Bai 46,48(2009-2010)

3 161 0
Bai 46,48(2009-2010)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GV: VÕ LÊ NGUYÊN Ngày soạn: 21/3/2010 Ngày dạy: 30 /3/2010 Tuần dạy: 31 Năm học:2009-2010 Tiết 42 Bài 46: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA Bài 48. Sử dụng hợp lí điện năng A. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp 1 pha - Biết sử dụng điện năng 1 cách hợp lĩ 2/ Kĩ năng: Hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp 1 pha 3/ Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của máy biến áp 1 pha trong cuộc sống - Có ý thức tiết kiệm điện năng B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: Mô hình máy biến áp 1 pha C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra: Thế nào là đồ dùng loại điện cơ? Trình bày nguyên lí làm việc của quạt điện? 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong sản xuất, ở đâu chúng ta cũng thấy sự có mặt của máy biến áp. Chúng được chế tạo với hình dáng và chủng loại vô cùng phong phú, dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều mà vẫn giữ nguyên tần số dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ. Vậy chúng có cấu tạo và nguyên lí làm việc như thế nào? Đó là nội dung của bài học: “Máy biến áp một pha”. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Cấu tạo Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo máy biến áp Cho HS quan sát tranh vẽ và mô hình, GV chỉ ra 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn: - Em nào biết, lõi thép làm bằng vật liệu gì? Vì sao? - Dây quấn làm bằng vật liệu gì? - Em nào biết, dây nào là dây quấn sơ và thứ cấp? * Kết luận: + Dây quấn sơ cấp: nối với nguồn và có N 1 vòng dây. + Dây quấn thứ cấp: nối với tải và có N 2 vòng dây. * HS quan sát tranh vẽ và mô hình - Lõi thép làm bằng lá thép kĩ thuật điện vì dẫn từ tốt và ít tổn hao năng lượng. - Dây quấn làm bằng dây điện từ. - Thảo luận và đưa ra kết luận. * Nghe GV kết luận. 2. Nguyên lí làm việc Khi làm việc, điện áp đầu vào dây quấn sơ cấp là U 1 . Nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc * Cho HS quan sát tranh vẽ và mô hình - Dây quấn sơ cấp và thứ cấp có được nối với nhau * HS quan sát tranh vẽ và mô hình. - Không được nối trực tiếp với nhau về điện. 1 GV: VÕ LÊ NGUYÊN Ngày soạn: 21/3/2010 Ngày dạy: 30 /3/2010 Tuần dạy: 31 Năm học:2009-2010 mà điện áp lấy ra ở dây quấn thứ cấp là U 2 . về điện không? - Em nào biết, sự xuất hiện điện áp ở dây quấn thứ cấp là do đâu? * GV kết luận: + Hệ số biến áp được tính + Điện áp thứ cấp U 2 *GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời: Có mối quan hệ nào giữa N 1 và N 2 từ công thức trên? - HS thảo luận: Do hiện tượng cảm ứng điện từ 2 1 2 1 N N U U k == 1 2 12 N N UU = Nếu N 2 >N 1 : Là máy biến áp tăng áp Nếu N 2 <N 1 : Là máy biến áp hạ áp 3. Số liệu kĩ thuật: Hoạt động 4: Tìm hiểu số liệu kĩ thuật * Cho HS quan sát mô hình và các số liệu kĩ thuật: - Máy biến áp 1 pha có những số liệu kĩ thuật nào? * HS quan sát mô hình Gồm công suất định mức, điện áp định mức và dòng điện định mức. 4. Sử dụng: Hoạt động 5: Tìm hiểu cách sử dụng * GV gọi 1 HS đọc mục sử dụng và nếu: - Để máy biến áp làm việc tốt, bền lâu, khi sử dụng ta cần lưu ý điều gì? * HS đọc mục sử dụng và trả lời: -Thảo luận nhóm và trả lời theo SGK. II- SỦ DỤNG HỢP LÍ VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG 1. Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm - Phải thực hiện cắt điện một số đồ dùng điện không thiết yếu.(VD: bình nóng lạnh, lò sưởi, đèn điện không cần thiết ) 2. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng - Ít tiêu tốn điện năng. Hoạt động 6: Để sử sụng hợp lí và tiết kiệm điện năng, em thường áp dụng các biện pháp nào? * Bổ sung: Từ ngày 1.3.2009, giá điện được tính theo một giá mới, khoảng 1000đ/số (chỉ tính với 50 số đầu), chính vì vậy mỗi gia đình và bản thân những người dùng điện cần phải có y thức khi sử dụng điện. Nhất là thực hiện giảm bớt điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm. (?) Gia đình và bản thân em đã thực hiện các biện pháp gì nhằm giảm bớt điện năng vào giờ cao điểm? (?) Tại sao sử dụng đồ điện có hiệu suất cao lại tiết kiệm điện năng? (?)Em hãy lấy một số VD thể hiện cho biện pháp Trả lời 3 biện pháp(sgk/166) Liên hệ bản thân và gia đình. Trả lời Liên hệ gia đình. 2 GV: VÕ LÊ NGUYÊN Ngày soạn: 21/3/2010 Ngày dạy: 30 /3/2010 Tuần dạy: 31 Năm học:2009-2010 3. Không sử dụng lãng phí điện năng - Không sử dụng đồ dùng điện khi không có nhu cầu. - Sử dụng các thiết bị tự động tắt điện khi không có nhu cầu. trên. (?) Để chiếu sáng trong nhà, công sở nên dùng đèn huỳnh quang hay đèn sợi đốt để tiết kiệm điện năng? Tại sao? (?) Để không lãng phí điện năng, chúng ta phải làm gì? * Treo bảng phụ bài tập: Hãy phân tích các việc làm dưới đây và ghi chữ LP(lãng phí điện năng), chữ TK(tiết kiệm điện năng) vào - Tan học không tắt đèn phòng học - Khi xem ti vi, tắt đèn phòng học - Bật đèn ở phòng tắm, phòng vệ sinh suốt ngày đêm - Khi ra khỏi nhà, tắt điện các phòng (?) Hãy nêu các việc làm tiết kiệm điện năng mà em thấy cần phải thực hiện. (?) Tiết kiệm điện năng có lợi ích gì cho gia đình, xã hội và môi trường? Trả lời Làm bài tập Liên hệ bản thân. Liên hệ xã hội. 4/ Tổng kết bài học: - Hướng dẫn HS đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhơ, mục có thể em chưa biếtù và trả lời xá câu hỏi ở cuối bài. GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. 5/ Hướng dẫn tự học: * Bài vừa học: - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài. Đọc phần ghi nhớ - Tập sử dụng và tập bảo quản máy biến áp ở gia đình mình. * Bài sắp học: - Đọc trước bài 45 và 49 “Thực hành: Quạt điện và tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình” - Chuẩn bị: Lá thép, mẫu dây quấn, kìm, tua vít, bút thử điện… Các số liệu kĩ thuật đã sưu tầm được về đồ dùng điện. 3

Ngày đăng: 04/07/2014, 10:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan