c. Xác đinh các vật cản xung quanh. Việc lựa chọn vị trí đặt AP phụ thuộc vào cấu trúc của tòa nhà, các vật cản…Việc thay đổi truyền phát tín hiệu làm biến dạng vùng thể tích phạm vi lý tưởng qua việc ngăn chặn, phản hồi & suy giảm tần số radio (giảm cường độ tín hiệu) có thể ảnh hưởng đến cách bạn triển khai AP. Các vật kim loại trong 1 tòa nhà hoặc được dùng trong xây dựng của 1 tòa nhà có thể ảnh hưởng đến tín hiệu không dây. Ví dụ: • Xà nhà • Cáp thang máy • thép trong bê tông • Các ống thông gió, điều hòa nhiệt độ và điều hòa không khí • Dây lưới đỡ thạch cao hoặc vữa trên tường • Tường chứa kim loại, các khối xỉ than, bê tông • Bàn kim loại, bể cá, hoặc các loại thiết bị kim loại lớn khác d. Xác định các nguồn giao thoa Bất cứ thiết bị nào hoạt động trên các tần số giống như các thiết bị mạng không dây của bạn (trong băng S dải tần ISM hoạt động trong dải tần số từ 2.4GHz đến 2.5Ghz, hoặc băng C hoạt động trong dải tần số từ 5.725GHz đến 5.875GHz) đều có thể bị nhiễu tín hiệu. Các nguồn giao thoa cũng làm biến dạng 1 vùng thể tích phạm vi lý tưởng của AP. Vì vậy ta cần lựa chọn vị trí đặt AP cách xa các nguồn giao thoa này. Các thiết bị hoạt động trong băng C dải tần ISM bao gồm: • Các thiết bị cho phép dùng bluetooth • Lò vi sóng • Phone 2.4GHz • Camera không dây • Các thiết bị y học • Động cơ thang máy e. Số lượng AP Để xác định số AP sẽ triển khai, bạn hãy làm theo các nguyên tắc sau đây: • Phải có đủ AP để đảm bảo các người dùng có đủ cường độ tín hiệu từ bất cứ đâu trong vùng thể tích phạm vi. Các AP điển hình sử dụng ăngten đẳng hướng phát ra 1 vùng tín hiệu hình tròn phẳng thẳng đứng lan truyền giữa các tầng của tòa nhà. AP có phạm vi trong nhà trong vòng bán kính 200 nước chân. Phải có đủ AP để đảm bảo vùng tín hiệu được chồng lên nhau giữa các AP. • Xác định số lượng lớn nhất những người sử dụng cùng lúc trên 1 vùng thể tích phạm vi. • Đánh giá lưu lượng dữ liệu mà trung bình một dùng không dây thường yêu cầu. Nếu cần thì tăng thêm số AP để: - Cải thiện băng thông mạng cho máy khách - Tăng số lượng người dùng được hỗ trợ trong vùng phạm vi. • Dựa trên toàn bộ lưu lượng dữ liệu của tất cả người dùng, xác định số người dùng có thể kết nối tới 1 AP. • Đảm bảo sự dư thừa phòng trong trường hợp 1 AP bị lỗi. 2. Triển khai AP Điều quan trọng trong việc triển khai lắp đặt AP là lắp đặt các AP sao cho phải đủ gần nhau để cung cấp phạm vi rộng nhưng phải đủ xa để các AP không gây nhiễu lần nhau. Khoảng cách thực tế giữa 2 AP bất kỳ phụ thuộc vào sự kết hợp của kiểu AP (kiểu ăng-ten của AP và cấu trúc xây dựng của tòa nhà) cũng như các nguồn làm giảm, chặn và phản hồi tín hiệu. Bạn nên cố gắng giữ tỉ lệ trung bình tốt nhất giữa các máy trạm tới AP, tức là không để một AP phục vụ quá nhiều máy trạm còn một AP lại phục vụ một vài máy trạm vì lượng trung bình người dùng kết nối tới một AP càng lớn thì hiệu quả truyền dữ liệu càng thấp. Quá nhiều máy khách sử dụng cùng 1 AP sẽ làm giảm lưu lượng mạng, hiệu quả và băng thông cho mỗi máy khách. Bằng cách tăng thêm số AP giúp tăng thêm lưu lượng và giảm tải cho mạng. Để tăng thêm số AP tỉ lệ với số máy khách thì cần phải tăng số AP trong 1 vùng thể tích phạm