1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chủng ngừa cho bé pps

3 222 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 173,08 KB

Nội dung

Chủng ngừa cho bé Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là một chân lý vì những ích lợi về kinh tế, sức khoẻ và xã hội. Với những tiến bộ vượt bậc của khoa học miễn dịch và di truyền, một phương pháp chăm sóc y tế mới được ra đời cách đây chưa lâu nhưng đã nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới: chủng ngừa. Cùng với cuộc sống, cơ thể của chúng ta sẽ phải lần lượt tiếp xúc, làm quen với các loại vi trùng, virus,… trong môi trường. Để sinh tồn, cơ thể phải có sự đấu tranh không mệt mỏi chống lại những vị khách không mời này. Và chủng ngừa giúp cho ta có thêm vũ khí để chiến đấu. Thuốc chủng ngừa thế hệ một là những con vi khuẩn, virus còn sống nhưng đã được làm yếu đi, làm giảm độc lực… để khi chích vào cơ thể của trẻ sẽ không gây ra bệnh, nhưng trẻ sẽ được làm quen và hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra chất chống vi khuẩn, virus đó gọi là kháng thể. Sau này khi cơ thể nhiễm trở lại loại vi trùng, virus đó thì cơ thể đã có sẵn chất kháng thể chống lại, đồng thời bộ máy tạo kháng thể của cơ thể sẽ nhận mặt "người quen" này và nhanh chóng sản xuất kháng thể ra hàng loạt… giúp cơ thể đề kháng với bệnh do loại vi trùng, virus đó gây ra. Đó cũng là cơ sở giải thích tại sao có những chứng bệnh mà khi người ta đã bị một lần rồi thì sẽ không bệnh trở lại (như bệnh sởi, quai bị, trái rạ…). Với những thuốc chủng ngừa thế hệ hai, ba tiên tiến hơn, người ta chỉ cần chích vào cơ thể trẻ một đoạn gen hay một mảnh vỏ bao bên ngoài của virus… Những phần nhỏ vi trùng, virus này không thể gây nguy hiểm cho trẻ nhưng vẫn có tính kháng nguyên và vẫn kích thích cơ thể tạo được kháng thể chống lại. Danh sách các loại vi trùng và virus thì nhiều vô kể mà thực tế các nhà vi sinh học vẫn chưa tìm ra hết. Trong đó chỉ có một số thuốc chủng ngừa (vaccine) được điều chế và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam ta cũng đã có hầu hết các loại vaccine thông dụng. Khi một đứa trẻ ra đời, quyền lợi đầu tiên bé phải được hưởng là được tiêm chủng những loại thuốc trong chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng gồm có sáu bệnh sau: Lao (BCG) Tiêm một mũi duy nhất ở cánh tay bên trái vào ngày thứ 2 – 3 sau sinh (hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ trong trường hợp bé sinh non tháng, thiếu ký). Khoảng một tháng sau khi chích, nếu bạn chưa thấy trẻ có vết sẹo nơi chích ngừa lao thì cần đưa trẻ trở lại bệnh viện sản hay nhà bảo sanh gần nhất để kiểm tra và chích lại. Viêm gan siêu vi B Chích mũi đầu tiên khi mới sinh, mũi thứ hai vào khoảng một hoặc hai tháng sau (tuỳ loại thuốc dùng và theo lịch hẹn của cơ sở y tế nơi tiêm chích), mũi thứ ba cũng khoảng một hoặc hai tháng kế. Bạn không nên quên đưa trẻ đi chích mũi thứ tư vào lúc 12 – 18 tháng tuổi, mũi thứ năm vào lúc trẻ 8 – 9 tuổi… Bạch hầu, ho gà, uốn ván (DTC) Ba loại vaccine này được pha chế chung trong một chai thuốc, chích mũi thứ nhất vào lúc hai tháng tuổi, sau đó là mũi thứ hai và thứ ba cách nhau một tháng (tối thiểu 28 ngày, không được sớm hơn, trễ vài ngày thì không sao). Mũi thứ tư vào khoảng 16-24 tháng tuổi và mũi thứ năm chích nhắc