Vui tắm cùng bé yêu Việc tắm cho con làm bạn cảm thấy ngao ngán hay vui thích? Hãy cùng khám phá những niềm vui trong công việc này nhé! Trong những tuần đầu tập làm mẹ, việc tắm cho con có làm bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi rã rời không? Nếu bị cảm giác khó chịu ấy xâm chiếm thì đừng lo lắng nữa, bạn hãy động viên mình: sẽ không phải chịu đựng lâu đâu. Đó sẽ là giây phút bạn chờ đợi để cùng vui chơi và giữ lại những khoảnh khắc thật tuyệt vời cùng thiên thần nhỏ của mình. Tuy nhiên, vào những ngày mưa hay khi bé khó chịu với sự thay đổi của thời tiết thì bạn chỉ nên lau bé bằng một chiếc khăn cotton thấm nước mỗi lần thay tã. Phương pháp "chăm sóc từ đầu đến chân", là cách dễ dàng nhất giúp giữ bé sạch sẽ bằng việc lau những vùng dễ nhiễm bẩn trên cơ thể như mặt, cổ, phần thân dưới, cả nách và bẹn. Thậm chí bạn không cần phải cởi đồ bé ra hoàn toàn mà chỉ nên tháo tã, để đảm bảo rằng bé vẫn được giữ ấm trong lúc bạn lau mình cho con. “Dùng một tấm khăn cotton thấm nước ẩm để lau mặt và cổ cho bé, cần đặc biệt chú ý cẩn thận và nhẹ nhàng đối với những vùng da nhạy cảm ở nách và bẹn. Mắt: Đặt bé cẩn thận lên tấm đệm, nên nhớ phải giữ ấm căn phòng. Sau đó nhúng bông thấm vào trong nước đun sôi để nguội và chùi mắt bé thật nhẹ nhàng, bắt đầu từ ngoài hướng vào sống mũi. Mỗi bên mắt sử dụng riêng một miếng bông cotton để tránh lây nhiễm. Mặt và cổ: Dùng một miếng bông cotton thấm ẩm để lau mặt và cổ cho bé, cần đặc biệt chú ý cẩn thận và nhẹ nhàng đối với những vùng nách và bẹn. Lau sạch phần phía sau vành tai bằng một miếng khăn khác, nhưng nhớ đừng bao giờ chùi vào trong tai bé, vì phần phía trong tai và mũi được cơ thể tự làm sạch, nên hãy cứ để tự nhiên như thế, trừ khi nào bác sĩ hướng dẫn bạn làm vậy. Tay và chân: Lau sạch cánh tay, bàn chân và phần dưới cánh tay của bé với bông thấm mềm nhúng trong nước ấm. Nhớ hãy lau kỹ luôn cả kẽ tay và kẽ chân nữa. Phần thân dưới: Lúc này, tháo tã lót ra cho bé, đặt một ngón tay của bạn để giữ mắt cá nhằm tránh việc bé đập hai chân vào nhau. Lau phần thân dưới từ trước ra sau, điều này đặc biệt quan trọng nếu là bé gái, để tránh mang những vi khuẩn từ sau hậu môn ra trước âm đạo của trẻ. Dùng miếng bông khác để lau cẩn thận ở những vùng da nhạy cảm như nách và bẹn. Làm khô: Lau khô cho bé bằng một chiếc khăn bông mới, quấn tã và mặc quần áo sạch vào cho bé nào! Những thứ cần chuẩn bị trước: Dành ra khoảng nửa giờ trước đó để kiểm tra đầy đủ những thứ cần dùng này, chắc chắn sẽ giúp bạn tận hưởng thật tốt cảm giác thoải mái khi tắm cho con. 1. Tấm đệm để đặt bé lên nằm. 2. Khăn bông mềm để quấn bé giữ ấm và lau khô bé sau khi tắm xong. 3. Nhiều miếng bông thấm để lau mắt, mặt và phần thân dưới cho trẻ. 4. Nước đun sôi để nguội để chùi mắt bé. 5. Nước ấm để vệ sinh phần thân mình. 6. Miếng tã mới để thay. 7. Quấn áo sạch sau khi tắm xong. Phương cách vệ sinh phần cuống rốn Cuống rốn của bé sẽ khô, nhăn lại và rụng đi chỉ trong hai tuần đầu tiên. Vậy làm thế nào để bạn giữ nó sạch và không để bị nhiễm trùng? 1. Dùng bông thấm nước đun sôi để nguội lau sạch thật nhẹ nhàng. 2. Lau khô lại thật cẩn thận bằng khăn giấy. 3. Cố gắng để phần cuống rốn ra ngoài không khí để quá trình co lại, rụng đi và tự lành được diễn ra dễ dàng hơn. Nới rộng phần trên của tã để giúp phần rốn được thoáng mát. 4. Nếu nó cứ mãi ẩm ướt, ửng đỏ hay bắt đầu bốc mùi khó chịu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý. . Vui tắm cùng bé yêu Việc tắm cho con làm bạn cảm thấy ngao ngán hay vui thích? Hãy cùng khám phá những niềm vui trong công việc này nhé! Trong những tuần đầu tập làm mẹ, việc tắm. tận hưởng thật tốt cảm giác thoải mái khi tắm cho con. 1. Tấm đệm để đặt bé lên nằm. 2. Khăn bông mềm để quấn bé giữ ấm và lau khô bé sau khi tắm xong. 3. Nhiều miếng bông thấm để lau. sẽ là giây phút bạn chờ đợi để cùng vui chơi và giữ lại những khoảnh khắc thật tuyệt vời cùng thiên thần nhỏ của mình. Tuy nhiên, vào những ngày mưa hay khi bé khó chịu với sự thay đổi