MC LC LI M U..............................................................................................................................3 PHN 1: GII THIU NGHIÊN CU ....................................................................................4 1.1. MC TIÊU NGHIÊN CU............................................................................................7 1.2. I T NG NGHIÊN CU.........................................................................................7 1.3. PH ƠNG PHÁP NGHIÊN CU...................................................................................7 1.4. KT QU NGHIÊN CU .............................................................................................7 PHN 2: N I DUNG BÀI NGHIÊN CU...............................................................................9 2.1. PH ƠNG PHÁP NGHIÊN CU VÀ D LIU...........................................................9 2.2. KT QU THC NGHIM: .......................................................................................16 2.2.1.Tác ng truyn dn ca t giá n giá c trong nc các nc mi ni áp d%ng lm phát m%c tiêu: trc và sau khi áp d%ng lm phát m%c tiêu .........................................17 2.2.2.So sánh gia các nc có (t lm phát m%c tiêu và các nc không (t lm phát m%c tiêu.......................................................................................................................................20 2.2.3.Phân tách phơng sai ..................................................................................................25 KT LU N................................................................................................................................28 PH LC 1: GII THÍCH M T S KHÁI NIM..............................................................30 PL1.1.L+M PHÁT MC TIÊU ..............................................................................................30 PL1.1.1nh nghia ...............................................................................................................30 PL1.1.2(c trng.................................................................................................................31 PL1.1.3Các iu ki2n 3 áp d%ng LPMT.............................................................................31 PL1.2.CƠ CH TRUY5N D6N C7A T9 GIÁ HI OÁI ..................................................33 PL1.2.1nh nghia:..............................................................................................................33 PL1.2.2Cơ ch truyn dn ca t giá h=i oái n lm phát ...............................................33 PL1.2.3Các nhân t= >c cho là nh hng n tác ng truyn dn ca t giá h=i oái ..34 PH LC 2: LITERATURES REVIEW................................................................................36 PL2.1. TR ?NG PHÁI NGHIÊN CU V5 L+M PHÁT MC TIÊU NG TÌNH VAI VIC ÁP DNG L+M PHÁT MC TIÊU CÓ LIÊN QUAN VAI VIC CI THIN HIU QU KINH T NÓI CHUNG......................................................................................36 Nghiên cBu ca Ben S. Bernanke and Frederic S. Mishkin (1997) “Inflation targeting: a new framework of monetary policy?” .................................................................................36 Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) “Does inflation targeting decrease exchange rate passthrough in emerging countries?” GVHD: PGS.TS. Nguyn Th Ngc Trang Nhóm 7 Lp TCDN Đêm 1 – K20 Page 2 Nghiên cBu Mishkin, F. and K. SchmidtHebbel (2007). “Does inflation targeting make a difference?”.........................................................................................................................37 PL2.2. TR ?NG PHÁI NGHIÊN CU V5 L+M PHÁT MC TIÊU KHÔNG NG TÌNH VAI CHÍNH SÁCH ÁP DNG L+M PHÁT MC TIÊU ..........................................38 Nghiên cBu Laurence Ball và Niamh Sheridan (2003) trong nghiên cBu “Does inflation targeting matter?”