1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 13 t2 lớp 10

10 7,8K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 121 KB

Nội dung

HS trả lời GV kết luận chiếu slide về ý nghĩa của hòa nhập GV: Trình chiếu những bức ảnh về trẻ em khuyết tật được hòa nhập với cộng đồng.. HS trả lời GV bổ sung và kết luận Chiếu slide

Trang 1

Ngày soạn: 18/03/2010

Ngày dạy: 24/03/2910

Tiết PPCT: 30

Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG

(tiết 2)

I Mục tiêu bài học

Học xong bài này HS cần đạt được

1 Về kiến thức

- Nêu được thế nào là hòa nhập, hợp tác và biểu hiện đặc trưng của chúng

- Nêu được hòa nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của công dân hiện nay

2 Về kỷ năng

- Biết sống hòa nhập, hợp tác và xây dựng các mối quan hệ xung quanh

- Biết lựa chọn cho mình và tham gia các hoạt động xây dựng cộng đồng

3 Về thái độ

Yêu quý, gắn bó, có trách nhiệm với tập thể lớp, nhà trường, cộng đồng nơi cư trú

II Phương pháp dạy học và phương tiện dạy học

• Phương pháp dạy học: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, diễn giảng…

• Phương tiện dạy học: SGK, SGV GDCD lớp 10, tranh ảnh, máy chiếu

III Tiến trình dạy học:

1 Ổn định tổ chức (1 phút ): - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra vệ sinh

2 Kiểm tra bài cũ ( 3 phút )

Câu hỏi: Nhân nghĩa là gì? Nó có những biểu hiện như thế nào?

3 Tiến trình dạy bài mới

3.1 Vào bài (1 phút)

Như chúng ta đã biết, cộng đồng là môi trường xã hội để cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, sống chan hòa, gần gũi bên nhau Tuy nhiên không phải ai cũng sống hòa nhập được với cộng đồng xã hội Vậy, thế nào là hợp tác? Thế nào là hòa nhập? Ý nghĩa của nó? Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện lối sống này? Hôm nay chúng ta sẽ học tiếp tiết 2 bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG

3.2 Dạy bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1 (15 phút): Sử dụng phương

pháp nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại để

1 Cộng đồng và vai trò của cộng đồng

Trang 2

làm rõ nội dung phần hòa nhập

GV: Trình chiếu những bức ảnh về Bác Hồ

Sau đó dẫn dắt bằng cách kể câu chuyện “ Bác

Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập”.

Sáng mùng 2/9/1945, thủ đô Hà Nội rợp bóng

cờ, hoa, biểu ngữ

Hàng triệu người đã kéo về quảng trường Ba

Đình dự lễ quốc khánh và náo nức chờ đợi

được thấy lãnh tụ, vị chủ tịch đầu tiên của

nước cộng hòa mới Trong tư tưởng của mọi

người, vị chủ tịch nước sẽ không mặc áo

hoàng bào, thắt đai thảm ngọc như một vị

hoàng đế ngày xưa nhưng nhất định phải ăn

mặc sang trọng và đầy vẻ uy nghi

Nhưng khi chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện

trên lễ đài, mọi người đã vô cùng ngạc nhiên

Bác cười đôn hậu, hiền hòa vẫy chào đồng

bào, thân mật, giản dị như một vị cha hiền về

với đàn con Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội

mủ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su bình

dị

Mọi người ai cũng cố ngẩng cao lên để nhìn

cho rõ Người Nhiều người không cầm được

nước mắt vì sung sướng cảm động khi được

nhìn thấy Bác

“Tôi nói đồng bào nghe rõ không ”? Với

giọng nói ấm áp, gần gũi, chủ tịch Hồ Chí

Minh đã xóa tan tất cả những gì còn xa cách

giữa vị chủ tịch nước với mọi người

GV: Qua câu chuyện em thấy Bác sống như

thế nào?

HS trả lời

GV kết luận:

Bác Hồ là một vĩ nhân, là một con người kiệt

xuất, chúng ta khó với tới được, nhưng trong

đời thường ( cụ thể là ngày quốc khánh ) ta

thấy Bác hiện ra là một con người bình dị, gần

gũi, Bác hòa vào mọi người

2 Trách nhiệm của công dân với cộng đồng

a Nhân nghĩa

b Hòa nhập

Trang 3

GV: Bác Hồ là biểu tượng đẹp của lối sống

hòa nhập

Vậy, sống hòa nhập là gì?

HS tả lời

GV kết luận ( chiếu slide)

GV: Hiện nay có nhiều em học sinh chạy theo

“mốt”: Nhuộm tóc, ăn mặc hở hang không phù

hợp với lứa tuổi HS… nhưng nhiều em nghĩ

rằng đó là xu hướng của thế hệ trẻ, của thế hệ

9X nên đã chạy theo xu hướng đó để không bị

lỗi thời

Vậy, theo các em đó có phải là sống hòa nhập

không? Vì sao?

HS trả lời

GV kết luận: Đó không phải là sống hòa nhập

Hòa nhập là để học hỏi, tiếp thu những tinh

hoa, giá trị tốt đẹp…nó phù hợp với bản thân,

vẫn giữ được nét đẹp truyền thống dân tộc “

Mốt” là tốt nhưng ta phải biết tiếp thu chọn

lọc, đừng đánh mất mình, hòa nhập nhưng

không hòa tan

GV: Em hiểu thế nào về quan điểm của Đảng

ta: “ Việt Nam muốn làm bạn với các nước”?

HS trả lời

GV bổ sung

GV thuyết trình:

Trong cuộc sống, không phải ai cũng sống hòa

nhập được với cộng đồng, xã hội Có một số

người luôn co mình lại, thu vén cho bản thân,

ích kỷ không biết đến người khác Những

người sống như vậy, sẽ không được mọi người

* Khái niệm

Là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn bất hòa với mọi người Có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng

Trang 4

tán thưởng và sớm muộn họ cũng bị cộng

đồng đào thải

GV: Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy

đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống kém ý nghĩa

GV: Chiếu slide về những hình ảnh sống

không hòa nhập

GV: Vì sao phải sống hòa nhập?

HS trả lời

GV kết luận( chiếu slide về ý nghĩa của hòa

nhập)

GV: Trình chiếu những bức ảnh về trẻ em

khuyết tật được hòa nhập với cộng đồng

GV: Đưa ra tình huống:

Học kỳ II lớp 10, Lan được chuyển tới ngôi

trường mới, tất cả đều xa lạ Lan cảm thấy

thật khó khăn để hòa nhập với mọi người?

Nếu là Lan, em sẽ làm gì?

HS trả lời

GV bổ sung và kết luận ( Chiếu slide về ý HS

phải làm gì để sống hòa nhập)

GV: Kể câu chuyện : “ Một cách xử sự ” ( phụ

lục 1)

GV: Em hãy đọc vài câu ca dao, tục ngữ về

sống hòa nhập?

HS trả lời

GV bổ sung:

“ Đồng cam cộng khổ”

“ Nhiều tay vỗ nên kêu”…

GV chuyển ý:

* Ý nghĩa Giúp con người có niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống

* Trách nhiệm của học sinh

- Tôn trọng, đoàn kết, gần gũi, cởi mở, chan hòa với bạn bè, thầy cô…

- Không xa lánh mất đoàn kết, gây mâu thuẫn…

- Tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp học, trường tổ chức…

Trang 5

Trong cuộc sống, dù cho chúng ta là một

người thông minh, hoạt bát thì chúng ta cũng

không bao giờ thực hiện công việc một cách

hoàn hảo trong mọi tình huống được Bởi vì

luôn luôn có nhứng trường hợp chúng ta

không thể làm tốt hơn người khác được Chính

vì vậy, để đạt hiệu quả cao nhất thì con người

cần phải biết hợp tác với nhau Vậy, hợp tác là

gì? Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng

tìm hiểu phần c

* Hoạt động 2 (20 phút): Sử dụng phương

pháp thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại để

làm rõ nội dung phần hợp tác.

GV trình chiếu slide về những bức ảnh về hợp

tác

Sau khi HS xem xong, GV hỏi:

Những hình ảnh này nói lên điều gì?

HS trả lời

GV kết luận

GV: Vậy, thế nào là hợp tác?

HS trả lời

GV kết luận ( chiếu slide về khái niệm hợp tác )

GV dẫn chứng thêm:

Ví dụ trong học tập:

Bạn A giỏi Toán

Bạn B giỏi Văn

→ Hai bạn có thể hợp tác với nhau để cùng

giỏi cả Toán và Văn

GV: Đưa ra tình huống:

Một nhóm gồm ba học sinh phối hợp với nhau

để ăn trộm xe đạp, đánh bậy với một số em

trong trường làm cho những em đó bị tổn

thương

c Hợp tác

* Khái niệm:

Hợp tác là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung

Trang 6

Vậy, đó có phải là hợp tác không?

HS trả lời

GV kết luận:

Đây là việc làm của một số cá nhân trong

cộng đồng vì mục đích riêng của một số cá

nhân, chứ không vì mục đích chung

Đó không phải là hợp tác mà là chia bè kéo

cánh, kết thành phe phái gây mâu thuẫn bất

hòa, mất đoàn kết, tranh giành nhau vì mục

đích trục lợi cá nhân

GV: Trình chiếu slide về đội bóng, đội múa

sạp

Hợp tác biểu hiện như thế nào?

HS trả lời

GV kết luận ( Chiếu slide về biểu hiện của hợp

tác )

GV chuyển ý và nêu tình huống:

Có ý kiến cho rằng: “ Chỉ có những người

năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác ” Em

có đồng ý với ý kiến đó không?

HS trả lời

GV: Bổ sung và kể câu chuyện: “ Bài học từ

một cuộc đua” ( phụ lục 2)

Vì sao phải hợp tác?

HS trả lời

GV kết luận ( Chiếu slide về ý nghĩa của hợp

tác)

GV: Đưa thêm ví dụ về hợp tác quốc tế, khu

vực như: Vấn đề toàn cầu hóa ( sản xuất máy

bay bôing, xe ô tô Mecxedec…), hội nhập kinh

tế, việc giải quyết các vấn đề dân số, đại

dịch…cần có sự hợp tác của nhiều quốc gia để

đem lại hiệu quả cao

* Biểu hiện của hợp tác

- Cùng bàn bạc với nhau

- Phối hợp nhịp nhàng với nhau

- Biết nhiệm vụ của nhau

- Sắn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nhau

* Ý nghĩa:

- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn

- Đem lại chất lượng, hiệu quả cao

Trang 7

GV chuyển ý:

Để hợp tác đạt hiệu quả cao, thì phải tuân thủ

một số nguyên tắc

GV: Đó là những nguyên tắc nào?

HS trả lời

GV kết luận( trình chiếu slide về nguyên tắc

hợp tác )

GV: Đưa ra dẫn chứng:

+ Người trồng mía với nhà máy đường

+ Người lao động với chủ sản xuất

+ Hợp tác giữa các học sinh với nhau…

GV: Hợp tác thì nó có rất nhiều mức độ khác

nhau Vậy thì nó gồm những mức độ nào?

GV: Trình chiếu những bức ảnh về một số tổ

chức mà Việt Nam đang tham gia

Những bức ảnh nói lên điều gì về mức độ và

cấp độ hợp tác?

HS trả lời

GV kết luận ( Chiếu slide về mức độ và cấp độ

của hợp tác )

GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ cho từng loại hợp

tác:

+ Song phương: Việt Nam – Hàn Quốc

+ Đa phương: ASEAN, WTO

+ Cá nhân: A giỏi Toán, B giỏi Văn→hợp tác

+ Từng lĩnh vực: Lĩnh vực dịch vụ- du lịch

+ Nhóm: Giữa đơn vị bộ đội này với đơn vị bộ

độ khác trong chiến đấu

* Nguyên tắc hợp tác

- Tự nguyện

- Bình đẳng

- Cùng có lợi

- Không làm phương hại đến lợi ích của người khác

* Mức độ, cấp độ của hợp tác

- Song phương, đa phương

- Từng lĩnh vực, từng hoạt động hoặc hợp tác toàn diện các mặt, các lĩnh vực

- Giữa các cá nhân, cộng đồng dân tộc hoặc giữa các quốc gia…

Trang 8

GV chuyển ý:

Sắp tới dịp 26-3, nhà trường sẽ tổ chức hội

trại Đó là dịp để lớp chúng ta rèn luyện và

chứng tỏ tinh thần hợp tác của mình

Để đạt hiệu quả cao nhất, góp phần thành công

cho hội trại, các em phải làm gì?

HS trả lời

GV kết luận ( chiếu slide về HS phải làm gì )

GV kết luận chung

GV: Vậy nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác có mối

quan hệ gì không?

HS trả lời

GV bổ sung, kết luận

+Nhân nghĩa: Sống vì cộng đồng

+ Hòa nhập: Sống trong cộng đồng

+ Hợp tác: Sống với cộng đồng

→ Mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại

Một cá nhân sống nhân nghĩa sẽ là cơ sở để

sống hòa nhập và tạo điều kiện để biết hợp tác

tốt trong cộng đồng

( Lưu ý: Hòa nhập và hợp tác không phải là

đồng nhất, người sống hòa nhập chưa hẳn là

biết hợp tác )

* Trách nhiệm của học sinh

- Biết bàn bạc, xây dựng kế hoạch phân công công việc

- Nghiêm túc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ được phân công

- Phối hợp nhịp nhàng, giúp

đỡ hỗ trợ nhau

- Biết đánh giá, rút kinh nghiệm cho lần hợp tác lần sau

4 Củng cố bài học(4 phút)

Em có tán thành những ý kiến sau đây không?Vì sao?

a Đèn nhà ai nấy rạng

b Chỉ giúp đỡ những người thân khi gặp khó khăn

c Biết tha thứ với lỗi lầm của người khác

Trang 9

d Hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau

e Hợp tác giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ người khác

5 Hoạt động nối tiếp(1 phút)

- Xem lại nội dung bài học, làm bài tập 3,4,5,6,7 SGK trang 94

- Đọc trước bài 14 và sưu tầm những câu chuyện, câu ca dao tục ngữ nói về lòng yêu nước của nhân dân ta

6 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

………

………

………

………

BCĐTTSP duyệt GVHD duyệt GSTT ký tên

Trang 10

* Phụ lục 1: MỘT CÁCH XỬ SỰ

Ông Thomas là một chủ nông trại giàu có Ông và vợ mình đối xử rất thân thiện với mọi người nên ai cũng yêu mến họ

Một hôm, ông thấy vợ mình, bà Thomas sai người giúp việc đến một nhà tá điền mượn một cái bào rau củ quả Sau khi người này đi khỏi, ông hỏi vợ:

“Cái bào nhà ta vẫn còn rất tốt, tại sao em lại sai người đi mượn làm gì cho thêm phiền phức”

Bà Thomas từ tốn trả lời: Em biết mọi người ở vùng này đều yêu quý chúng ta vì chúng ta đem lại nhiều vật chất cho họ hơn các ông chủ khác, nhưng em không muốn như vậy Em muốn được yêu mến bằng một thứ tình cảm cao hơn, tình làng xóm Mà điều đó chỉ có thể có khi nào chúng ta và họ không có khoảng cách giữa chủ và tớ, giữa giàu và nghèo Như vậy,chuyện cái bào rau củ chỉ là cái cớ để anh và em đến gần với mọi người hơn mà thôi

* Phụ lục 2: BÀI HỌC TỪ MỘT CUỘC ĐUA

Sóc vốn là con vật chạy rất nhanh, vì vậy trong các cuộc đua hầu như lần nào nó cũng về đích đầu tiên Mùa xuân lại đến, như thường lệ, các loài vật lại tổ chức một cuộc chạy đua mới Cuộc đua này theo quy định, các loài vật sẽ chạy theo từng cặp đôi để hỗ trợ cho nhau trên đường đua Thế nhưng do dựa vào ưu thế chạy nhanh mà Sóc không cần sự hợp tác với con vật nào cả, nó tuyên bố: “ Tôi chỉ cần một mình cũng đủ chiến thắng rồi” Trong khi đó, Rùa và Thỏ đã hợp thành một đôi, Hươu và

Cá sấu…các con vật khác cũng lần lượt tìm đồng đội chạy cùng với mình Chỉ có Sóc

là đơn độc

Cuộc đua bắt đầu Sóc xuất phát thật nhanh và luôn dẫn đầu đoàn đua, tưởng chừng nó sẽ cán đích đầu tiên Nhưng rồi khi vạch đích chỉ còn hơn 1km nữa thì nó gặp một con sông Sóc suy nghĩ và chưa biết phải làm sao để qua sông, thì thấy thỏ và rùa cũng đến khúc sông rồi Sóc bất ngờ khi thấy Rùa từ trên lưng Thỏ nhảy xuống và cõng Thỏ bơi qua bên kia sông, lên đến bờ, Thỏ lại tiếp tục cõng Rùa chạy về đích Lúc này Sóc nhận ra rằng, nếu chỉ có mình nó đơn độc thì nó không thể chiến thắng được trong mọi tình huống, vì rằng luôn luôn có những trường hợp nó không thể làm tốt hơn người khác được ( trường hợp này Sóc không biết bơi )

Ngày đăng: 04/07/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w