Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
237,5 KB
Nội dung
Sài Gòn: Hỏi – Đáp • Bưu cục đầu tiên của Việt Nam ở đâu? Ngày 14-4-1859, đại tá hải quân Pháp D’Ariès thành lập tại Sài Gòn một bưu cục để liên lạc với chính phủ Pháp và nhận chuyển một số thư từ của binh lính Pháp về nước. Và đó cũng là bưu cục đầu tiên ở nước ta. • Con tem đầu tiên ở Việt Nam ấn hành năm nào? Năm 1863, chính quyền Pháp phát hành ở Sài Gòn con tem hình vuông, giá 0,1 đến 0,4 franc. Trên tem vẽ hình chim diều hâu, biểu tượng của hoàng đế Napoléon. • Người phụ nữ Sài Gòn đầu tiên được in hình lên tem năm nào? Như chúng ta đã biết, năm 1863 ngành bưu hoa ở Nam Kỳ mới phát hành con tem đầu tiên, hình vuông. Theo nghiên cứu của ông Thái Văn Kiểm trong quyển Lịch sử bưu hoa Việt Nam (Sài Gòn 1964) thì mãi đến năm 1920 mới phát hành loại tem có hình phụ nữ miền Nam, tóc búi cao, giá 0,04 đồng. Trong cuốn Catalogue Thiaude - Timbres - Post ngoài bìa có ghi rõ: 24, rue du 4 - Septembre, Paris 2 e -Ric. 14-27, trong mục về tem Indochine, tr. 230 và 231 có in hình ba con tem vẽ phụ nữ miền Nam. Con tem thứ nhất giá 1 cent là chân dung một phụ nữ hình nghiêng và con tem giá 40 cent vẽ chân dung trực diện, hai con tem này in năm 1907, rồi mãi đến năm 1919 mới có con tem phụ nữ hình nghiêng giá 4 cent. Theo tác giả Sài Gòn năm xưa, thì đó là hình của cô Ba, con thầy thông Chánh. • Điện báo hoạt động lần đầu tiên năm nào? Đường dây điện báo Sài Gòn - Biên Hòa dài 28km hoàn thành ngày 27-3-1863 là loại đường dây hữu tuyến đầu tiên; có hai đoạn cáp ngầm qua sông Sài Gòn (ở Bình Triệu) và sông Đồng Nai (gần Biên Hòa) Ngày 17-4-1863, đường dây Sài Gòn - Chợ Lớn dài 7km cũng làm xong. Năm 1884, bắt đầu liên lạc Sài Gòn - Huế - Hà Nội bằng điện báo qua dây cáp ngầm Vũng Tàu - Đồ Sơn. • Người Sài Gòn dùng điện thoại từ khi nào? Năm 1878 bốn chiếc máy điện thoại đầu tiên theo kiểu Bell được mua từ Singapore về, đặt đường dây liên lạc giữa dinh Thống đốc với Sở Điện tín Sài Gòn. Lúc bấy giờ chưa hình thành hệ thống phục vụ công cộng. Mãi tới ngày 1-7-1894 hệ thống điện thoại nội hạt ở Sài Gòn mới được lắp đặt, phục vụ cho dân chúng. Sau đó phát triển nối liền với Chợ Lớn - Biên Hòa - Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm sau (1895), hệ thống điện thoại ở Chợ Lớn cũng khai trương (tại Hà Nội hệ thống điện thoại công cộng đến năm 1903 mới có). Tuy nhiên, chưa có hệ thống điện thoại tự động, mỗi máy thuê bao có một số. Ở trung tâm điện thoại luôn luôn có nhân viên thường trực cắm phích liên lạc giữa hai số máy theo yêu cầu. Đường dây điện thoại Đông Dương liên lạc giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia được đưa vào sử dụng năm 1889. Mãi đến năm 1936 mới có điện thoại tự động đầu tiên. Trên mỗi máy đều có một bộ phận để quay hoặc bấm số. Người Pháp đã mang điện thoại tự động 2.000 số, kiểu R6 lắp đặt, sử dụng ở Sài Gòn. Như vậy người dân Sài Gòn đã biết sử dụng điện thoại trên 100 năm. • Vài nét về bốn nhân vật trong “Tứ đại gia” của Sài Gòn xưa? Dân gian còn lưu truyền câu “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”. 1. Sĩ là Lê Phát Sĩ, thuở nhỏ được các linh mục người Pháp cho đi học trường dòng Penang (Mã Lai). Học xong, trở về nước, Sĩ không thành tu sĩ mà làm công chức cho chính quyền Pháp. Sau đó Sĩ gia nhập làng Tây lấy tên là Philippe và làm việc tại Tân An (Long An). Trận bão năm Giáp Thìn (1904) tàn phá miền Tây Nam Kỳ, người chết nhiều, ruộng ngập nước bỏ hoang không ai cày cấy, Pháp đem bán rẻ, không ai có tiền mua. Sĩ bỏ tiền ra mua vài chục ngàn mẫu tây. Khi hưu trí Sĩ được Pháp phong cho chức “Huyện hàm” vì vậy người đời gọi là Huyện Sĩ. Khi trở nên giàu có nhất vùng, Sĩ đã bỏ tiền ra xây nhà thờ họ đạo Chợ Đũi (góc đường Nguyễn Trãi - Tôn Thất Tùng, Quận 1) mà nhiều người hiện nay vẫn gọi là nhà thờ Huyện Sĩ. Con gái út của Sĩ là Lê Thị Bình lấy Nguyễn Hữu Hào sinh Nguyễn Hữu Thị Lan. Lan sau khi du học về lấy hoàng đế Bảo Đại và trở thành Nam Phương hoàng hậu. 2. Phương là Đỗ Hữu Phương, gốc người Minh Hương, làm Tri phủ Chợ Lớn dần dần leo lên tới chức Tổng đốc. Phương biết chữ Hán, nói bập bẹ được tiếng Tây, trong nhà có treo câu đối hoành phi sơn son thếp vàng: Đất Chợ Lớn có nhà họ Đỗ. Đỗ một nhà: ngũ phúc tam đa. Y khoe năm con trai đều hiển đạt. Tương truyền rằng, nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị khi nghe Phương thách đối, ông bèn đối lại rằng: Cù lao Rồng có lũ thằng phung. Phung một lũ: cửu trùng bát nhã. Phương đọc xong giận tím người, đỏ mặt tía tai nhưng cũng phục tài của ông Cử Trị. Phương cũng là người bỏ tiền ra xây trường Collège de Jeunes files Indigènes vào năm 1915 - mà dân Sài Gòn thường gọi là trường Áo Tím (trường Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay). Trước đây, tại quận 5 có con đường mang tên Tổng đốc Phương, ngày 14- 8-1975 đổi lại thành đường Châu Văn Liêm. 3. Xường tên thật là Lý Tường Quan. Vốn là người Minh Hương lánh nạn nhà Thanh sang Nam kỳ, gia nhập Việt tịch, theo đạo công giáo. Xường học trường thông ngôn ra làm việc cho nhà nước Pháp. Sau khi về hưu buôn bán thịt, xuất khẩu, đầu tư đất đai xây biệt thự trở nên giàu có nhất trong vùng, dân chúng còn gọi là “bá hộ Xường”. Sau khi chết tài sản để lại con cháu tiêu xài phung phí hết. 4. Định là Trần Hữu Định người Việt, gốc điền chủ ở Chợ Lớn, làm giàu bằng nghề mở tiệm cầm đồ, kinh doanh đất đai, xuất nhập vải sợi. Giàu lên nhanh chóng vì biết chụp thời cơ những lúc hàng hóa khan hiếm. Có biệt thự ở nhiều nơi. Cũng như bá hộ Xường, danh xưng bá hộ Định là do dân Chợ Lớn thấy Định giàu có nứt đố đổ vách nên gọi như vậy. Khi chết đi, con cháu không biết giữ của đã tiêu xài xoá sạch vết tích của nhà triệu phú này. • Cảng biển lớn nhất Việt Nam? Được xếp hàng thứ 8 trong số các cảng của nước Pháp, hàng thứ 3 trong số các cảng của thuộc địa Pháp (sau cảng Oran và cảng Alger, đều thuộc Algérie) và hàng thứ 12 trong số các quân cảng của Pháp về mặt trọng tải, cảng Sài Gòn đã từng có một vị trí trọng yếu đối với nền kinh tế của Đông Dương. Ngày nay, nó lại càng giữ vai trò đặc biệt, trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Đông Nam Bộ với thế giới. Mỗi năm lượng hàng hóa lưu chuyển qua cảng Sài Gòn khoảng 10 triệu tấn, chiếm 10% GDP của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 22-2-1860, ở Sài Gòn đã bắt đầu có hoạt động xuất nhập khẩu các loại hàng hóa do một số tư sản người Hoa ở Singapore sang nhận thầu. Một hệ thống cầu tàu bằng gỗ dài 1.800m trên bờ sông Sài Gòn được xây dựng để bốc xếp hàng hóa, xuất khẩu lúa gạo. Tháng 2-1861, hãng vận tải Hoàng gia (Messageries Impérial) được chính phủ Pháp chỉ định phụ trách tuyến đường Viễn Đông đã quyết định xây dựng cơ sở ở Sài Gòn. Hãng cử người sang khảo sát và tìm địa điểm xây dựng cảng. Ngày 14-10-1861, kết quả được gửi về Pháp và một kế hoạch thực hiện được đề ra. Ngày 31-12-1866, Doumergue, tổng đại diện của hãng đã làm đơn xin lô đất ở góc đường Stratégique (nay là đường Lê Thánh Tôn và đường Nguyễn Thị Minh Khai). Ngày 5-2-1882, hãng lại xin thêm ba lô đất khác: một lô ở phía bắc của rạch Thị Nghè, sát sông Sài Gòn; một lô ở bờ nam rạch Thị Nghè (khoảng Sở Thú ngày nay); một lô ở ngã ba sông Sài Gòn với rạch Bến Nghé (cột cờ Thủ Ngữ). Ngày 28-3-1862, Ginette, Tổng thanh tra của hãng xin đổi lô đất ở phía bắc rạch Thị Nghè lấy lô đất nhỏ hơn nhưng có vị trí thuận lợi hơn, là khu vực bến Nhà Rồng hiện nay. Ngày 22-5-1862, Phó Đô đốc Bonard ký quyết định nhượng lô đất này cho hãng vận tải Hoàng gia. Khoảng giữa năm 1862, hãng đã tiến hành xây dựng ngôi Nhà Rồng. Ngày 15-8-1862, khánh thành hải đăng Vũng Tàu. Tiếp đó, việc lắp đặt đường dây điện tín Sài Gòn - Vũng Tàu và cột cờ Thủ Ngữ để hướng dẫn tàu ra vào cảng Sài Gòn cũng được tiến hành. Ngày 23-11-1862, con tàu hơi nước của cảng đã khai trương tuyến đường biển Pháp - Sài Gòn. Đầu năm 1864, thương cảng Sài Gòn được hoàn thành, bao gồm ba công trình lớn. Đầu tiên là hệ thống cầu tàu gồm ba cầu bằng gỗ, mỗi cầu dài 50m, riêng cầu số 3 nằm về phía nam dài 80m. Kế đến là dãy nhà kho chứa hàng nằm trên bờ, dọc theo ba cầu dài 350m (kinh phí gần 3 triệu franc trong khi dự trù chỉ có 1 triệu franc), từ ngã ba sông Sài Gòn - rạch Bến Nghé xuôi về phía nam. Riêng các xưởng thợ và kho đã phải lợp trên 18.000m 2 mái ngói. Sau cùng là trụ sở làm việc của hãng vận tải Hoàng gia với tên gọi Hôtel des Messageries Impériales (Hôtel des MI). Trụ sở chính của hãng vận tải Hoàng gia là Nhà Rồng, ngôi nhà có kiến trúc độc đáo, chủ yếu là kiến trúc phương Tây, riêng phần mái mang dấu ấn kiến trúc Trung Hoa. Toà nhà cao 3 tầng, hình chữ nhật, dài 35m, rộng 27m, mỗi tầng có hành lang rộng 4m chạy bao bọc xung quanh. Mái nhà lợp bằng ngói, tường sơn màu gạch đỏ. Trên nóc nhà gắn hai con mắt rồng ghép bằng những mảnh sành nhiều màu đang uốn lượn, châu đầu vào nhau theo thế “lưỡng long chầu nguyệt”. Đến năm 1899, khi hãng Messageries Impériales đổi thành hãng Messageries Maritimes thì hình mặt trăng được thay bằng phù hiệu của hãng: một vương miện hoàng hậu, một mỏ neo và một đầu ngựa. Vương miện tượng trưng cho Hoàng gia, mỏ neo tượng trưng cho tàu biển, đầu ngựa tượng trưng cho vận tải trên bộ. Hai con rồng quay đầu ra hai phía. Vì thế, nhân dân Sài Gòn gọi là “Nhà Rồng” hay hãng Đầu Ngựa. Người cai quản toà nhà này là một quan năm người Pháp nên địa điểm này còn gọi là sở Ông Năm. Ngày nay, trên nóc ngôi nhà vẫn còn giữ lại bảng hiệu của hãng giống như trên ống khói của các tàu thuộc hãng MI. Đến đầu thế kỷ XX, cảng Sài Gòn trở nên quá tải. Năm 1902, hãng Chargeur Réunis (còn gọi là hãng Năm Sao) đầu tư xây dựng thêm một bến đậu (không xây dựng cầu tàu) nữa trên đoạn sông từ đường Paul Blanchy (đường Hai Bà Trưng nay) chạy về phía Arsenal de Saigon (xưởng Ba Son), dài 250m. Hãng Chargeur Réunis được thành lập năm 1872 tại thành phố cảng Dunkerque ở miền bắc nước Pháp. Năm 1902, hãng chính thức đăng ký chạy tuyến Dunkerque - Hải Phòng. Tại Việt Nam, hãng có ba bến đỗ: Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn. Ngày 5-6-1911, tại bến Nhà Rồng, chàng trai Việt Nam tên Văn Ba (sau này là Hồ Chí Minh) đã lên tàu Amiral Latouche Tréville, ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1911, cảng Sài Gòn chia làm hai cảng chính: quân cảng và thương cảng. Quân cảng dài 600m, từ xưởng Ba Son đến bến Primauguet (công trường Mê Linh nay). Thương cảng Sài Gòn cũng dài 600m, từ bến Primauguet đến cầu Quay (xây 1904, nay là cầu Khánh Hội). Bến Nhà Rồng ở bên kia rạch Bến Nghé là phần nối tiếp của thương cảng. Do nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách tăng cao nên chính phủ Pháp mở thêm bến Khánh Hội vào năm 1912, mặc dù có quyết định xây dựng từ năm 1900 nhưng do hoàn cảnh còn nhiều khó khăn nên đến năm 1912 mới hoàn thành. Bến Khánh Hội được hoàn thành, thương cảng Sài Gòn kéo dài đến ngã ba Kinh Tẻ (cầu Tân Thuận nay). Bến tàu dài 1.100m, từ Nhà Rồng đến đồn Nam (pháo đài Hữu Bình dưới thời Nguyễn), đủ chỗ cho 9 chiếc tàu lớn đậu, mỗi chiếc dài 120m. Các kho hàng được dựng cách bờ sông 15m, tổng cộng là 24.225m 2 , 16 phao nổi được đặt làm chỗ cho tàu đậu tạm cả hai bên Khánh Hội và Thủ Thiêm. Tháng 6-1922, chính thức sát nhập giang cảng Chợ Lớn với thương cảng Sài Gòn do sự thông thương thuận tiện qua ngõ kinh Tẻ, tạo thành một hệ thống đường thủy và cửa khẩu hoàn chỉnh để đẩy mạnh xuất khẩu gạo được quy tụ từ các tỉnh Nam Kỳ về Chợ Lớn. Tại Chợ Lớn, giang cảng dài trên 4.250m, có bể sửa tàu Lanessan, cơ sở đóng ghe thuyền quan trọng. Theo Annuaire des Etats Associés (1953), cảng Sài Gòn (không kể quân cảng 537,02m), gồm ba phần: - Hải cảng Sài Gòn dài 4.000m nằm ở hữu ngạn sông Sài Gòn, từ ranh giới quân cảng (bến đò Thủ Thiêm đầu đường Hai Bà Trưng), cũng chia làm ba đoạn. Từ ranh giới quân cảng đến vàm rạch Bến Nghé (đường Tôn Đức Thắng nay), có ba cầu tàu dài 81m, 64m và 43m cho tàu chạy đường sông. Từ rạch Bến Nghé đến kinh Tẻ (dọc đường Nguyễn Tất Thành), có hai bến: bến Nhà Rồng (ba cầu tàu, dài 380m) và bến Khánh Hội (9 cầu tàu, dài 1.032m). Trên sông có 21 phao neo tàu (5 phao bên phải và 16 phao bên