1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Factoring - cứu tinh cho những khoản nợ khó đòi docx

9 186 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 111,25 KB

Nội dung

Factoring - cứu tinh cho những khoản nợ khó đòi Ngoài những lợi ích phong phú mà factoring đem lại, có rất, rất nhiều lý do để các doanh nghiệp quan tâm đến dịch vụ này: tận dụng khả năng chuyên môn của các công ty factoring để đem lại lợi ích cho mình, hay sẽ có nhiều sự lựa chọn phương pháp thanh toán sớm hơn cho các nhà cung cấp hàng hoá (đặc biệt là trong xuất nhập khẩu, từ đó nhanh chóng có nguồn vốn tái đầu tư để không bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh mới. Kể từ khi các công ty mua bán nợ có những đánh giá chuẩn xác về mức độ rủi ro tín dụng, đồng thời sẵn sàng mua lại các khoản nợ với giá chiết khấu không cao (khoảng 10% đến 20% khoản nợ), rất nhiều công ty đã để mắt tới dịch vụ này. Không những vậy, có nhiều khách hàng còn sẵn sàng trả phí để nhờ các công ty factoring điều tra và cung cấp thông tin nhằm đảm bảo quản lý tín dụng một cách hiệu quả nhất, từ đó tăng vòng luân chuyển vốn cũng như hạn chế rủi ro tài chính. Điều cốt lõi của nghiệp vụ factoring là tạo ra lòng tin về khả năng thanh toán nợ của nhiều công ty cho vay, nhờ vậy, các công ty này sẽ yên tâm và tập trung vào công việc kinh doanh của mình để đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận. Không quan tâm đến mọi diễn tiến xung quanh (thậm chí cả trong trường hợp phá sản), với factoring, những khoản tiền mặt “nóng” sẽ luôn sẵn sàng. Ngoài ra, factoring không chỉ là sự lựa chọn cho những khoản nợ khó đòi, việc sử dụng dịch vụ này còn có thể đẩy nhanh những khoản thanh toán từ khách hàng mua hàng trả chậm. Dịch vụ của các công ty factoring không giống nhau mà có thể có những khác biệt về điều khoản, điều kiện mua bán nơ cũng như tỷ lệ chiết khấu tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, con số nợ nần, khả năng thu hồi nợ… Factoring và các ngân hàng Nhiều ngân hàng đã vận dụng factoring như một trong những hoạt động kinh doanh chính của mình. Với dịch vụ factoring, các ngân hàng lớn trên thế giới nhận thấy có thể mở rộng mối liên hệ với khách hàng của họ trong một số ngành công nghiệp. Hơn nữa, họ có thể tiến hành dịch vụ cho các ngân hàng đại lý có các khách hàng cần đến các dịch vụ factoring. Hiện nay, có không ít các ngân hàng thương mại đang duy trì hình thức cho vay chi phí sản xuất hàng hoá hoặc thu mua hàng và cho vay luân chuyển hàng hoá. Cho vay như thế đưa đến việc doanh nghiệp sẽ ỷ lại vào vốn tín dụng của ngân hàng thương mại. Do vậy, việc cho vay chi phí sản xuất và cho vay luân chuyển hàng hoá sẽ khiến ngân hàng thương mại chịu rủi ro cùng doanh nghiệp: một khi hàng hoá không tiêu thụ được, khoản nợ sẽ rất khó thu hồi. Trong khi đó, sử dụng dịch vụ factoring, các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho doanh nghiệp tiếp tục chu kỳ sản xuất sau, nhưng ngân hàng thương mại ấy thu nợ bằng tiền hàng hoá bán chịu của chu kỳ sản xuất trước nên mức độ rủi ro ít hơn. Nhờ vậy, dịch vụ factoring còn giúp doanh nghiệp không lâm vào cảnh nợ nần dây dưa, khó đòi. Bên cạnh việc các ngân hàng mở dịch vụ chiết khấu thương phiếu đối với hàng hoá tiêu thụ thì dịch vụ factoring khiến việc cung ứng vốn tín dụng của ngân hàng thương mại cho các công ty trên thị trường được đơn giản hơn và an toàn hơn. Đồng thời, việc này còn khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hoặc thu mua hàng hoá bằng vốn tự có của mình. Vốn tín dụng của chi nhánh ngân hàng thương mại chỉ là vốn bổ sung khi doanh nghiệp bán hàng trả chậm. Factoring và xuất khẩu Có một thực tế hiển nhiên là cuộc cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu đang ngày càng trở nên khắc nghiệt và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn phải tìm mọi cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Một trong những yếu tố để cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu là điều kiện thanh toán. Nếu như một doanh nghiệp có thể xuất khẩu với phương thức thanh toán ghi sổ nợ (open account), thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ ký thêm được nhiều hợp đồng. Tuy nhiên, nếu xuất khẩu với hình thức này thì rủi ro thanh toán sẽ tăng lên. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ dám chấp nhận phương thức này với những khách hàng uy tín, lâu năm của mình mà thôi. Ngay cả khi được đảm bảo về rủi ro thanh toán, doanh nghiệp vẫn bị khách hàng chiếm dụng vốn trong suốt thời gian chờ đợi. Thiếu luồng tiền mặt mà lại không thể dễ dàng tiếp cận với vốn từ các nguồn truyền thống (như tín dụng ngân hàng), doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn để duy trì sản xuất. Trong tình thế đó, factoring đã xuất hiện như một vị cứu tinh. Factoring được đánh giá là một dịch vụ tài chính mới, chỉ với thủ tục rất đơn giản, có thể giúp doanh nghiệp vừa xuất khẩu cho khách hàng theo điều kiện thanh toán ghi sổ, lại vừa thu được tiền mặt ngay sau khi xuất hàng đi. Với giới kinh doanh xuất nhập khẩu thì factoring được hiểu là dịch vụ mua bán các khoản phải thu của khách hàng (purchase/sale of account receivables). Định nghĩa này xuất phát từ thuật ngữ kế toán: khi xuất hàng bán cho khách hàng nhưng bên bán chưa nhận được tiền hàng thì khoản tiền này được ghi vào tài khoản phải thu của khách hàng. Factoring là dịch vụ mua các khoản tiền nằm trong tài khoản nói trên. Cơ chế của factoring trong xuất nhập khẩu rất dễ hiểu. Nhà xuất khẩu ký hợp đồng dịch vụ với công ty factoring. Khi hàng được giao đi cho khách hàng, nhà xuất khẩu gửi hoá đơn tới công ty factoring. Công ty factoring sẽ ứng trước cho nhà xuất khẩu khoảng 80% giá trị của hoá đơn. Công ty factoring sẽ thu tiền hàng từ nhà nhập khẩu. Sau khi thu được 100% tiền hàng, công ty factoring sẽ thanh toán nốt 20% còn lại cho nhà xuất khẩu. Với ý nghĩa là factoring nhằm bảo hiểm rủi ro thanh toán, chúng ta có hai loại factoring: factoring truy đòi và factoring miễn truy đòi. Đối với factoring truy đòi, công ty factoring có quyền đòi lại khoản tiền đã ứng trước cho nhà xuất khẩu nếu nhà nhập khẩu không thanh toán. Với factoring miễn truy đòi, nếu nhà nhập khẩu mất khả năng chi trả, công ty factoring có trách nhiệm thanh toán 100% giá trị hoá đơn cho nhà xuất khẩu. Dịch vụ factoring trong xuất nhập khẩu đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các nước trong khu vực cũng đã phát triển factoring như Trung quốc, Indonesia, Än độ, Nhật bản, Malaysia, Hàn quốc, Singapore, Sri Lanka, Đài loan và Thái lan. Thật không công bằng cho các nhà xuất khẩu Việt nam khi các đối thủ cạnh tranh của họ ở các nước khác đang được hưỏng lợi thế từ dịch vụ này. Chỉ những năm gần đây, dịch vụ factoring mới bắt đầu được đưa vào phục vụ các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam. “Thương trường như chiến trường”, để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp ngoài nỗ lực tự thân còn rất cần đến sự trợ giúp nhiều mặt của các ngân hàng cũng như các công ty đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Điều đó đòi hỏi các công ty tài chính phải nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán thương mại. Nếu không, các doanh nghiệp khó tránh khỏi nguy cơ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh do vốn bị chiếm dụng, các nhà xuất khẩu khó tránh khỏi rủi ro trong thanh toán, kéo theo gây tâm lý lo lắng, bất ổn cho doanh nghiệp nói riêng, cũng như kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung Để đạt mục tiêu đó, các công ty tài chính không có con đường nào khác là phải nhanh chóng áp dụng nhiều nghiệp vụ tài chính mới mà các công ty, tập đoàn trên thế giới đã áp dụng thành công. Và nghiệp vụ factoring là một trong số đó. . Factoring - cứu tinh cho những khoản nợ khó đòi Ngoài những lợi ích phong phú mà factoring đem lại, có rất, rất nhiều lý do để các doanh. với factoring, những khoản tiền mặt “nóng” sẽ luôn sẵn sàng. Ngoài ra, factoring không chỉ là sự lựa chọn cho những khoản nợ khó đòi, việc sử dụng dịch vụ này còn có thể đẩy nhanh những khoản. lại cho nhà xuất khẩu. Với ý nghĩa là factoring nhằm bảo hiểm rủi ro thanh toán, chúng ta có hai loại factoring: factoring truy đòi và factoring miễn truy đòi. Đối với factoring truy đòi,

Ngày đăng: 04/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w