Bệnh chàm ở bé Bệnh chàm còn gọi là bệnh exzema là một trong những bệnh ngoài da gặp khá nhiều với mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em dưới 3 tuổi thường chiếm tỷ lệ cao nhất. Bố mẹ có cơ địa dị ứng con dễ mắc chàm Khi trẻ càng lớn tuổi thì bệnh chàm cũng dần dần giảm do sức đề kháng của cơ thể ngày càng hoàn thiện. Bệnh chàm không lây cho người khác, nhưng trên một cơ thể có thể bị nhiều vùng chàm khác nhau. Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định một cách chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh chàm, nhưng thấy rằng ở người có cơ địa dị ứng (hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết ) hoặc bố, mẹ có cơ địa dị ứng, thì con dễ mắc bệnh chàm hơn những đứa trẻ khác. Khi trẻ bị chàm thường xuất hiện ở một vùng da nào đó như ở mặt (đặc biệt là hai má, cằm tạo thành hình cánh bướm), những vùng có tóc, sau tai, gáy, những vùng nếp gấp như nách, bẹn, khoeo Biểu hiện ban đầu là vùng da bị ửng đỏ, ngứa, nổi mụn nước nhỏ. Ngứa là một triệu chứng hay gặp ở trẻ bị chàm. Khi trẻ bị chàm thì hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc do ngứa khó chịu. Đừng để bị nhiễm trùng Nếu không tự kiềm chế được (gặp ở trẻ nhỏ) sẽ gãi nhiều làm chảy máu. Nhiều cháu do gãi mà hai má và cằm chảy máu ri rỉ có khi chảy máu lan rộng cả một vùng má, cằm. Mụn nước tự vỡ hoặc do gãi nhiều làm vỡ nếu da không giữ vệ sinh tốt thì rất dễ nhiễm trùng (lúc này gọi là chàm nhiễm trùng). Nếu để chàm bị nhiễm trùng thì việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều và hậu quả để lại sau khi khỏi thường có sẹo. Nếu ở mặt thì ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ sau này. Những vết chàm vỡ không bị nhiễm trùng thì sẽ để lại vảy kết trên mặt da. Bệnh chàm ở trẻ rất dễ bị tái phát, có khi trong một năm xuất hiện chàm nhiều lần, nhất là khi có dấu hiệu thời tiết thay đổi, hoăc ăn uống những chất có khả năng gây dị ứng như tôm, cua, ốc Trong những khoảng thời gian không bị chàm thì da của trẻ sẽ trở lại trạng thái bình thường nhưng có thể bị khô, nứt nẻ, bong da. Vì vậy khi nghi trẻ bị chàm nên đưa trẻ đi khám để được điều trị các đợt cấp kịp thời tránh để chàm lan ra nhiều nơi, ngứa, gãi làm chảy máu và nhiễm trùng. Không nên tự động mua thuốc điều trị cho trẻ vì làm như vậy không những không khỏi bệnh mà còn nặng hơn, nguy hiểm cho trẻ. Đặc biệt không lạm dụng các thuốc điều trị chàm có chứa corticoid vì các thuốc này điều trị dài ngày là rất bất lợi cho trẻ nhất là làm suy giảm miễn dịch. Cần vệ sinh da bằng cách tắm rửa hằng ngày cho trẻ, cùng với việc thay quần áo. Cần cho trẻ ăn, uống đủ chất tránh bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch của trẻ. Những loại thức ăn có khả năng gây dị ứng không nên cho trẻ có tiền sử bệnh chàm hoặc đang bị bệnh chàm ăn như tôm, cua, ốc. Trẻ đã bị chàm khi điều trị chưa khỏi nên mang găng tay cho trẻ nhằm hạn chế trẻ gãi gây chảy máu và nhiễm trùng vết chàm. . Bệnh chàm ở bé Bệnh chàm còn gọi là bệnh exzema là một trong những bệnh ngoài da gặp khá nhiều với mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em. tránh bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch của trẻ. Những loại thức ăn có khả năng gây dị ứng không nên cho trẻ có tiền sử bệnh chàm hoặc đang bị bệnh chàm ăn. ) hoặc bố, mẹ có cơ địa dị ứng, thì con dễ mắc bệnh chàm hơn những đứa trẻ khác. Khi trẻ bị chàm thường xuất hiện ở một vùng da nào đó như ở mặt (đặc biệt là hai má, cằm tạo thành hình