.................................................................................................................38 PL2.3. TR ?NG PHÁI NGHIÊN CU V5 L+M PHÁT MC TIÊU NG TÌNH VAI CHÍNH SÁCH ÁP DNG L+M PHÁT MC TIÊU C CÁC N AC CÓ N5N KINH T MAI NDI............................................................................................................................40 Nghiên cBu ca Gon¸Calves và Salles (2008) “Inflation targeting in emerging economies: What do the data say?” ........................................................................................................40 PL2.4. CÁC BÀI NGHIÊN CU KHÁC LIÊN QUAN N VEN 5 MÀ TÁC GI DRAMANE COULIBALY VÀ HUBERT KEMPF NGHIÊN CU TRONG BÀI ..............41 Gi thuyt John B. Taylor (2000) “Low inflation, passthrough, and the pricing power of firms” ..................................................................................................................................41 Nghiên cBu ca Joseph E. Gagnon and Jane Ihrig (2004) “Monetary Policy and Exchange Rate PassThrough” .............................................................................................................42 Nghiên cBu ca Takatoshi Ito và Kiyotaka Sato (2006) “Exchage rate changes and Inflation in Post – Crisis Asian Economies”........................................................................43 Nghiên cBu ca Takatoshi Ito và Kiyotaka Sato (2007). “Exchange Rate PassThrough and Domestic Inflation: A comparison between East Asia and Latin American Countries”.....44 Nghiên cBu ca Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn và Marcelo Sánchez (2007) “Exchange rate pass through in emerging market” .......................................................................................45 PH LC 3: KIM NH TÍNH DNG VÀ MÔ HÌNH VAR ...........................................47 PL3.1 KIFM GNH NGHIM ƠN VG I VAI TÍNH DHNG.......................................48 PL3.2 T HI QUY VÉCTƠ (VAR) .................................................................................51 PL3.3 AC L NG VAR..................................................................................................51 PL3.4 MIT S VEN 5 KHI XEM XÉT MÔ HÌNH VAR..............................................53
Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) “Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 4 1.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 7 1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 7 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 1.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI NGHIÊN CỨU 9 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 9 2.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM: 16 2.2.1.Tác động truyền dẫn của tỷ giá đến giá cả trong nước ở các nước mới nổi áp dụng lạm phát mục tiêu: trước và sau khi áp dụng lạm phát mục tiêu 17 2.2.2.So sánh giữa các nước có đặt lạm phát mục tiêu và các nước không đặt lạm phát mục tiêu 20 2.2.3.Phân tách phương sai 25 KẾT LUẬN 28 PHỤ LỤC 1: GIẢI THÍCH MỘT SỐ KHÁI NIỆM 30 PL1.1.LẠM PHÁT MỤC TIÊU 30 PL1.1.1Định nghĩa 30 PL1.1.2Đặc trưng 31 PL1.1.3Các điều kiện để áp dụng LPMT 31 PL1.2.CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 33 PL1.2.1Định nghĩa: 33 PL1.2.2Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát 33 PL1.2.3Các nhân tố được cho là ảnh hưởng đến tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái 34 PHỤ LỤC 2: LITERATURES REVIEW 36 PL2.1. TRƯỜNG PHÁI NGHIÊN CỨU VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU ĐỒNG TÌNH VỚI VIỆC ÁP DỤNG LẠM PHÁT MỤC TIÊU CÓ LIÊN QUAN VỚI VIỆC CẢI THIỆN HIỆU QUẢ KINH TẾ NÓI CHUNG 36 Nghiên cứu của Ben S. Bernanke and Frederic S. Mishkin (1997) “Inflation targeting: a new framework of monetary policy?” 36 Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) “Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 2 Nghiên cứu Mishkin, F. and K. Schmidt-Hebbel (2007). “Does inflation targeting make a difference?” 37 PL2.2. TRƯỜNG PHÁI NGHIÊN CỨU VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU KHÔNG ĐỒNG TÌNH VỚI CHÍNH SÁCH ÁP DỤNG LẠM PHÁT MỤC TIÊU 38 Nghiên cứu Laurence Ball và Niamh Sheridan (2003) trong nghiên cứu “Does inflation targeting matter?” 38 PL2.3. TRƯỜNG PHÁI NGHIÊN CỨU VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU ĐỒNG TÌNH VỚI CHÍNH SÁCH ÁP DỤNG LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở CÁC NƯỚC CÓ NỀN KINH TẾ MỚI NỔI 40 Nghiên cứu của Gon¸Calves và Salles (2008) “Inflation targeting in emerging economies: What do the data say?” 40 PL2.4. CÁC BÀI NGHIÊN CỨU KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ MÀ TÁC GIẢ DRAMANE COULIBALY VÀ HUBERT KEMPF NGHIÊN CỨU TRONG BÀI 41 Giả thuyết John B. Taylor (2000)- “Low inflation, pass-through, and the pricing power of firms” 41 Nghiên cứu của Joseph E. Gagnon and Jane Ihrig (2004) “Monetary Policy and Exchange Rate Pass-Through” 42 Nghiên cứu của Takatoshi Ito và Kiyotaka Sato (2006) “Exchage rate changes and Inflation in Post – Crisis Asian Economies” 43 Nghiên cứu của Takatoshi Ito và Kiyotaka Sato (2007). “Exchange Rate Pass-Through and Domestic Inflation: A comparison between East Asia and Latin American Countries” 44 Nghiên cứu của Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn và Marcelo Sánchez (2007) “Exchange rate pass through in emerging market” 45 PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG VÀ MÔ HÌNH VAR 47 PL3.1 KIỂM ĐỊNH NGHIỆM ĐƠN VỊ ĐỐI VỚI TÍNH DỪNG 48 PL3.2 TỰ HỒI QUY VÉCTƠ (VAR) 51 PL3.3 ƯỚC LƯỢNG VAR 51 PL3.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI XEM XÉT MÔ HÌNH VAR 53 Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) “Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong bài nghiên cứu “Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” 1 của tác giả Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010), tác giả kiểm tra bằng thực nghiệm ảnh hưởng của lạm phát mục tiêu (LPMT) trên tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (TGHĐ) đối với các loại giá cả ở những nền kinh tế mới nổi. Tác giả sử dụng mô hình VAR mà nó cho phép sử dụng bộ dữ liệu lớn lấy từ 27 quốc gia mới nổi (15 nước áp dụng LPMT và 12 nước không áp dụng LPMT). Bằng chứng của tác giả cho thấy rằng LPMT ở các nước mới nổi có tác dụng làm giảm tác động truyền dẫn của TGHĐ lên các loại chỉ số giá (chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng) từ một mức cao hơn xuống một mức mới mà mức đó vẫn khác 0 một khoảng đáng kể (tức là không phải nó làm giảm hoàn toàn tác động truyền dẫn của cú sốc tỷ giá mà nó chỉ làm giảm tác động, nhưng tác động đó vẫn ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ số giá). Phân rã phương sai cho thấy là ảnh hưởng của các cú sốc TGHĐ đến các biến động về giá cả là quan trọng hơn trong các nước mới nổi có áp dụng LPMT so với các nước không áp dụng LPMT, và sự ảnh hưởng của các cú sốc về TGHĐ đến các biến động giá ở những nước mới nổi áp dụng LPMT giảm sau khi thông qua chính sách LPMT. 1 Tạm dịch: Có phải LPMT làm giảm tác động truyền dẫn của TGHĐ ở những nước mới nổi hay không? Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) “Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 4 PHẦN 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Sau khi New Zealand bắt đầu áp dụng chính sách LPMT vào năm 1990, thì một số lượng lớn các nước công nghiệp và các nước mới nổi đã bắt đầu thông qua chính sách LPMT và xem nó như là cái neo danh nghĩa. Và trong hai thập kỷ qua, đã có 10 nền kinh tế công nghiệp và 20 nền kinh tế mới nổi áp dụng hệ thống LPMT một cách chính thức để quản lý chính sách tiền tệ. Nhiều quốc gia mới nổi khác cũng có ý định thông qua chính sách quản lý tiền tệ này trong tương lai gần. Với đặc tính dễ bị tổn thương của các nước mới nổi do các cú sốc về tỷ giá, một yếu tố quan trọng cho sự thành công của chiến lược này nó còn phụ thuộc vào khả năng làm giảm tác động truyền dẫn của TGHĐ. Các nghiên cứu khác nhau đã cho thấy có một sự giảm xuống tác động truyền dẫn của TGHĐ trong hai thập kỷ qua, liệu nó có liên quan đến LPMT hay không? Nhiều nghiên cứu đã cung cấp một số bằng chứng cho thấy việc thông qua chính sách LPMT có liên quan với việc cải thiện hiệu suất kinh tế nói chung (Bernanke and Mishkin (1997), Svensson (1997); Bernanke et al (1999) trong số những người khác). Còn Ball và Sheridan(2005), một trong số các nghiên cứu thực nghiệm của ông không đồng tình với chính sách áp dụng LPMT, ông lập luận rằng việc thực hiện lạm phát mục tiêu hình như là không thích hợp đối với các nước công nghiệp. Căn cứ vào phương pháp ước lượng OLS(Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường: Là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để ước lượng những thông số trong một phương trình hồi quy tuyến tính), kết quả của họ chỉ ra rằng việc giảm mức độ và biến động của lạm phát ở các nước áp dụng LPMT chỉ đơn giản là phản ánh sự hồi quy đối với giá trị trung bình, tức là, lạm phát sẽ giảm nhanh hơn ở các nước bắt đầu với mức lạm phát cao so với ở những nước có mức lạm phát ban đầu thấp. Khi các quốc gia thực hiện LPMT thì thường là họ đã có mức độ lạm phát ban đầu cao, cho nên việc giảm nhanh chóng hơn về lạm phát đối với những nước đó chỉ đơn giản là phản ánh xu hướng cho biến động này, là trở về mức trung bình của nó. Nhưng nghiên cứu của họ tập trung hoàn toàn vào các nước công nghiệp và do đó không thể giải quyết vấn đề này đối với các nước mới Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) “Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 5 nổi áp dụng LPMT. Gon¸Calves và Salles (2008) mở rộng phân tích của Ball và Sheridan cho một tập hợp của 36 nền kinh tế mới nổi lên và thấy rằng, đối với các nuớc kết quả là khác nhau. Cụ thể, các nước mới nổi thông qua chính sách LPMT đã thực hiện thì giảm lớn hơn đối với lạm phát và biến động tăng trưởng, ngay cả sau khi kiểm soát đối với việc trở lại giá trị trung bình của nó. Các nghiên cứu hiện nay góp phần giải thích về đề tài lạm phát mục tiêu bằng cách phân tích ảnh hưởng của lạm phát mục tiêu đến sự thay đổi tác động truyền dẫn ở các nước mới nổi. Nó được dựa trên giả thuyết Taylor (2000), ông đã lập luận rằng tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái là thấp hơn trong môi trường lạm phát thấp Chính xác hơn lập luận của Taylor là ông cho rằng trong các doanh nghiệp có môi trường lạm phát thấp họ ít khi mong đợi một độ lệch của lạm phát và do đó họ xem như là bỏ qua với việc tỷ giá gây ra là làm tăng giá đầu vào nhập khẩu lên giá bán của họ. Giả thuyết này đã được hỗ trợ bởi bằng chứng thực nghiệm dựa trên chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cho cả các nước công nghiệp và các quốc gia đang nổi lên (xem ví dụ Gagnon và Ihrig, năm 2001, hoặc Choudhri và Hakura, 2006). Kể từ khi Gon calves và Salles (2008) cho thấy LPMT đã giúp làm giảm lạm phát ở các nước mới nổi, và điều quan tâm ở đây là phân tích xem liệu rằng thông qua LPMT có dẫn đến việc giảm tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái hay không. Bài viết này tìm cách giải quyết vấn đề được đề cập bằng cách sử dụng một bộ dữ liệu của 27 nền kinh tế mới nổi (15 nước đặt mục tiêu và 12 nước không đặt mục tiêu). Đầu tiên phân tích mô hình VAR bằng cách đưa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như là chỉ số giá duy nhất, sau đó tác giả tiến hành phân tích mô hình VAR tiếp theo bằng cách đưa thêm hai chỉ số giá khác: giá nhập khẩu (IMP) và giá cả sản xuất (PPI). Việc đưa vào 2 chỉ số giá này trong mô hình VAR cho phép tác giả trả lời một cách trực tiếp đối với giả thuyết của Taylor. Việc giảm tác động truyền dẫn ảnh hưởng đến giá nhập khẩu điều đó có nghĩa là sau khi thông qua LPMT một công ty bán lẻ nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài chịu sự ảnh hưởng lớn hơn từ một cú sốc tỷ giá hối đoái vì giá bán ra của nó dao động ít hơn. Việc giảm tác động truyền dẫn ảnh hưởng đến giá sản xuất điều đó có Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) “Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 6 nghĩa là sau khi thông qua LPMT một công ty nhập khẩu đầu vào từ nước ngoài chịu sự ảnh hưởng lớn hơn từ một cú sốc tỷ giá hối đoái vì giá bán sản phẩm đầu ra của nó dao động ít hơn. Mặc dù sử dụng hàm phản ứng thúc đẩy đưa ra được số liệu về mức độ ảnh hưởng của tác động truyền dẫn lên giá trong nước nhưng họ vẫn chưa chỉ ra được là các cú sốc về TGHĐ quan trọng như thế nào trong việc giải thích các biến động của giá cả trong nước. Khi thực hiện LPMT đòi hỏi phải có chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt, vì LPMT có thể dẫn đến một biến động lớn trong tỷ giá hối đoái. Như vậy, mặc dù là LPMT dẫn đến sự suy giảm ảnh hưởng của tác động truyền dẫn đến giá cả trong nước, mà nó cũng có thể dẫn đến việc giảm ảnh hưởng của sự tác động những cú sốc tỷ giá đến biến động giá cả trong nước. Do đó, để đánh giá sự tác động của những cú sốc tỷ giá đến biến động giá cả trong nước, tác giả cũng thực hiện phân rã phương sai đối với giá cả trong nước. Kết quả chính của nghiên cứu này như sau. Việc thông qua LPMT ở các nước mới nổi đã giúp giảm tác động truyền dẫn đến giá tiêu dùng từ một mức cao hơn lúc đầu sang một mức mới, tuy nhiên, mức này vẫn còn khác 0 một khoảng đáng kể. Tuy nhiên, đối với các nước mới nổi không không đặt mục tiêu, thì tác động truyền dẫn ảnh hưởng lên giá tiêu dùng là không khác 0 đáng kể (tức là có ảnh hưởng nhưng không lớn) trước năm 1999 và đã trở nên đáng kể rõ ràng hơn là sau năm 1999. Bằng việc so sánh các nước mới nổi đặt LPMT với các nước mới nổi không đặt LPMT sau năm 1999, thì tác động truyền dẫn ảnh hưởng đến giá tiêu dùng là không khác nhau đáng kể giữa hai nhóm các nước mới nổi đặt LPMT và không đặt LPMT. Sự suy giảm trong tác động truyền dẫn đến giá tiêu dùng ở các nước mới nổi có LPMT là do sự suy giảm trong tác động truyền dẫn dọc theo chuỗi giá. Tác động truyền dẫn ảnh hưởng đến cả giá nhập khẩu và giá sản xuất giảm đáng kể trong các nước mới nổi có đặt LPMT sau khi áp dụng chính sách LPMT. Những kết quả này được củng cố bởi phân tích của phương pháp phân rã phương sai. Phân tích phân rã phương sai cho thấy rằng những cú sốc tỷ giá hối đoái giải thích một phần quan trọng của biến động giá cả ở các nước mới nổi có đặt Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) “Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 7 LPMT, trong khi sự đóng góp của những cú sốc tỷ giá hối đoái đến biến động giá ở các nước mới nổi không đặt LPMT là không đáng kể. Phân tích phân rã phương sai cũng cho thấy rằng sự đóng góp của những cú sốc tỷ giá hối đoái đến biến động giá cả trong các nước có đặt LPMT giảm sau khi thông qua chính sách áp dụng LPMT. Phần còn lại của nghiên cứu được trình bày như sau. Phần II trình bày phương pháp và dữ liệu. Phần III trình bày kết quả thực nghiệm và giải thích của tác giả. Phần IV là kết luận của nghiên cứu. 1.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Lạm phát mục tiêu có làm giảm tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái ở những quốc gia mới nổi hay không 1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng một bộ dữ liệu của 27 nền kinh tế mới nổi bao gồm 15 nước áp dụng LPMT và 12 nước không áp dụng LPMT. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dùng mô hình tự hồi quy vectơ VAR 7 biến (oil, gap, m, ner, imp, ppi, cpi) và phương pháp phân tách phương sai 1.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Áp dụng LPMT ở các nước mới nổi đã giúp giảm tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến giá tiêu dùng từ mức ban đầu cao sang một mức mới, tuy nhiên vẫn khác 0 đáng kể. - Đối với các nước mới nổi áp dụng lạm phát mục tiêu, tác động truyền dẫn ảnh hưởng lên giá tiêu dùng không khác 0 đáng kể trước năm 1999 và đã trở nên đáng kể rõ ràng hơn là sau năm 1999. - So sánh các nước mới nổi áp dụng LPMT và không áp dụng LPMT sau năm 1999, cho thấy: Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) “Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 8 • Tác động truyền dẫn lên giá tiêu dùng thì không khác nhau đáng kể giữa hai nhóm này. • Sự giảm tác động truyền dẫn lên giá tiêu dùng tại các nước mới nổi có áp dụng LPMT có thể do sự suy giảm trong tác động truyền dẫn dọc theo chuỗi giá. - Tác động truyền dẫn ảnh hưởng đến giá nhập khẩu và giá sản xuất giảm đáng kể trong các nước mới nổi sau khi áp dụng chính sách LPMT. - Những kết quả còn được củng cố bởi phân tích của phương pháp phân rã phương sai: • Cú sốc tỷ giá giải thích một phần quan trọng của biến động giá ở các nước mới nổi có đặt LPMT • Còn ở các nước mới nổi không đặt LPMT là không đáng kể. • Đóng góp của những cú sốc tỷ giá hối đoái đến biến động giá cả là giảm trong các nước sau khi thông qua chính sách LPMT. Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) “Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 9 PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU Nhằm giải thích phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài, tác giả xin trích lại một số những đặc điểm cơ bản trong cách thức phân tích chuỗi thời gian (time series analysis) Nói tổng quát, có bốn phương pháp dự báo kinh tế dựa vào dữ liệu chuỗi thời gian: • Mô hình hồi quy đơn phương trình, • Mô hình hồi quy phương trình đồng thời, • Mô hình trung bình trượt kết hợp tự hồi quy (ARIMA), hay còn gọi là phương pháp luận Box-Jenkins • Mô hình tự hồi quy véctơ (VAR) 2 do Christopher Sims phát triển Sự ra đời của cuốn sách Time Series Analysis: Forecasting and Control 3 đã dẫn tới một kỷ nguyên mới của các công cụ dự báo. Được biết rộng rãi dưới cái tên phương pháp luận Box-Jenkins (BJ), nhưng về mặt kỹ thuật được gọi là phương pháp luận ARIMA, trọng tâm của các phương pháp dự báo mới này không phải là xây dựng các mô hình đơn phương trình hay phương trình đồng thời mà là phân tích các tính chất xác suất hay ngẫu nhiên của bản thân các chuỗi thời gian kinh tế theo triết lý “hãy để dữ liệu tự nói”. Không giống như các mô hình hồi quy trong đó Yt được giải thích bởi k biến làm hồi quy X1, X2, X3, , Xk, trong các mô hình chuỗi thời gian kiểu BJ Yt có thể được giải thích bởi các giá trị trong quá khứ hay giá trị trễ của bản thân biến Y và các sai số ngẫu nhiên. Vì lý do này, các mô hình ARIMA đôi khi được gọi là mô hình lý thuyết a 2 Xem Phụ lục 3 để hiểu rõ về các kiểm định và cụ thể về mô hình VAR 3 Tạm dịch: Phân tích chuỗi thời gian: dự báo và kiểm soát) Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) “Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 10 bởi vì các mô hình này không thể suy ra được từ bất cứ lý thuyết kinh tế nào và các lý thuyết kinh tế thường là cơ sở cho các mô hình phương trình đồng thời. Phương pháp VAR, về bề ngoài, giống với phương pháp xây dựng mô hình phương trình đồng thời ở chỗ ta xem xét một số biến nội sinh cùng với nhau. Nhưng từng biến nội sinh được giải thích bởi các giá trị trễ hay giá trị quá khứ của nó và các giá trị trễ của tất cả các biến nội sinh trong mô hình; thường thì trong mô hình không có các biến ngoại sinh. Điều kiện cơ bản để đưa các biến vào mô hình VAR là yêu cầu các biến theo thời gian phải có tính dừng (stationary) – tức là có các giá trị trung bình và phương sai không thay đổi theo thời gian. Để biết được một biến có tính dừng hay không ta có thể tiến hành kiểm định. Có nhiều loại kiểm định như sử dụng hàm tự tương quan (ACF), trị thống kê Q (Box và Pierce) và trị thống kê LB (Ljung-Box). Tuy nhiên, một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến và có độ tin cậy cao là kiểm định nghiệm đơn vị của Dickey-Fuller (ADF). Như đã biết, ứng dụng của phương pháp VAR nằm ở 2 điểm quan trọng: • Dự báo tương lai (forecasting) • Hàm phản ứng đẩy (impulse response function- IRF) Hàm phản ứng đẩy IRF phát hiện phản ứng của biến phụ thuộc trong hệ VAR đối với các cú sốc của các số hạng sai số Nếu ta có một mô hình tự hồi quy theo thời gian như sau: y t = a 0 + a 1 y t-1 + ε t Thì hàm phản ứng đẩy g(s) sẽ là: g(s)= ∂y t+s / ∂ε t s = 0,1,2,… là các giai đoạn hướng đến trong tương lai Trở lại với phương pháp nghiên cứu và dữ liệu của Dramane Coulibaly and Hubert Kempf trong bài paper, hai ông đã sử dụng các bảng dữ liệu (data panel) của 27 nước có nền kinh tế mới nổi, trong đó 15 quốc gia có xác định lạm phát mục tiêu và 12 [...]... and exchange rates: What have we learned?” Journal of Economic Literature 35 (3), trang 1243-1272 11 Trích từ tài liệu “Estimating the exchange rate pass through intoinflation in a vector autoregressive framework” của Nicoleta, (2007) trang 234 Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 33 Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?”. .. 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 32 Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang mô hình hóa động thái lạm phát của nền kinh tế và dự báo lạm phát trong cơ chế IT và hiểu rõ cách thức tác động của CSTT đến các biến kinh tế, hiệu quả tương đối của các công cụ chính sách Thứ tư, thị trường... 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 29 Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang PHỤ LỤC 1: GIẢI THÍCH MỘT SỐ KHÁI NIỆM PL1.1 LẠM PHÁT MỤC TIÊU PL1.1.1 Định nghĩa Theo các nhà kinh tế học Thomas Laubach, Rick Mickin và Adam Poxen định nghĩa về LPMT như sau “LPMT là nền tảng cơ sở cho CSTT,... không đặt lạm phát mục tiêu trong Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 20 Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang cùng giai đoạn, chúng tôi khám phá ra thêm một số thông tin đáng quan tâm Dữ liệu của 12 quốc gia mới nổi không đặt lạm phát mục tiêu được sử dụng để tiến hành phân tích... Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 21 Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang Lưu ý: Đường liền nét biểu phản ứng thúc đẩy khi có cú số tỷ giá Đường nét đứt biểu hiện dãi ước lượng sai số chuẩn với độ tin cậy 5% Sai số được tạo bởi mô hình giả lập Monte-Carlo với 500 lần lập Hình... TCDN Đêm 1 – K20 Page 23 Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang Lưu ý: “IT” là lạm phát mục tiêu Đường liền nét biểu phản ứng thúc đẩy khi có cú số tỷ giá Đường nét đứt biểu hiện dãi ước lượng sai số chuẩn với độ tin cậy 5% Sai số được tạo bởi mô hình giả lập Monte-Carlo với 500... Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang đoái dễ phải chấp nhận đặt lạm phát mục tiêu để gia tăng mức độ tín nhiệm so với các nước ít chịu tác động của truyền dẫn tỷ giá 2.2.3 Phân tách phương sai Dù cho hàm thúc đẩy cho chúng ta nhiều thông tin về độ lớn của tác động truyền dẫn của... Hubert Kempf (2010) Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang quốc gia không xác định lạm phát mục tiêu4 Các dữ liệu này kéo dài trong giai đoạn từ quý 1 năm 1989 đến quý 1 năm 2009 Bằng cách phân tích dữ liệu qua mô hình VAR trước và sau khi thực hiện chiến lược lạm phát mục tiêu (đã được sử dụng bởi Mishkin và Schmidt-Hebbel... đòi hỏi NHTƯ phải được quyền định đoạt các Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 30 Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang công cụ CSTT trước các tình huống kinh tế và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị PL1.1.2 Đặc trưng - Mục tiêu được định lượng rõ ràng cho tỷ lệ lạm phát... mục tiêu: Argentina, Bulgaria, China, Estonia, India, Latvia, Lithuania, Malaysia, Singapore, Taiwan, Uruguay, Venezuela 5 thường hay gặp trong hồi quy đơn hoặc bội Nhóm 7- Lớp TCDN Đêm 1 – K20 Page 11 Dramane Coulibaly and Hubert Kempf (2010) Does inflation targeting decrease exchange rate pass-through in emerging countries?” GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang định, tất cả các biến trong mô hình phải