lại bạch hầu và uốn ván là khoảng 5 – 6 tuổi. Bại liệt Được điều chế ở dạng thuốc uống. Cùng lúc với chích ngừa DTC, con bạn sẽ được cho uống hai giọt màu hồng vào miệng. Sởi Vào khoảng 9 – 11 tháng tuổi trẻ sẽ được ngừa sởi một mũi, sau đó có thể được nhắc lại tuỳ theo chương trình của cả nước. Bạn cần biết sởi chỉ là một trong rất nhiều bệnh sốt phát ban đỏ, vì vậy dù cho trước chín tháng tuổi trẻ đã bị sốt phát ban cũng chưa chắc là mắc sởi, vì vậy bạn vẫn nên đưa trẻ đi chích sởi vào lúc bé tròn chín tháng tuổi nhé. Ngoài ra, các cơ sở y tế trong cả nước đã có dịch vụ chích ngừa những bệnh sau: Viêm màng não mủ (Hemophilus Influenza type B) Bắt đầu chích từ hai tháng tuổi Viêm não Nhật Bản B Bắt đầu chích từ trên 12 tháng tuổi Viêm màng não mô cầu (Meningo A–C) Bắt đầu chích từ 18 tháng tuổi Trái rạ Bắt đầu chích từ trên 12 tháng tuổi Quai bị – sởi – Rubella Bắt đầu chích từ trên 15 tháng tuổi Viêm gan siêu vi A, cúm, rotavirus, viêm phổi pneumo… Khi đưa trẻ đi chủng ngừa, điều quan trọng là bạn phải đem theo cuốn sổ sức khỏe có ghi lịch chủng ngừa của trẻ (cuốn sổ này phải được giữ gìn để theo dõi chích cho đủ và đúng). Bác sĩ sẽ xem xét bé đã mấy tháng tuổi, chích loại thuốc nào rồi hay chưa, chích vào thời gian nào, v.v… để tư vấn cho bạn về mũi chích lần này. Trước khi ra về, bạn cũng không nên quên hỏi bác sĩ về mũi chích kế tiếp: khi nào đến chích, giá cả bao nhiêu… để không phải đi lại nhiều lần. Điều kiện để bé có một mũi vaccine hiệu quả là khi chích, cơ thể bé phải khoẻ mạnh, không mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, không bị suy giảm miễn dịch, không uống thuốc corticoid… Sau khi chích ngừa, bạn nên ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi, sau đó về nhà cho trẻ ăn uống, tắm rửa bình thường, không nên chà chanh hay xử lý gì tại nơi chích. Đa số các loại thuốc vaccine hiện đang sử dụng là rất an toàn, tuy nhiên tùy theo từng cơ địa trẻ, bạn cần chú ý đến trẻ xem có phản ứng phụ nào sau khi chích ngừa như nóng sốt, sưng đau chỗ chích, nổi ban, v.v… Nếu sốt nhẹ (dưới 38 độ C) một ngày thì không sao, bạn cũng không cần làm gì, hãy theo dõi tiếp. Nếu sốt cao trên 38 độ C thì dùng thuốc hạ sốt hoặc thấy trẻ có bất kỳ điều gì khác lạ hãy đưa đến cơ sở y tế để khám lại ngay. Tuy nhiên, các phản ứng phụ này rất hiếm xảy ra (tùy vào loại thuốc và cơ địa trẻ), đối với các loại thuốc chủng ngừa thế hệ mới hầu như không gây một phản ứng phụ nào. Đưa trẻ đi chủng ngừa đầy đủ và đúng theo lịch hẹn của địa phương hoặc cơ sở y tế gần nhà là bạn đã tiếp thêm cho trẻ một sức mạnh thể lực cần thiết, giúp trẻ tiến những bước vững chắc trong cuộc sống. . trẻ đi chủng ngừa, điều quan trọng là bạn phải đem theo cuốn sổ sức khỏe có ghi lịch chủng ngừa của trẻ (cuốn sổ này phải được giữ gìn để theo dõi chích cho đủ và đúng). Bác sĩ sẽ xem xét bé đã. tranh không mệt mỏi chống lại những vị khách không mời này. Và chủng ngừa giúp cho ta có thêm vũ khí để chiến đấu. Thuốc chủng ngừa thế hệ một là những con vi khuẩn, virus còn sống nhưng đã. loại thuốc chủng ngừa thế hệ mới hầu như không gây một phản ứng phụ nào. Đưa trẻ đi chủng ngừa đầy đủ và đúng theo lịch hẹn của địa phương hoặc cơ sở y tế gần nhà là bạn đã tiếp thêm cho trẻ

Ngày đăng: 04/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN