Stress ở thai phụ Stress khi mang thai có thể gây nhiều nguy hiểm cho thai nhi hoặc thai chậm phát triển Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của tâm lý bà mẹ đối với thai nhi. Stress trong suốt thời gian mang thai có thể ảnh hưởng khá lớn đến nồng độ nội tiết của người mẹ dẫn đến giảm dưỡng chất được cung cấp cho thai qua nhau, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan trọng yếu của thai nhi như: gan, tim, thận, não và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ về sau. Dễ stress khi mang thai Stress hay căng thẳng do nhiều nguyên nhân như thất nghiệp, bất hòa trong gia đình, người thân bị bệnh nặng Phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn so với người không mang thai. Có nhiều biểu hiện khác nhau như: buồn phiền, mất ngủ, chán ăn, không muốn giao tiếp Có rất nhiều phản ứng phụ tiêu cực của stress trong quá trình mang thai. Stress thường ảnh hưởng nhiều nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành và hoàn thiện các cơ quan, tuy nhiên stress cũng có thể ảnh hưởng đến suốt thai kỳ. Stress khi mang thai có thể gây nhiều nguy hiểm cho thai nhi hoặc thai chậm phát triển. Hậu quả của stress trên thai kỳ đã được chứng minh là gây sẩy thai, thai dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển trong tử cung, mẹ tăng nhịp tim. Stress cũng làm tăng huyết áp trên thai phụ, có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiền sản giật hoặc sản giật. Ngay ở giai đoạn hậu sản, người mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh. Tránh tác nhân gây stress Để cải thiện nguy cơ stress khi mang thai, thai phụ nên ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước. Ăn uống cũng sẽ cung cấp năng lượng cần thiết để đối phó với stress, đặc biệt là khi bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc quá sức. Nghỉ ngơi đầy đủ khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Chú ý phòng ngủ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Có thể tắm mát trước ngủ, không nên ăn trong vòng 1 giờ trước khi ngủ. Tập thể dục thường xuyên, tập thể dục các môn thích ứng với tình trạng sức khỏe, có sự tư vấn của chuyên gia thể dục. Sự tập luyện cơ thể thường xuyên giúp cho bạn có sức khỏe, làm việc tốt hơn và giảm stress. Thư giãn bằng cách nghe nhạc, du lịch, xem kịch hài Thai phụ nên tránh xa những yếu tố gây stress nếu có thể được. Chia sẻ với người thân, bạn bè, nếu bạn cảm thấy khó nói thì có thể đến với chuyên gia tâm lý, Việc giao tiếp thường xuyên và cởi mở với người khác giúp bạn cảm thấy tự tin hơn để đối phó với các thách thức hằng ngày. Khi mang thai nên giảm khối lượng công việc so với trước đây. Nếu thai phụ cảm thấy đang làm việc quá nhiều trong một ngày, hãy chia sẻ nhiệm vụ cho những người khác. Việc khám thai tại các cơ sở có đầy đủ phương tiện chăm sóc tiền sản, bảo đảm thai kỳ cũng giúp hạn chế stress ở thai phụ. . Stress ở thai phụ Stress khi mang thai có thể gây nhiều nguy hiểm cho thai nhi hoặc thai chậm phát triển Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của tâm lý bà mẹ đối với thai nhi. Stress. mang thai. Stress thường ảnh hưởng nhiều nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành và hoàn thiện các cơ quan, tuy nhiên stress cũng có thể ảnh hưởng đến suốt thai kỳ. Stress. mang thai có thể gây nhiều nguy hiểm cho thai nhi hoặc thai chậm phát triển. Hậu quả của stress trên thai kỳ đã được chứng minh là gây sẩy thai, thai dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ sinh non, thai