Vàng da ở trẻ do đâu? Chứng bệnh vàng da nếu không được chữa trị kịp thời, bé dễ bị suy gan, ảnh hưởng đến não, thậm chí có thể bị tử vong. Vàng da sinh lý Dấu hiệu: Da bé có màu vàng như nghệ từ khoảng ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau sinh. Các dấu hiệu này sẽ tự nhiên khỏi sau 1-2 tuần mà bạn không phải dùng bất kỳ một loại thuốc nào cho bé. Nguyên nhân - Do bé bị tăng bilirubine (một loại sắc tố của mật, nếu có nhiều trong máu mà bé không thể thải ra ngoài sẽ khiến cơ thể bé bị nhiễm độc). Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của bé bị phá hủy và được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. - Do bé bú sữa mẹ. Dấu hiệu nên đưa bé đi khám: Bé bị sốt cao, co giật, da vàng đậm… Hoặc tình trạng vàng da ở bé kéo dài kèm các biểu hiện nôn trớ, kém ăn, hay quấy khóc… Xử trí - Với bé vàng da do sinh lý, bé vẫn khỏe mạnh và tăng cân đều, bạn nên tắm nắng cho bé 10-15 phút mỗi ngày (bế bé ra gần cửa sổ hoặc đi dạo trong nắng sớm). Chứng bệnh vàng da của bé sẽ từ từ giảm và da bé sẽ hồng hào hơn. - Để sớm nhận biết bé bị vàng da, bạn nên cho bé nằm trong phòng đủ ánh sáng. Nên bế bé ra khu vực có ánh sáng tự nhiên để kiểm tra vàng da toàn thân cho bé, đặc biệt là vùng đầu (vàng da thể hiện trên đầu bé rõ nét nhất). Nếu bạn thấy bé chỉ bị vàng da ở trên đầu thì là mức độ nhẹ. Tình trạng này sẽ xấu hơn khi bé bị vàng da vùng bụng rồi lan tới chân. Bạn có thể dùng ngón tay trỏ, ấn nhẹ lên da bé vài giây, sau đó thả ra, nếu bé bị vàng da, khu vực ấn tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Lưu ý: Việc phân biệt vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý thường rất khó khăn. Vì vậy, bạn nên quan sát, nếu vàng da ở bé kèm các biểu hiện bé nhẹ cân, sốt, quấy khóc, bú kém… bạn nên nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ. Một số chứng vàng da bệnh lý ở bé Vàng da do teo đường mật bẩm sinh: Tình trạng này thường gặp ở những bé sơ sinh bụ bẫm, sinh đủ tháng và thường gặp ở bé gái nhiều hơn bé trai. Dấu hiệu - Tuần lễ đầu sau sinh, da và cả mắt của bé càng ngày càng chuyển sang vàng sậm. - Bé đi tiêu phân màu trắng. Nguyên nhân: Bé bị tắc mật hoặc teo đường mật ngoài gan bẩm sinh. Xử trí: Bạn nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Vàng da do viêm gan (A, B…) Dấu hiệu: - Trong vòng 1-2 tháng đầu sau sinh, da và mắt bé có màu vàng. - Phân và nước tiểu của bé cũng có màu vàng. Xử trí: Bạn nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Vàng da do bệnh giang mai: Bé bị mắc bệnh giang mai từ người mẹ. Dấu hiệu: Bé bị vàng da kéo dài kèm theo biểu hiện gan to, nách to. Xử trí: Nếu bạn (hoặc chồng) có tiền sử bệnh giang mai, nên lưu ý đến chứng bệnh này và đưa bé đi khám sớm. Vàng da do virus: Da và nước tiểu của bé có màu vàng, phân có màu trắng. Do bị lây bệnh gan từ người mẹ. Xử trí: Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh gan, nên đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân chính xác. Vàng da do nhiễm khuẩn: Dấu hiệu - Bé bị nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da. - Nước tiểu của bé có màu vàng. - Bé hay khóc, bú kém, kèm theo các dấu hiệu như nôn trớ và tiêu chảy… Xử trí: Bạn vẫn nên duy trì các cữ bú trong ngày cho bé đồng thời đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Vàng da nhân: Những bé có nguy cơ mắc phải chứng vàng da nhân là sinh non, nhẹ cân, hạ đường huyết… Biểu hiện (3 giai đoạn): - Giai đoạn 1: Bé bú yếu, li bì, hay khóc thét. - Giai đoạn 2: Bé bị sốt, co giật. - Giai đoạn 3: Bé sẽ có di chứng nguy hiểm lên não… Bé có những biểu hiện liên quan đến thần kinh như hàm và người cứng kèm theo dấu hiệu tím tái. Xử trí: Đây là trường hợp vàng da bệnh lý nguy hiểm ở bé. Bé cần được điều trị tại các viện nhi, thậm chí có thể phải thay máu. . Vàng da ở trẻ do đâu? Chứng bệnh vàng da nếu không được chữa trị kịp thời, bé dễ bị suy gan, ảnh hưởng đến não, thậm chí có thể bị tử vong. Vàng da sinh lý Dấu hiệu: Da bé có. vàng da toàn thân cho bé, đặc biệt là vùng đầu (vàng da thể hiện trên đầu bé rõ nét nhất). Nếu bạn thấy bé chỉ bị vàng da ở trên đầu thì là mức độ nhẹ. Tình trạng này sẽ xấu hơn khi bé bị vàng. đến bác sĩ. Một số chứng vàng da bệnh lý ở bé Vàng da do teo đường mật bẩm sinh: Tình trạng này thường gặp ở những bé sơ sinh bụ bẫm, sinh đủ tháng và thường gặp ở bé gái nhiều hơn bé trai.