Đồng chí: Tô Hiệu  Đồng chí: Lê Thanh Nghị  Đồng chí: Trần Quốc (Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La (5/1940 - 10/1940) (Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La (10/1941 - 6/1943) Hoàn (Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La (7/1943 - 3/1945) DANH SÁCH CÁC ĐỒNG CHÍ TRƯỚC ĐÂY BỊ GIAM CẦM Ở NHÀ TÙ SƠN LA ĐÃ TỪNG GIỮ CHỨC VỤ CAO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC 1. Mai Đắc Bân: Một đồng chí bị giam cầm ở Nhà tù Sơn La lâu nhất có công trong việc tuyên truyền cách mạng giúp cho việc 4 đ/c vượt ngục. 2. Nguyễn Lương Bằng: Ủy viên TƯ- Phó Chủ tịch nước. 3. Trần Quang Bình: Khu ủy viên- Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện- Thứ trưởng Bộ giao thông đường bộ. 4. Nguyễn Thanh Bình: Ủy viên Bộ chính trị- Bí thư thành ủy Hà Nội. 5. Nguyễn Công Bông: Bí thư Tỉnh ủy. 6. Nguyễn Ngọc Chấn: Tổng cục Phó Tổng cục hóa Chất Bộ công nghiệp nặng. 7. Bùi Hướng Chất: Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh. 8. Đặng Việt Châu: Phó Thủ tướng Chính phủ. 9. Vương Nhị Chi: Khu ủy viên Phó ban công nghiệp TƯ. 10. Vũ Xuân Chiêm: Trung tướng- Thứ trưởng Bộ quốc phòng. 11. Trường Chinh: Tổng Bí thư Đảng- Chủ tịch nước. 12. Lê Chính Nam: Bí thư Tỉnh ủy. 13. Dương Quốc Chính: UVTƯ Bộ trưởng Bộ thương binh xã hội. 14. Nguyễn Chương: Xứ ủy viên- Thứ trưởng Bộ công nghiệp. 15. Trần Cung: Xứ ủy viên trong ủy ban TƯMT Tổ quốc Việt Nam. 16. Trần Cư: Tổng Cục Phó Tổng vật tư. 17. Trần Diệp: Thứ trưởng Bộ công nghiệp. 18. Trần Đình Dong: Ủy viên TƯ. 19. Ngô Ngọc Du: Khu ủy viên- Phó ban kiểm tra TƯ. 20. Lê Duẩn: Tổng Bí thư Đảng. 21. Văn Tiến Dũng: Ủy viên Bộ chính trị- Đại tướng Bộ trưởng Bộ quốc phòng. 22. Vũ Dương: Phó Bí thư khu ủy- Phó ban tổ chức TƯ. 23. Nguyễn Văn Đáng: Khu ủy viên- Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên. 24. Nguyễn Văn Đạt: Bí thư thành ủy Hà Nội, trước cách mạng tháng 8- 1945. 25. Tô Quang Đẩu: Khu ủy viên- Thứ trưởng Bộ thương binh xã hội. 26. Vũ Văn Địch (Hiệu): Viện phó viện kiểm sát nhân dân tối cao. 27. Lê Trung Đình: Bí thư khu ủy- Thứ trưởng Bộ công nghiệp. 28. Trần Độ: UVTƯ- Phó chủ tịch Quốc hội. 29. Bùi Đình Đổng: Khu ủy viên- Thứ trưởng Bộ công nghiệp nặng. 30. Lê Giản: Phó chánh án tòa án tối cao. 31. Phạm Văn Hảo: Viện trưởng viện Bảo tàng Cách mạng. 32. Song Hào: Bí thư TƯ- Chủ nhiệm Tổng cục chính trị. 33. Trần Văn Hiến: UVTƯ- Bộ trưởng Bộ nội thương. 34. Tô Hiệu: UVTƯ- xứ ủy Bắc kỳ- Bí thư thành ủy Hải Phòng. 35. Vũ Duy Hiệu: Phó tổng giám đốc ngân hàng Quốc gia Việt Nam. 36. Lê Quang Hòa: UVTƯ- Thượng tướng Thứ trưởng Bộ quốc phòng. 37. Trần Quốc Hoàn: UVBCT- Bộ trưởng Bộ công an. 38. Lê Hoàng: UVTƯ dự khuyết- Tổng Cục trưởng Tổng Cục vật tư. 39. Dương Công Hoạt: Bí thư Tỉnh ủy- Phó Ban dân tộc TƯ. 40. Nguyễn Mạnh Hồng: Khu ủy viên- Phó ban nông nghiệp TƯ. 41. Đ/c Huấn: Khu ủy viên liên khu III. 42. Đ/c Huống: Khu ủy viên khu IX Nam Bộ. 43. Nguyễn Hữu Hưng: Phụ trách liên tỉnh Hưng Yên- Thái Bình. 44. Nguyễn Thừa Kế: Thứ trưởng Bộ công nghiệp. 45. Nguyễn Khai: Ủy viên TW Phó Ban tổ chức TƯ. 46. Ngô Gia Khảm: Anh hùng lao động. 47. Phạm Tuấn Khánh: Phó chủ nhiệm ủy ban, phát thanh, truyền hình Việt Nam. 48. Nguyễn Khang: UVTƯ Bộ trưởng phủ Thủ tướng. 49. Nguyễn Hữu Kháng: Thiếu tướng- Cục bảo vệ. 50. Trần Kiên: Bí thư thành ủy Hải Phòng. 51. Trần Quý Kiên: Thứ trưởng Bộ thủy lợi. 52. Hồng Kỳ: Bí thư Tỉnh ủy, Phó Ban thi đua TƯ. 53. Nguyễn Lam: Bí thư TƯ- Phó thủ tướng. 54. Bùi Lâm: Khu ủy viên- Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao. 55. Phạm Quang Lịch: Một Đ/c kỳ cựu nổi tiếng ở Thái Bình. 56. Trần Huy Liệu: Phó chủ tịch lâm thời, Bộ trưởng Bộ tuyên truyền- Viện trưởng Viện sử học Việt Nam. 57. Ngô Minh Loan: UVTƯ- Bộ trưởng Bộ lương thực. 58. Trần Đình Long: Phụ trách công tác đối ngoại- Trong Chính phủ cách mạng lâm thời. 59. Lê Lương: Bí thư Tỉnh ủy. 60. Nguyễn Hữu Mai: UVTƯ- Bộ trưởng Bộ điện than. 61. Phạm Ngọc Mậu: Thượng tướng- Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị. 62. Nguyễn Văn Minh: Phó Bí thư xứ ủy- ủy viên mặt trận tổ quốc Việt Nam. 63. Trần Thế Môn: Thiếu tướng- phụ trách tòa án quân sự TƯ. 64. Nguyễn Văn Ngọc: Phó chủ nhiệm văn phòng Thủ tướng. 65. Lê Thanh Nghị: Ủy viên Bộ chính trị- Phó Thủ tướng chính phủ. 66. Lương Nhân: Thiếu tướng, phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần. 67. Trần Lê Nhân: Khu ủy viên- Phó Chủ tịch khu tự Trị Tây Bắc. 68. Đỗ Nhuận: Tổng thư ký Hội Nhạc sỹ Việt Nam. 69. Trần Đăng Ninh: UVTƯ- Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần. 70. Nguyễn Tấn Phúc: Khu ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy. 71. Nguyễn Văn Phúc: Chủ tịch UBHC tỉnh Yên Bái. 72. Nguyễn Văn Phương: Thứ trưởng Bộ vật tư. 73. Trần Thanh Quang: Bí thư Tỉnh ủy- Phó chủ nhiệm ủy ban.B.V.M.T. 74. Nguyễn Đức Quỳ: Thứ trưởng Bộ văn hóa. 75. Nhị Quý: Thường vụ khu ủy- Phó Ban dân tộc TƯ. 76. Vũ Quý: Bí thư Tỉnh ủy- Thứ trưởng Bộ xây dựng. 77. Lưu Quyên (Hiểu): Trưởng Ban văn hóa tài chính cơ sở (1 trong những 4 người vượt ngục). 