1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kiem tr 1 tiet S12

5 167 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 72 KB

Nội dung

Sở GD và ĐT Tiền Giang Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Mã đề thi 134 Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC : 2008 - 2009 MÔN : Sinh học 12 – Cơ bản Thời gian làm bài: 45 phút Đề gồm 40 câu, mỗi câu 0,25 điểm. Câu 1: Một tế bào xôma lưỡng bội bình thường bị đột biến dẫn đến sự hình thành các tế bào sau đây: 1. Thể không. 2. Thể một. 3. Thể ba. 4. Thể bốn. 5. Thể tứ bội. 6. Thể tam bội. Công thức nhiễm sắc thể của tế bào 1, 2, 3, 4, 5 và 6 được viết tương ứng là: A. 2n, 2n - 1, 2n + 1, 2n + 2, 4n, 3n. B. 2n - 2, 2n - 1, 2n + 1, 2n + 2, 2n + 4 và 2n + 6. C. 2n, 2n + 1, 2n + 3, 2n + 4, 4n, 3n. D. 2n - 2, 2n - 1, 2n + 1, 2n + 2, 4n và 3n. Câu 2: Đặc điểm nào không đúng với mã di truyền? A. Mã di truyền trong một gen được đọc từ một điểm xác định và đọc theo từng bộ ba. B. Một mã bộ ba chỉ mã hoá cho một axit amin hoặc nhiều mã bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin. C. Mã di truyền là mã bộ ba. D. Mỗi loài có một bộ mã di truyền. Câu 3: Biến dị tổ hợp được hình thành do A. sự tổ hợp lại các gen có sẵn ở bố mẹ. B. tác nhân đột biến làm biến đổi cấu trúc của gen → tạo alen mới. C. tác động trực tiếp của ngoại cảnh. D. rối loạn các quá trình sinh lí – hóa sinh trong tế bào. Câu 4: Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thu được F 1 , cho F 1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F 2 là 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Cách lai không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F 2 là A. lai cây hoa đỏ F 2 với cây hoa đỏ F 1. B. cho cây hoa đỏ F 2 tự thụ phấn . C. lai cây hoa đỏ F 2 với cây hoa đỏ ở P . D. lai phân tích cây hoa đỏ F 2 . Câu 5: Loại đột biến gen không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen là A. Mất một cặp A-T. B. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp T-A. C. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. D. Thêm một cặp G-X. Câu 6: Biến đổi nào sau đây trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được? A. Thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mở đầu. B. Thay thế một cặp nuclêôtit ở mã kết thúc. C. Thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba gần mã kết thúc. D. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba nằm giữa gen. Câu 7: Thể dị đa bội được hình thành do A. lai giữa hai cá thể bố mẹ cùng loài kết hợp với đa bội hoá. B. lai giữa hai cá thể bố mẹ khác loài. C. lai giữa hai cá thể bố mẹ cùng loài. D. lai giữa hai cá thể bố mẹ khác loài kết hợp với đa bội hoá. Câu 8: Đột biến điểm là A. biến đổi trong cấu trúc của một cặp nuclêôtit. B. biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc vài cặp nuclêôtit. C. biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nuclêôtit. Trang 1/5 - Mã đề thi 134 D. biến đổi trong cấu trúc của một cặp nhiễm sắc thể. Câu 9: Dịch mã là quá trình A. tổng hợp prôtêin dựa trên khuôn mARN. B. tổng hợp mARN trên mạch khuôn ADN. C. tổng hợp tARN trên mạch bổ sung của ADN. D. tổng hợp rARN trên mạch khuôn ADN. Câu 10: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, trường hợp môi trường không có lactôzơ, các gen cấu trúc không hoạt động do A. prôtêin ức chế không liên kết được vào vùng vận hành của operon Lac → không cản trở hoạt động của enzim ARN pôlymêraza. B. prôtêin ức chế liên kết vào vùng vận hành của operon Lac → cản trở hoạt động của enzim ARN pôlymêraza. C. enzim ARN pôlymêraza bám vào vùng khởi động của operon Lac. D. prôtêin ức chế không liên kết được vào vùng vận hành của operon Lac → cản trở hoạt động của enzim ARN pôlymêraza. Câu 11: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà R là A. quy định tổng hợp các enzim. B. quy định tổng hợp prôtêin ức chế. C. nơi mà prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. D. nơi mà enzim ARN pôlymêraza bám vào và khởi đầu phiên mã. Câu 12: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng, gen B quy định hạt xám trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt đen, các gen phân li độc lập với nhau. Cho hai thứ đậu thuần chủng hoa tím, hạt xám và hoa trắng, hạt đen giao phấn với nhau được F 1 đều hoa tím, hạt xám. Khi cho F 1 tự thụ phấn thì F 2 có tỉ lệ kiểu hình là A. 9 hoa tím, hạt xám : 3 hoa tím, hạt đen : 3 hoa trắng, hạt xám : 1 hoa trắng, hạt đen. B. 9 hoa tím, hạt xám : 3 hoa trắng, hạt đen : 3 hoa trắng, hạt xám : 1 hoa tím, hạt đen. C. 9 hoa tím, hạt xám : 3 hoa trắng, hạt xám : 3 hoa trắng, hạt đen : 1 hoa tím, hạt đen. D. 9 hoa tím, hạt xám : 3 hoa tím, hạt đen : 3 hoa trắng, hạt đen : 1 hoa trắng, hạt xám. Câu 13: Trong phép lai một tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn điều kiện nào sau đây không đúng? A. Cả bố và mẹ đều phải thuần chủng về một cặp alen. B. Có hiện tượng trội - lặn hoàn toàn. C. Cả bố và mẹ đều phải dị hợp tử về một cặp alen. D. Số lượng con lai phải lớn, các kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau. Câu 14: Trong giai đoạn tổng hợp chuỗi pôlipeptit của quá trình dịch mã, khi phức hợp axit amin thứ hai - tARN khớp bổ sung anticôdon của nó với côdon tương ứng trên mARN thì diễn biến kế tiếp là A. tiểu đơn vị lớn kết hợp với tiểu đơn vị nhỏ tạo ribôxôm hòan chỉnh. B. phức hợp axit amin thứ hai - tARN khớp bổ sung anticôdon của nó với côdon tương ứng trên mARN. C. ribôxôm dịch chuyển qua một côdon trên mARN. D. liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu (met) và axit amin thứ hai. Câu 15: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ở 1 loài sinh vật có 2n = 20. Số nhiễm sắc thể được dự đoán trong tế bào sinh dưỡng ở thể một kép là A. 21. B. 22. C. 18. D. 30. Câu 16: Cơ chế chính dẫn đến đột biến lệch bội là do A. rối loạn phân li của vài cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân. B. rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể trong nguyên phân. C. rối loạn phân li của tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. D. rối loạn phân li của một hay vài cặp nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. Trang 2/5 - Mã đề thi 134 Câu 17: Khi ADN tự nhân đôi, loại đột biến gen được phát sinh do sự bắt cặp nhằm giữa các nuclêôtit không theo nguyên tắc bổ sung có thể là A. mất một cặp nuclêôtit. B. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác. C. thêm một cặp nuclêôtit. D. thêm hai cặp nuclêôtit. Câu 18: Điều hoà hoạt động gen ở tế bào nhân sơ xảy ra chủ yếu ở mức độ A. dịch mã. B. phiên mã. C. sau phiên mã. D. sau dịch mã. Câu 19: Cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli gồm A. Gen điều hoà, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc. B. Vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc. C. Vùng khởi động, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc. D. Gen điều hoà, vùng khởi động, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc. Câu 20: Đột biến thay một cặp nuclêôtit trong gen (không làm thay đổi mã mở đầu và mã kết thúc) dẫn đến hậu quả là A. có thể thay 2 axit amin này bằng 2 axit amin khác. B. thay đổi tất cả các axit amin trong chuỗi polipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp. C. chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp mất 1 axit amin. D. có thể thay 1 axit amin này bằng 1 axit amin khác. Câu 21: Loại đột biến gen gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chuỗi pôlipeptit mà nó tổng hợp là: A. Thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba gần bộ ba kết thúc. B. Thay thế một cặp nuclêôtit ở giữa gen. C. Thay thế một cặp nuclêôtit sau bộ ba mở đầu. D. Mất một cặp nuclêôtit sau bộ ba mở đầu. Câu 22: Điều nào sau đây không đúng đối với cấu trúc chung của gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực? A. Các gen ở sinh vật nhân thực có các đoạn intron xen kẽ với các đoạn êxôn. B. Vùng kết thúc nằm ở đầu 5 ’ của mạch gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. C. Vùng điều hoà nằm ở đầu 3 ’ của mạch gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. D. Vùng mã hoá liên tục, mang thông tin mã hoá axit amin. Câu 23: Trường hợp các cặp alen quy định các tính trạng phân li độc lập trong quá trình giảm phân tạo giao tử, thì số loại giao tử tối đa được hình thành khi cây có kiểu gen AabbDd giảm phân là A. 16 B. 12 C. 4 D. 8 Câu 24: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin A. quy định tổng hợp một chuỗi polipeptit. B. quy định một loại tính trạng nhất định. C. mã hoá cho một sản phẩm xác định. D. quy định tổng hợp một phân tử ARN nhất định. Câu 25: Trong phép lai hai tính trạng, mỗi tính trạng do một cặp alen quy định. Điều kiện cần để dẫn đến sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân là A. các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên cặp các nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. B. có hiện tượng trội - lặn hoàn toàn. C. các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. D. cả bố, mẹ đều phải dị hợp tử về hai cặp alen. Câu 26: Quá trình dịch mã hoàn tất khi A. ribôxôm tiếp xúc với codon AUG trên mARN. B. Enzim đặc hiệu cắt axit amin met ra khỏi chuỗi polypeptit. C. ribôxôm rời khỏi mARN và trở về trạng thái tự do. D. ribôxôm tiếp xúc với một trong các bộ ba: UAA, UAG, UGA. Câu 27: Cơ chế phát sinh thể một và thể ba liên quan đến sự không phân ly của A. một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Trang 3/5 - Mã đề thi 134 B. ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng. C. một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở thể một và ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở thể ba. D. ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở thể một và một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở thể ba. Câu 28: Khi tham gia thực hiện quá trình phiên mã, enzim ARN pôlimêraza trượt dọc trên mạch khuôn của gen A. theo chiều 3’ → 5’để tổng hợp mARN theo nguyên tắc bổ sung (A - T và T - A; G - X và ngược lại) theo chiều 5’ → 3’. B. theo chiều 5’ → 3’để tổng hợp mARN theo nguyên tắc bổ sung (A - U và T - A; G - X và ngược lại) theo chiều 3’ → 5’. C. theo chiều 3’ → 5’để tổng hợp mARN theo nguyên tắc bổ sung (A - U và T - A; G - X và ngược lại) theo chiều 5’ → 3’. D. theo chiều 5’ → 3’để tổng hợp mARN theo nguyên tắc bổ sung (A - T và T - A; G - X và ngược lại) theo chiều 3’ → 5’. Câu 29: Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo A. nguyên tắc bổ sung (A-T và ngược lại; G-X và ngược lại), nguyên tắc bảo tồn. B. nguyên tắc bổ sung (A-T và ngược lại; G-X và ngược lại), nguyên tắc bán bảo tồn. C. nguyên tắc bổ sung (A-U và T-A; G-X và ngược lại), nguyên tắc bán bảo tồn. D. nguyên tắc bổ sung (A-T và ngược lại; G-X và ngược lại). Câu 30: Theo quan niệm của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể là do A. hai nhân tố di truyền khác loại quy định. B. một cặp nhân tố di truyền quy định. C. hai cặp nhân tố di truyền quy định. D. một nhân tố di truyền quy định. Câu 31: Trong quá trình tái bản ADN, trên mạch khuôn 3’ → 5’, mạch bổ sung được tổng hợp A. liên tục và ngược chiều tháo xoắn của ADN. B. gián đoạn và ngược chiều tháo xoắn của ADN. C. liên tục và cùng chiều tháo xoắn của ADN. D. gián đoạn và cùng chiều tháo xoắn của ADN. Câu 32: Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thu được F 1 , cho F 1 lai phân tích thì kiểu hình ở cây F 2 là A. 5 hoa đỏ: 3 hoa trắng. B. 1 hoa đỏ: 3 hoa trắng. C. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Câu 33: Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể (NST) ở sinh vật nhân thực là: A. ADN + Histôn → Nuclêôxôm → Sợi cơ bản → Sợi chất nhiễm sắc → Sợi siêu xoắn → Crômatit → NST. B. ADN + Histôn → Sợi cơ bản → Nuclêôxôm → Sợi chất nhiễm sắc → Sợi siêu xoắn → Crômatit → NST. C. ADN + Histôn → Nuclêôxôm → Sợi cơ bản → Sợi siêu xoắn → Sợi chất nhiễm sắc → Crômatit → NST. D. ADN + Histôn → Nuclêôxôm → Sợi chất nhiễm sắc → Sợi cơ bản → Sợi siêu xoắn → Crômatit → NST. Câu 34: Khi phiên mã, ARN được tổng hợp từ A. mạch gốc 5’ → 3’ của gen. B. cả hai mạch của gen. C. mạch gốc 3’ → 5’ của gen. D. mạch 5’ → 3’ của tARN. Câu 35: Cơ chế chính dẫn đến đột biến tự đa bội là do A. rối loạn phân li của tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. B. rối loạn phân li của vài cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân. C. rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể trong nguyên phân. D. rối loạn phân li toàn bộ nhiễm sắc thể trong giảm phân. Trang 4/5 - Mã đề thi 134 Câu 36: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể là A. lặp đoạn và đảo đoạn. B. lặp đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ. C. mất đoạn và lặp đoạn. D. đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ. Câu 37: Tác động gây đột biến của 5-brôm uraxin (5 - BU) được minh hoạ bằng sơ đồ A. A - T → A - 5BU → G - 5BU → G - X. B. A - T → A - 5BU → X - 5BU → X - G. C. T - A → T - 5BU → X - 5BU → X - G. D. T - A → T - 5BU → G - 5BU → G - X. Câu 38: Nhiễm sắc thể (NST) co xoắn cực đại vào kì giữa của quá trình phân bào ở sinh vật nhân thực có vai trò tạo thuận lợi cho A. các NST giữ vững được cấu trúc trong quá trình phân bào. B. sự phân li NST về các cực tế bào và tổ hợp các NST trong quá trình phân bào. C. các NST không bị đột biến trong quá trình phân bào. D. các NST tương đồng tiếp hợp trong quá trình giảm phân. Câu 39: Ở sinh vật nhân thực, mARN trưởng thành được tổng hợp theo trình tự: A. Gen cấu trúc → mARN sơ khai → loại bỏ êxôn → nối các intron → mARN trưởng thành. B. Gen cấu trúc→ mARN sơ khai → loại bỏ intron → nối các êxôn → mARN trưởng thành. C. Gen cấu trúc → loại bỏ êxôn → nối các intron → mARN sơ khai → mARN trưởng thành. D. Gen cấu trúc → loại bỏ intron → nối các êxôn → mARN sơ khai → mARN trưởng thành. Câu 40: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài thực vật là 2n = 24. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng ở thể tam bội? A. 3 . B. 25 . C. 36 . D. 48 . HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 134 . trong cấu tr c của một cặp nuclêôtit. B. biến đổi trong cấu tr c của gen liên quan đến một hoặc vài cặp nuclêôtit. C. biến đổi trong cấu tr c của gen liên quan đến một cặp nuclêôtit. Trang 1/ 5. xám : 1 hoa tr ng, hạt đen. B. 9 hoa tím, hạt xám : 3 hoa tr ng, hạt đen : 3 hoa tr ng, hạt xám : 1 hoa tím, hạt đen. C. 9 hoa tím, hạt xám : 3 hoa tr ng, hạt xám : 3 hoa tr ng, hạt đen : 1 hoa. 3 hoa tím, hạt đen : 3 hoa tr ng, hạt đen : 1 hoa tr ng, hạt xám. Câu 13 : Trong phép lai một tính tr ng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 tr i : 1 lặn điều kiện nào sau đây

Ngày đăng: 04/07/2014, 13:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w