vi đã cho. Để triển khai AP của bạn, hãy làm theo các bước sau: • Phân tích vị trí các AP dựa trên sơ đồ tòa nhà. • Lắp đặt tạm thời các AP. • Phân tích cường độ tín hiệu trên tất cả các vùng. • Tái định vị các AP. • Xác định vùng thể tích phạm vi. • Cập nhật các bản vẽ kiến trúc của mạng để đối chiếu số lượng và vị trí cuối cùng của các AP. Các bước này được đề cập chi tiết hơn trong các mục sau: Phân tích các vị trí đặt AP Vẽ phác thảo kiến trúc cho mỗi tầng của tòa. Trên bản vẽ cho mỗi tầng, xác định các văn phòng, các phòng hội nghị, hành lang hoặc các nơi khác mà bạn muốn cung cấp truy cập không dây. Trên bản kế hoạch hãy ghi rõ các thiết bị gây nhiễu và đánh dấu các vật liệu xây dựng tòa nhà hoặc các vật có thể làm giảm, phản hồi hoặc chặn các tín hiệu không dây. Sau đó chỉ rõ vị trí các AP mà mỗi AP cách AP liền kề không quá 60m. Sau khi xác định các vị trí của các AP, bạn phải xác định các kênh của chúng sau đó gán số hiệu kênh cho mỗi AP. Để chọn kênh cho các AP: Để chọn kênh cho các AP ta thực hiện các công việc sau: • Xác định xem có mạng không dây nào ở gần không để xác định số hiệu kênh và nơi đặt AP của họ. Điều đó giúp ta triển khai các AP của mình mà không sợ bị nhiễu do trùng kênh. • Các AP đặt gần nhau trên các tầng khác nhau phải được gán các sao cho các kênh của chúng không bị chồng lên nhau. • Sau khi xác định vùng thể tích không gian chồng lên nhau trong và ngoài mạng, hãy gán các số hiệu kênh cho các AP. Để gán số hiệu kênh cho các AP: Để gán số hiệu kênh cho các AP ta thực hiện các công việc sau: • Gán kênh 1 cho AP đầu tiên. • Gán kênh 6 và 11 cho 2 AP có vùng thể tích phạm vi chồng lên vùng thể tích phạm vi của AP đầu tiên, và phải đảm bảo các AP đó không gây nhiễu lẫn nhau vì cùng kênh. • Tiếp tục gán số hiệu kênh cho các AP khác sao cho 2 AP bất kỳ với phạm vi chồng lên nhau được gán các số hiệu kênh khác nhau. Lắp đặt tạm thời các AP: Lắp đặt dựa vào các vị trí, các cấu hình kênh đã được ghi trong bản kế hoạch và các phân tích cơ bản về vị trí của các AP. Khảo sát vị trí Ta có thể thực hiện khảo sát vị trí bằng cách đi quanh tòa nhà và các tầng của nó với một chiếc máy sách tay hỗ trợ không dây 802.11 và phần mềm khảo sát vị trí. Xác định cường độ tín hiệu và tốc độ truyền của vùng thể tích phạm vi cho mỗi AP được cài đặt. Tái định vị các AP - các nguồn làm suy giảm hoặc giao thoa: Tại những vị trí có cường độ tín hiệu yếu, bạn có thể thực hiện những điều chỉnh sau đây để cải thiện tín hiệu: • Đặt cố định các AP đã được cài đặt tạm để làm tăng cường độ tín hiệu cho vùng thể tích phạm vi đó. • Đặt lại hoặc loại bỏ các thiết bị gây nhiễu (bluetooth, lò vi sóng) • Đặt lại hoặc loại bỏ các vật kim loại gẫy nhiễu (tủ hồ sơ, các thiết bị hoặc dụng cụ) • Thêm nhiều AP hơn để bù cho cường độ tín hiệu yếu. (Nếu thêm AP, có thể bạn phải thay đổi số hiệu kênh của các AP liền kề nhau) • Mua các ăng-ten phù hợp với các yêu cầu cơ sở hạ tầng của tòa nhà. Ví dụ để loại bỏ giao thoa giữa các AP đặt trên các tầng gần nhau trong tòa nhà, bạn có thể mua các ăng-ten định hướng để tăng phạm vi nằm ngang và giảm phạm vi thẳng đứng. Xác minh vùng thể tích phạm vi: Khảo sát các vị trí khác để giúp loại trừ các vị trí có cường độ tín hiệu yếu. Cập nhật kế hoạch: Cập nhật các bản vẽ kiến trúc để đối chiếu số lượng và vị trí cuối cùng của các AP. Chỉ rõ ranh giới vùng thể tích phạm vi cho mỗi AP nơi tốc độ truyền dữ liệu thay đổi. Kết luận Trước khi triển khai AP, bạn hãy xem xét các yêu cầu về AP,việc tách kênh, các thay đổi truyền phát tín hiệu, các nguồn giao thoa (nguồn gây nhiễu), số lượng AP cần thiết tương ứng với phạm vi không dây, băng thông, và các yêu cầu dự trữ. Để triển khai AP, hãy ước lượng các vị trí AP dựa trên sơ đồ tòa nhà và các kiến thức về sự thay đổi truyền phát tín hiệu và các nguồn giao thoa (nguồn nhiễu). Cài đặt các AP tại các vị trí tạm và thực hiện khảo sát vị trí (lưu ý các vùng bị thiếu phạm vi). Thay đổi vị trí các AP, các thay đổi truyền phát tín hiệu hoặc các nguồn giao thoa và xác minh phạm vi bằng cách thực hiện khảo sát vị trí bổ sung. Sau khi xác định các vị trí cuối cùng của các AP. xDSL and ADSL Tác giả: (someone) Thời gian gần đây, chắc các bạn cũng đã nghe nói tới việc triển khai dịch vụ Internet tốc độ cao ADSL tại Việtnam? Vậy thì bao giờ, ở đâu, thế nào và tóm lại thì ADSL nó là cái gì? Sự kiện này đã thu hút mạnh sự quan tâm của chúng tôi, và chúng tôi muốn chia sẻ những thông tin chúng tôi biết được về vấn đề này với các bạn. Chúng tôi sẽ cập nhật ngay khi có tin mới, nên các bạn hãy kiểm tra lại liên tục để biết được thông tin mới nhất. Giới thiệu ADSL là một cách kết nối tốc độ cao tới Internet, với tốc độ có thể nhanh hơn vài chục đến cả trăm lần modem quay số hiện nay chúng ta đang dùng. Ðây sẽ là một sự hứa hẹn thực sự cho chúng ta để có thể "lướt" trên Internet chứ không phải là "bò" như hiện tại. Theo các tin tức gần đây do các phương tiện thông tin đại chúng đưa, chúng ta có thể biết rằng dịch vụ ADSL được cung cấp bởi sự hợp tác giữa nhà cung cấp khả năng truy cập Internet lớn nhất Việtnam hiện nay là VDC và nhà cung cấp dịch vụ ADSL lớn nhất Hàn Quốc hiện nay là Korea Telecom. Hiện nay, tại các nước có cơ sở hạ tầng Internet tiên tiến, ADSL đã trở thành một phương tiện kết nối phổ biến vào mạng toàn cầu nhưng đối với hầu hết người dùng Internet trong nước, ADSL còn là một khái niệm xa lạ. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu với các bạn những nét sơ lược về công nghệ kết nối Internet này. Chi tiết về công nghệ này, chúng tôi sẽ đề cập đến phần sau của bài viết. Phần đầu chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin nóng về sự kiện này. Chú ý: Một số thông tin dưới đây chúng tôi nhận được từ những nguồn không chính thức, tuy nhiên có thể tin tưởng. Mặc dù vậy, trong tương lai có thể sẽ có những thay đổi mà chúng tôi không thể biết trước, do đó bạn hãy tạm coi những thông tin dưới đây chỉ là thông tin để tham khảo. Lịch trình của ADSL tại Việtnam • Sau khi thử nghiệm tại thành phố Hải Phòng vào đầu tháng 04-2002 với đường truyền 8M/2M. Theo tạp chí Thế giới Vi tính số tháng 04-2002, tốc độ download đạt được là ~5M và upload là ~400k. (Chúng tôi sẽ giải thích chi tiết sau). • Ðầu tháng 05-2002, theo tờ tin Khám phá Internet phát hành bởi VNN. Dịch vụ sẽ tiếp tục được triển khai thử nghiệm tại Hànội và thành phố Hồ Chí Minh