78. Hoàng Bá Sơn: Bí thư khu ủy- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp. 79. Bùi Quang Tạo: Ủy viên TƯ- Bộ trưởng Bộ kiến trúc. 80. Nguyễn Đức Tâm: Ủy viên Bộ chính trị- Trưởng ban tổ chức TƯ. 81. Hồng Xích Tâm: Thứ trưởng Bộ giao thông vận tải. 82. Nguyễn Cơ Thạch: Ủy viên Bộ chính trị- Bộ trưởng Bộ ngoại giao. 83. Đào An thái: Bí thư Tỉnh ủy- Cục trưởng Cục lưu trữ Quốc gia. 84. Lê Thành: Ủy viên TƯ- Trưởng ban nông nghiệp TƯ. 85. Hoàng Thao: Thứ trưởng Bộ công an. 86. Nguyễn Duy Thân: Phó Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính liên khu Việt Bắc. [...]... Trưởng ban tuyên huấn TƯ 101 Nguyễn Đình Tùng: Thiếu tướng- Cục trưởng Cục cảnh sát 102 Trần Danh Tuyên: Ủy viên TƯ Bộ trưởng Bộ vật tư 103 Trần Minh Tước: Chủ tịch UBND tỉnh, ủy viên ủy Ban kháng chiến hành chính liên khu- Nhà báo 104 Bùi Bảo Vân: Khu ủy viên- Thứ trưởng Bộ nội thương 105 Đ/c Vực: Khu ủy viên khu IX Nam Bộ 106 Mai Vi: Thứ trưởng Bộ Văn hóa CÂY ĐA LỊCH SỬ BẢN HẸO Đến thị xã Sơn La, đứng... trưởng Bộ Văn hóa CÂY ĐA LỊCH SỬ BẢN HẸO Đến thị xã Sơn La, đứng trên đồi Khâu Cả- Nhà ngục Sơn La có thể nhìn thấy Mường La (cũ), Bản Cá, Bản Hài, Bản Cọ và toàn bộ phố Chiềng Lề (cũ) nay là phường Chiềng Lề, phường Tô Hiệu, trong đó có Bản Hẹo- nơi có cây đa lịch sử Bản Hẹo Theo ông Vì Văn Nốt, năm nay 76 tu i người gốc Bản Hẹo cho biết: Những năm 1940 khu vực Bản Hẹo là rừng già um tùm, có cây đa... Sơn La qua cơ sở bà Khiên để ở hòm thư mật tại gốc cây đa Bản Hẹo, quân Mười là lính khố xanh Cơ sở của cách mạng đưa cho đồng chí Nguyễn Lương Bằng Có thể khẳng định, hòm thư bí mật ở gốc cây đa Bản Hẹo lúc bấy giờ rất có hiệu quả và an toàn, hoàn toàn bí mật, giữ vững liên lạc giữa chi bộ và Nhà tù Sơn La với Trung ương và các tổ chức cách mạng bên ngoài Ngày nay, gốc đa lịch sử bản Hẹo đã là một di. .. bộ và Nhà tù Sơn La với Trung ương và các tổ chức cách mạng bên ngoài Ngày nay, gốc đa lịch sử bản Hẹo đã là một di tích lịch sử là một trong các điểm cho du khách khi tham quan Bảo tàng, Nhà ngục Sơn La . DI TÍCH NHÀ TÙ SƠN LA Nhà tù Sơn La do Thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với di n tích ban đầu là 500 m 2 , chủ yếu để giam cầm tù thường. Tiến Dũng, Song Hào, Trần Đào, Hoàng Thao, Xuân Thuỷ, Trần Huy Liệu, Nguyễn Cơ Thạch, Đỗ Nhuận…  Xà lim ngầm.  Sa bàn nhà tù Sơn La. Nhà tù Sơn La nay đã trở thành một di tích lịch. trúc của khu nhà tù Sơn La.  Nơi giam đồng chí Tô Hiệu.  Cùm, xiềng xích tù nhân. Trong 1007 lượt tù nhân bị giam cầm ở nhà tù Sơn La, hiện nay Bảo tàng Sơn La đã sưu tầm và lưu giữ

Ngày đăng: 04/07/2014, 14:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan