1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bí quyết để bé tránh xa cặp kính cận Nôbita potx

4 228 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 669,89 KB

Nội dung

Bí quyết để bé tránh xa cặp kính cận Nôbita Cha mẹ trẻ nên làm gì để giúp bé yêu luôn có cửa sổ tâm hồn sáng khỏe và không bị cận thị đây? Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bé bị cận thị ngày một nhiều. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ học sinh bị cận thị ngày càng cao là do tư thế ngồi học không đúng. Bàn nghế học tập có kích thước không phù hợp với bé, thiếu ánh sáng nơi góc học tập cũng là nguyên nhân của tật cận thị. Bạn có biết đôi mắt giúp trẻ tiếp nhận đến 90% lượng thông tin từ môi trường bên ngoài. Chính vì thế, việc phải đeo cặp kính cận có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp nhận thông tin và học hỏi của bé. Đặc biệt, một khi bé đã bị cận, thì việc đeo kính không có tác dụng giảm mức độ cận thị hay ngăn cản quá trình tiến triển của bệnh. Do đó, cha mẹ trẻ hãy áp dụng những biện pháp sau để giữ gìn, nuôi dưỡng đôi mắt bé để bé không bị cận nhé! 1. Tư thế ngồi học đúng Tư thế ngồi học quyết định một phần lớn đến sự tập trung và kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt, tư thế ngồi học đúng giúp các bé không bị mắc các bệnh về mắt. Tư thế ngồi học đúng: Ngồi thẳng lưng, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu cúi 10 -15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học là 25 cm đối với học sinh tiểu học, 30 cm với học sinh trung học cơ sở, 35 cm với học sinh trung học phổ thông. Ngồi viết đúng tư thế luôn có 3 điểm tựa: Hai chân chạm đất, hai mông đặt thoải mái lên ghế, hai cánh tay đặt lên bàn Khi ngồi viết chú ý: Lưng thẳng đầu hơi cúi, không tì ngực vào cạnh bàn, tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở. 2. Tác hại của việc ngồi học không đúng tư thế Ngoài việc ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ, tư thế ngồi học không đúng cũng gây ra rất nhiều tác hại đến phổi, tim, xương sống. Nếu trẻ có tư thế ngồi học không đúng thì lồng ngực thu hẹp dần thành phẳng đều, lưng gù và bụng phình ra phía trước. Nếu thời gian kéo dài có thể dẫn đến gù lưng, cong xương sống. 3. Cần làm gì để trẻ không bị cận thị Ngoài việc phải luyện cho trẻ tư thế ngồi học đúng, các bậc phụ huynh cần chú ý đến cách sắp xếp bàn ghế, bảng viết phù hợp với lứa tuổi để học sinh có thể ngồi đúng tư thế. Ánh sáng trong phòng học phải đủ sáng để đảm bảo bé không phải nhìn quá gần hoặc quá xa. Kết hợp chế độ ăn uống khoa học với những loại thực phẩm tốt cho mắt như: gan gà, gan lợn; các loại trứng, các loại thịt, cá hay các loại rau quả như gấc, cà chua, dưa hấu, hồng; những loại quả như đu đủ, cà rốt, bí đỏ; rau xanh như rau cải, rau ngót, rau mồng tơi, rau đay. Tránh để trẻ dụi mắt khi có dị vật rơi vào mắt vì có thể làm cho dị vật ghim sâu vào mắt khiến bệnh mắt trở nên nặng hơn và nhất là biểu mô giác mạc nếu bị chà xát có thể gây tổn thương …Thay vào đó, bạn nên sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa các dưỡng chất để nuôi dưỡng đôi mắt bé luôn khỏe đẹp, chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn để ngăn ngừa các bệnh về mắt. . Bí quyết để bé tránh xa cặp kính cận Nôbita Cha mẹ trẻ nên làm gì để giúp bé yêu luôn có cửa sổ tâm hồn sáng khỏe và không bị cận thị đây? Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bé bị cận. việc phải đeo cặp kính cận có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp nhận thông tin và học hỏi của bé. Đặc biệt, một khi bé đã bị cận, thì việc đeo kính không có tác dụng giảm mức độ cận thị hay. cha mẹ trẻ hãy áp dụng những biện pháp sau để giữ gìn, nuôi dưỡng đôi mắt bé để bé không bị cận nhé! 1. Tư thế ngồi học đúng Tư thế ngồi học quyết định một phần lớn đến sự tập trung và

Ngày đăng: 04/07/2014, 08:21

w