trái). - Hải cảng Nhà Bè: nằm trên sông Nhà Bè, cách Sài Gòn 16km, dành cho các tàu chở hàng dễ cháy nổ, gồm năm cầu tàu cho tàu dầu và ba phao neo tàu. - Giang cảng Sài Gòn-Chợ Lớn dài 26.500m, nằm trên các rạch Tàu Hũ, Lò Gốm, kinh Tẻ, kinh Đôi, có nhiều cầu tàu công và tư. Kho hàng gồm 7.600m 2 thuộc hãng Nhà Rồng, 34.200m 2 thuộc bến Khánh Hội, 36.000m 2 thuộc bến Tân Thuận Đông (dành cho quân đội), tổng cộng là 77.800m 2. Từ sau năm 1954, quân cảng dài 2.000m với 11 cầu tàu; thương cảng dài gần 2.000m, có 14 cầu tàu và 6 bến. Khi Mỹ đổ quân vào miền Nam xây thêm 6 cảng mới dọc trên sông Sài Gòn - Nhà Bè để tăng khả năng tiếp nhận hàng quân sự. Năm 1976, khi mới tiếp quản, cảng Sài Gòn có tổng diện tích 475.000m 2 với 1.600m cầu tàu, cơ sở vật chất nghèo nàn, cũ kỹ, khả năng bốc xếp chỉ hơn 1 triệu tấn hàng. Đến tháng 4-2000, cảng Sài Gòn được nâng cấp hiện đại. Ngày nay, cảng Sài Gòn đã trở thành cảng biển quốc tế lớn nhất miền Nam, một cụm cảng trọng điểm quốc gia, có diện tích 560.000m 2 , gồm 2.977m cầu tàu, 34 bến phao, 276.094m 2 bãi chứa hàng và 75.050m 2 các kho bảo quản hàng hóa. Cảng Sài Gòn đang tiếp tục củng cố để trở thành cảng biển hiện đại nhất Việt Nam, có tầm cỡ khu vực Đông Nam Á. Kể từ ngày 1-8-2002, cảng Cần Thơ được sáp nhập vào cảng Sài Gòn để loại bỏ sự cạnh tranh không cần thiết giữa hai cảng và khơi dậy tiềm năng, phát huy đúng mức vai trò của một khu cảng đa dụng tại thành phố trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1992, cảng Sài Gòn được kết nạp là hội viên thường trực Hiệp hội Cảng biển quốc tế. Năm 1994 là thành viên Hiệp hội cảng biển Việt Nam, quan hệ hơp tác với cảng Osaka (Nhật), Trạm Giang (Trung Quốc). Năm 1996 là đại biểu thường xuyên tham gia hoạt động Hiệp hội Cảng biển các nước Đông Nam Á. Đến năm 1999 đặt quan hệ hợp tác với cảng Los Angeles (Hoa Kỳ). Ngay năm đầu tiên mở cảng (1860) đã có 111 tàu các nước châu Âu và 140 ghe thuyền Trung Hoa với tải trọng 80.000 tonneaux cập bến Sài Gòn, xuất khẩu 60.000 tấn gạo đi Hồng Công và Singapore. Năm 1865 có 254 tàu buôn từ nhiều nước châu Âu cập cảng Sài Gòn, trong đó 92 tàu của Pháp. Từ 1-10-1865 đến 1-10-1866 đã có 348 tàu buôn các nước châu Âu, trong đó có 89 tàu Pháp (tải trọng 63.000 tonneau) và 119 tàu của Anh (tải trọng 44.627 tonneaux) cập bến Sài Gòn. Năm 1885, cảng Sài Gòn đã tiếp nhận tàu buôn của nhiều công ty, thuộc nhiều quốc tịch. Ngoài tàu buôn của Pháp chiếm tỷ lệ quan trọng nhất, còn có các tàu của Anh, Đức, Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Na Uy Năm 1904, tổng trọng tải tàu bè ra vào cảng Sài Gòn đạt 900.000 tấn. Mười bốn năm sau (1918) con số này đã lên đến 2,6 triệu tấn. Nếu tính thêm cả giang cảng Chợ Lớn thì đạt 5 triệu tấn. Năm 1920, cảng Sài Gòn tiếp nhận 1.500 lượt tàu ra vào thuộc nhiều quốc tịch; mười năm sau (1930) tăng lên 1.800 lượt với trên 4 triệu tấn hàng hóa. Năm 1969, số lượng hàng hóa xuất nhập ở cảng Sài Gòn là 7.962.000 tấn với số tàu ra vào là 6.245 chiếc. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975), hơn 80% vũ khí, hàng hóa, phương tiện chiến tranh của Mỹ được đưa vào Việt Nam bằng đường biển. Trong số 3 cảng (Cam Ranh, Đà Nẵng, Sài Gòn ) thì Sài Gòn giữ vị trí hàng đầu với trên 70% số hàng hóa, vũ khí. Năm 1976, cảng Sài Gòn chỉ mới bốc xếp 1,1 triệu tấn hàng. Năm 1996 đã tăng lên 7,3 triệu tấn. Năm 2002, có 12 triệu tấn hàng thông qua cảng Sài Gòn. Để phù hợp với quy hoạch phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hiện đã có dự án di dời cảng Sài Gòn, Tân Cảng và nhà máy Ba Son ra khu vực Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) hoặc Gò Da (Cần Giờ). Gần 1,5 thế kỷ qua, thương cảng Sài Gòn đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, hoàn thành sứ mệnh là cơ sở “hậu cần” của một đô thị dựa trên hoạt động thương mại chính là cảng. • Ở thành phố Hồ Chí Minh, quận nào có tên phường được đặt bằng chữ? Hiện nay trong thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 8 quận trên tổng số 19 quận có các tên phường đặt bằng chữ. Đó là các quận 1, 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú và quận Bình Tân. Quận 1 gồm các phường: Bến Nghé, Bến Thành, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh, Cô Giang, Đa Kao, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Thái Bình, Phạm Ngũ Lão, Tân Định. Quận 2 gồm các phường: An Khánh, An Phú, An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm. Quận 7 gồm các phường: Bình Thuận, Phú Mỹ, Phú Thuận, Tân Hưng, Tân Kiểng, Tân Phong, Tân Quy, Tân Phú, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây. Quận 9 gồm các phường: Hiệp Phú, Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Trường Thạnh. Quận 12 gồm: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Thới An, Trung Mỹ Tây. Quận Thủ Đức gồm các phường: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Bình Chiểu, Tam Bình, Bình Thọ, Truờng Thọ, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Linh Chiểu. Quận Tân Phú gồm các phường: Hiệp Tân, Hòa Thạnh, Phú Thạnh, Phú Thọ Hòa, Phú Trung, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Sơn Nhì, Tân Thành, Tân Thới Hòa, Tây Thạnh. Quận Bình Tân: An Lạc, An Lạc A, Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Tân Tạo, Tân Tạo A. • Đường Đồng Khởi là một trong những con đường xưa nhất của thành phố, bạn hãy cho biết con đường này có mấy lần đổi tên. Vì sao? Sau khi thực dân Pháp chiếm Sài Gòn, con đường này mang số 16, rồi đổi thành Catinat - tên một Thống chế dưới thời Louis 14. Lúc đó đường dài từ bờ sông đến Hồ Con Rùa ngày nay. Sau khi nhà thờ Đức Bà xây xong (1880) đường bị cắt ngang thành hai đoạn. Từ 24-12-1897 đoạn từ nhà thờ trở đi được gọi là đường Beanscube, đường Catinat chỉ còn 630m. Sau Cách mạng tháng Tám (1945) chính quyền cách mạng đổi tên Catinat thành Balê Công xã. Nhưng không bao lâu Pháp chiếm lại thành phố, đường trở lại tên cũ cho đến ngày đội quân viễn chinh buộc phải rời khỏi Việt Nam sau thảm bại ở Điện Biên Phủ. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi thành đường Tự Do. Bót Catinat khét tiếng thời thực dân ở ngay đầu đường được dùng làm trụ sở Bộ Nội vụ, nơi tra tấn những người yêu nước. Hiện nay nơi đây là trụ sở Sở Văn hóa Thông tin Tp.HCM. Thành phố giải phóng, đường được mang tên Đồng Khởi cho đến ngày nay. Đây là một trong những con đường đẹp nhất thành phố với những tòa nhà lần lượt vươn lên tầm cao mới. • Có phải đường Nguyễn Huệ xưa từng là một con kênh? Ngôi chợ nào gắn liền với con kênh đó? Đường Nguyễn Huệ ngày nay từng là kênh đào lớn đi dọc theo hai con đường Charner và Rigault de Genouilly thông với thương cảng, kênh đào này phục vụ cho các vựa hàng của chợ Charner vốn là một trong những chợ quan trọng nhất của thành phố. Năm 1860, việc lấp kênh đào này đã phát sinh cuộc tranh cãi ngay giữa Hội đồng thành phố. Một nhóm người đấu tranh cho vệ sinh công cộng - họ xem kênh đào như một ổ nhiễm khuẩn thật sự ở cửa ngõ của thành phố. Nhóm khác là những thương nhân ca ngợi tính hữu dụng của kênh đào. Do đó, dự án lấp kênh đào lớn bị dời lại đến năm 1887 kinh đào mới bị lấp để xây dựng một đại lộ cùng tên “đường Kinh Lấp” nối liền tòa thị chính đến các bờ sông. Ngày nay đó là đại lộ Nguyễn Huệ. Chợ gắn liền với kênh Lớn là chợ Charner, được xây dựng năm 1860, các vựa hàng tạo nên chợ đầu tiên của thành phố Sài Gòn. Hàng hóa được cung ứng từ con kênh đào lớn mở ra trên thương cảng. Toàn bộ không gian chợ được chia làm ba vùng riêng biệt, đặt dưới sự kiểm soát của viên trị sự thương mại thành phố - người chịu trách nhiệm kiểm tra việc thu thuế môn bài và việc sử dụng hệ thống trọng lượng và đo lường của Pháp. Sau khi lấp con kênh đào năm 1887, hoạt động của các vựa hàng dần dần ngừng hẳn, các vựa hàng này được thay thế bằng chợ Bến Thành xây dựng năm 1912. • Sao gọi là “Nhà Bè nước chảy chia hai”? Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía đông nam, rồi chảy ra biển Đông bằng hai ngả chính: ngả Soài Rạp dài 59km, rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào cảng Sài Gòn. • Về nguồn gốc tên gọi Củ Chi? Huyện Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh: bắc và đông giáp tỉnh Bình Dương, tây giáp hai tỉnh Tây Ninh và Long An, nam giáp huyện Hóc Môn. Diện tích 428,6km 2 , dân số 248.044 người (1995) gồm có một thị trấn và 20 xã. Củ Chi trở thành địa danh hành chính từ năm 1956. Huyện Củ Chi vốn là hai quận Củ Chi (Hậu Nghĩa) và quận Phú Hòa (tỉnh Bình Dương) nhập lại. Củ Chi là tên gọi dân gian của cây mã tiền có nhiều ở vùng này vào thời đó. Cây mã tiền, một loại cây ở rừng, leo bằng móc, lá mọc đối có ba gân, hoa trắng, quả tròn, hạt dẹt như khuy áo, dùng làm thuốc. • Vì sao có tên gọi Thị Nghè? Nhiêu Lộc - Thị Nghè là một trong ba tuyến sông tự nhiên cổ nhất (cùng với sông Sài Gòn và sông Bến Nghé), ăn sâu vào lòng thành phố với nhiều chi lưu và đi qua các quận: 1, 3, 10, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình. Toàn tuyến kênh chính có chiều dài 9.470m. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt đã đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu và giao thông vận tải. Rạch Thị Nghè bắt nguồn từ Bàu Cát (quận Tân Bình nay), chảy qua kênh Nhiêu Lộc, rồi đổ ra sông Sài Gòn chỗ nhà máy đóng tàu Ba Son. Khúc ngọn này mang tên Nhiêu Lộc, xưa gọi là Hậu Giang, nơi Nguyễn Ánh thường chọn làm nơi đóng binh trước khi đánh Sài Gòn. Con rạch chính từ cầu Nguyễn Văn Trỗi đến sông Sài Gòn dài 4,5km, tuy ngắn nhưng quan trọng, có giá trị như một hào hố thiên nhiên, bao quanh thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí đã miêu tả về con sông này: “Sông Bình Trị tục gọi sông Bà Nghè ở địa phận tổng Bình Trị về phía bắc trấn, từ sông Tân Bình quanh sau trấn lỵ đến cầu Ngang, ngược dòng lên tây độ 4 dặm rưỡi đến cầu Cao Miên (cầu Bông), chảy về tây bắc độ 2 dặm đến chợ Chiểu (chợ Bà Chiểu nay), chảy về phía nam độ 4 dặm đến Phú Nhuận, 6 dặm rưỡi đến cầu Huệ là cùng nguyên, nơi đây có những ao vũng tản mạn”. Người Pháp gọi đây là rạch Avalanche, tên chiếc pháo hạm đầu tiên vào thám sát rạch Thị Nghè vào một ngày trước khi mở màn trận đánh thành Gia Định vào năm 1859, vì thành Phụng nằm sát bờ sông Thị Nghè. Bà Nghè, Mụ Nghè, Thị Nghè là những danh xưng thân mật và kính trọng gọi bà Nguyễn Thị Khánh, con gái đầu của quan Khâm sai Chánh thống Vân Trường Hầu Nguyễn Cửu Vân. Trương Vĩnh Ký trong sách Souvenirs historique sur Saigon et ses environs (1885) lại ghi là Nguyễn Thị Canh vì phiên âm Latinh từ chữ Khánh. Trịnh Hoài Đức cũng ghi chép về nhân vật này: “Có chồng là thư ký mỗ, nên người đương thời gọi là Bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ có tên ấy là do khi đầu bà khai hoang đất ở, bắc cầu ngang qua để tiện việc đi lại, nên dân gọi là cầu Bà Nghè, cũng gọi sông ấy là sông Bà Nghè (Gia Định thành thông chí). Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của thì chú: “Trên cầu qua làng Phú Mỹ, ở gần thành cũ Gia Định, lấy trước một bà làm nên cây cầu ấy mà đặt”. Thái Văn Kiểm cũng gọi là “rạch Thị Nghè” hay “rạch Bà Nghè” (Đất Việt trời Nam) Huỳnh Minh trong Gia Định xưa và nay chép: “Dân chúng địa phương gọi là Bà Nghè theo chức tước của chồng bà là một vị quan văn trong Phiên trấn” Theo Lê Trung Hoa, vào đầu thế kỷ XIX về trước, địa danh này được gọi là Bà Nghè (Gia Định thành thông chí; Gia Định phú, bài 1). Từ giữa thế kỷ XIX về sau, địa danh này đổi thành Thị Nghè (Gia Định phú, bài 2; Đại Nam quấc âm tự vị), nhưng chưa rõ lý do đổi tên. Năm 1714, Nguyễn Cửu Vân chinh phục Chân Lạp. Năm đó ông khoảng 30 tuổi và cô Khánh khoảng 10 tuổi. Đến khoảng năm 1725, cô Khánh lập gia đình và bắt đầu khẩn hoang, xây cầu. Theo ông, có thể đoán định địa danh này ra đời trong khoảng thời gian 1725-1750 (Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh). Riêng Vương Hồng Sển cho rằng: “ gọi cầu và sông Bà Nghè, hưng các quan không chịu xưng hô như vậy và đổi lại là “cầu và sông hay rạch Thị Nghè” (Sài Gòn năm xưa). Kiến giải này là hợp lý, vì nó biểu thị sự kính trọng của người dân đối với một phụ nữ có công. • Các địa danh mang tên động vật ở thành phố Hồ Chí Minh? Theo số liệu sưu tập, trên địa bàn thành phố, từ thế kỷ XVII đến nay, có 153 địa danh mang tên động vật. Trong đó có 89 địa danh chỉ sông rạch. Có khoảng 50 loài động vật khác nhau đã đi vào địa danh thành phố: chợ Chuồng Bò (quận 10), rạch Đĩa, rạch Cá Trê, rạch Cá Tra (Nhà Bè), Bàu Cò, rạch Kiến Vàng (Bình Chánh), rạch Tôm Càng, mũi Gành Rái, rạch Gành Hàu (Cần Giờ) Mặt khác, qua địa danh, ta biết được trước đây đã có một số cầm thú ở địa bàn này, nay không còn hoặc rất hiếm: Hố Bò (bò rừng, Củ Chi), rạch Gò Công (Thủ Đức), ấp Bàu Nai (Hóc Môn), mũi Nai và sông vịnh Sấu và giồng Sấu (Cần Giờ), ấp Bàu Trăng, rạch Bàu Trăng (Củ Chi), rạch Tượng, vàm Tượng, cù lao Tượng (Cần Giờ), rạch Voi (Nhà Bè), xóm Đồng Voi (Bình Chánh). Có 13 địa danh có từ tố cá tập trung ở Nhà Bè và Cần Giờ: rạch Cá Cấm, doi Cá Bông, rạch Cá Cúm, tắt Cá Đôi, sông Cá Gâu, rạch Cá Ngay Bé, rạch Cá Ngay Lớn, rạch Cá Ngang, rạch Cá Nháp, sông Cá Nháp, rạch Cá Nháp Lớn, rạch Cá Nháp Bé. • Các địa danh mang tên cây cỏ ở thành phố Hồ Chí Minh? Trên địa bàn thành phố, trong ba thế kỷ qua, có tất cả 271 địa danh mang tên cây cỏ. Trong số này có khoảng 132 địa danh chỉ sông rạch. Tất cả có gần 100 loại cây cỏ khác nhau đã đi vào tên địa danh. Ga Hàng Sao (quận 1), chợ Vườn Chuối (quận 3), cầu Dừa (quận 4), chợ Bàu Sen (quận 5), cầu Cây Gõ (quận 6), đường Cây Sung (quận 8), Vườn Lài (quận 10), Đầm Sen (quận 11), cầu Kiệu (quận Phú Nhuận), gò Dầu (quận Tân Phú), rạch Cầu Sơn, chợ Cây Thị (quận Bình Thạnh), Vườn Trầu (huyện Hóc Môn), Bưng Tre (huyện Củ Chi), rạch Chà Là (huyện Cần Giờ), bến đò Cây Bàng (huyện Thủ Đức), rạch Mương Chuối (huyện Nhà Bè), cầu Bàu Môn (huyện Bình Chánh). Có một số tên cây ở miền Bắc và miền Trung cũng có, nhưng người Nam Bộ gọi một cách khác: củ chi - mã tiền (huyện Củ Chi), điều - đào lộn hột (Vườn Điều - quận Tân Bình; Bàu Điều, huyện Củ Chi), điệp - phượng (hẻm Cây Điệp, quận 1; cầu Cây Điệp, huyện Củ Chi) Một số cây khác là đặc sản Nam Bộ: thai thai: tên một loại bắp (cầu Thai Thai, huyện Củ Chi); thiền liền: tên một loại ngải thấp (rạch Thiền Liền, huyện Cần Giờ); nhum: tên một loại cây giống cây cau (rạch Nhum, huyện Hóc Môn); quao: một giống cây lá có chất nhuộm màu đen (gò Quao, huyện Cần Giờ; rạch Quao, huyện Thủ Đức); trôm: loại cây to, lá giống lá gòn (giồng Trôm, huyện Cần Giờ); bàng: một loại cỏ bộng ruột (rạch Bàng ở các huyện Thủ Đức, Nhà Bè, Cần Giờ); bần: loại cây to mọc ven sông rạch (Hố Bần, quận 8; rạch Bần Bộng, huyện Nhà Bè); cám: loại cây lớn, trái có phấn nhám như cám (rạch Cây Cám, quận 1); cui: giống cây to, lá đơn một phiến, cứng và giòn (xóm Cui, rạch Cui, quận 8); chiếc: thứ cây thấp mà lớn lá, hay mọc hai bên mé sông, có thể ăn như các loại rau (cầu Rạch Chiếc, quận 9); ráng: tên một số cây cỏ (rạch Ráng, huyện Cần Giờ), sộp: loại cây to, lá xanh đậm, mọc chùm dày, đọt trắng (ấp Cây Sộp, huyện Củ Chi); trĩ: một loại cây sác, nhỏ và dài (xóm Trĩ, quận 5); vắp: loại cây lim (Gò Vắp, bị nói chệch thành Gò Vấp). Hai tên cây có nguồn gốc Khmer: cần duột (hay cần giuộc), tức cây chùm duột, do tiếng Khmer kamtuôt đọc thành (sông Cần Giuộc); tầm vông: một loại tre đặc ruột, do tiếng Khmer ping pong (bót Tầm Công, quận Phú Nhuận). Rạch Cây Tri (huyện Bình Chánh) có lẽ gọi tắt của tên cây tri mẫu hay cây tri phong thảo. • Những đặc sản nổi tiếng của Sài Gòn - Gia Định? Nói đến những đặc sản nổi tiếng của Sài Gòn - Gia Định, người ta hay nhắc đến: thuốc Gò Vấp; nem Bà Điểm, nem Thủ Đức; rượu đế, heo quay Hóc Môn, cá chìa vôi sông Nhà Bè; con hồ da tử (con đuôn chà là). - Thuốc Gò Vấp Trồng toàn bằng phân trâu, phân bò trộn với bánh dầu đập nhỏ để bón vào gốc nên thuốc được tốt, lá lớn. Thuốc bắt đầu gieo hột rồi cấy vô bầu đem trồng. Kể từ ngày trồng đến ngày bẻ lá đúng bốn tháng, là thời kỳ thuốc già. Bẻ xong đem về ủ 7 ngày, lá thuốc chín vàng, xắt nhuyễn đem phơi. Thuốc Gò Vấp tàn trắng, khói thơm không phèn, để lâu không bị mốc. Loại thuốc này trồng nhiều nhất ở xã Hạnh Thông, vì đất cao ráo, không phèn, nước ngọt giếng sâu tới 14,15 mét. - Nem Thủ Đức - nem Bà Điểm: Thủ Đức, Xuân Trường là hai địa danh của Gia Định gắn liền với nhau qua câu truyền tụng “nem Thủ Đức, suối Xuân Trường”. Nem là một món ăn chơi của người Việt chế biến, làm bằng thịt heo sống quết nhuyễn, rồi gia vị tiêu, tỏi, bột ngọt, rượu Absithe, Cognac đoạn gói với lớp lá vông, lớp ngoài thì gói bằng lá chuối hột, cột dây ràng chặt để chừng hai, ba ngày thì nem vừa chua là ăn được. Ngày xưa, ở Sài Gòn, Chợ Lớn, hay các tỉnh xa hơn nữa thường đến Thủ Đức ăn nem và tắm suối Xuân Trường. Nem ăn nhiều cách. Để vậy ăn sống với tỏi, uống rượu, còn kỹ thì nướng cho chín, hoặc cắt nhỏ ra gói với rau sống bánh tráng. - Rượu đế, heo quay Hóc Môn Loại rượu này do người vùng Hóc Môn nấu toàn bằng chất nếp, ủ cho đúng ngày giờ để vô chõ, bên hông chõ kháp với một ống tre dưới có đặt một cái chai. Khi đun lửa, nước cơm rượu bốc hơi đọng lại chảy xuống ống tre, nhỏ từng giọt vào chai. Rượu đế Hóc Môn nấu nguyên chất, có mùi thơm, bọt nhiều, uống không gắt, có hậu ngọt, nổi tiếng khắp xa gần. Heo quay Hóc Môn nổi tiếng không đâu sánh bằng. Người Hóc Môn quay heo rất chuyên nghiệp, heo chín đều, chỗ nào cũng vàng, không nứt, chặt ra thịt dính với da giòn rụm, mùi thơm ngon nhờ hương vị ướp khéo. - Cá chìa vôi sông Nhà Bè Ở sông Nhà Bè - Gia Định có loại cá mình dẹp màu vàng, giống loại cá chim, trên lưng có một kỳ chĩa lên giống cái chìa vôi, nên người ta gọi là cá chìa vôi. Thịt cá này rất dai, giòn, làm ra các món nhậu rất hấp dẫn. Có thể hấp lên ăn với bánh tráng, rau sống, làm gỏi, nấu cháo, thịt rất ngọt ăn không ngán. - Con hồ da tử Hồ da tử chính là con đuôn chà là. Đuôn chà là ngày xưa ở vùng rừng sác miệt Cần Giờ, Quảng Xuyên nổi tiếng ngon, được triều đình Huế chú ý. Hàng năm đến mùa đông các quan trấn thủ Gia Định ra lệnh cho quan địa phương bắt đem thượng tiến cho nhà vua. Đuôn chà là bắt đem về ngâm nước muối cho sạch, rút ruột dồn đậu phộng, lăn bột chiên bơ vàng cặp với rau thơm nhậu rất hấp dẫn và có nhiều chất bổ. • Trịnh Hoài Đức đã từng nhận xét về người dân Sài Gòn như thế nào? Trịnh Hoài Đức (1765-1825) là một nhà văn hóa lớn của đất Gia Định xưa, là quan đại thần triều Nguyễn nổi tiếng thanh liêm và hay chữ. Tác phẩm Gia Định thành thông chí là một tài liệu quý báu cho chúng ta khi tìm hiểu Sài Gòn - Gia Định xưa. Về người dân nơi đây, ông nhận xét: “Đất Gia Định rộng lớn, phì nhiêu, sản xuất đủ mọi sản phẩm, dân cư phong phú, không bao giờ lâm vào cảnh thiếu ăn thiếu mặc. Người Gia Định quen ăn tiêu phung phí, trong miền Gia Định rất ít có người giàu có, vì cớ không ai chịu dành dụm để làm giàu cả. Nhân dân ở đây khinh rẻ tiền của, nhưng rất mộ công lý. Đàn bà thì yểu điệu và phần nào có nhan sắc. Từ Bắc chí Nam họ có tiếng là đẹp hơn cả. Họ phần nhiều thọ hơn đàn ông. Những người cao tuổi phần nhiều vẫn tráng kiện. Người Gia Định rất thuần hậu với khách lạ. Khi có người lạ tới nhà, chủ bao giờ cũng mời ăn trầu, uống trà và sau cùng dùng cơm. Mà bữa cơm đãi khách bao giờ cũng thịnh soạn, bất luận khách thân hay sơ, hay chỉ là một người lạ mặt. Miễn là khách lạ đến chơi nhà, là chủ nhà ân cần tiếp đãi. Vì thế cho nên một người viễn phương tới đây rất ít khi phải lo ăn. Tuy nhiên phong tục thuần túy này vẫn có một điểm không hay: bọn vô lại, bất lương, vô gia cư hầu như được mọi người ủng hộ, khuyến khích thành ra chúng càng ngày càng tệ nhũng. Các nhà Nho ở Gia Định có tiếng là hay chữ” Xin có một nhận xét nhỏ về ý kiến của Trịnh Hoài Đức, người dân Sài Gòn - Gia Định hiếu khách bởi lẽ nơi đây thời xưa đồng ruộng phì nhiêu, sông nhiều tôm cá. Hơn nữa họ vốn là người từ miền ngoài xiêu tán vào lập nghiệp nơi vùng đất mới, do đó, đối với người đồng hương từ phương xa đến, họ rất quý. • Bạn có biết về tính cách của người Sài Gòn? Trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu - đạo làm người (Sở VHTT Long An, 1983), giáo sư Trần Văn Giàu đề cập đến lòng chung thủy của nhân vật rất Sài Gòn là Lục Vân Tiên: [...]... dân Sài Gòn không chỉ phong phú về các loại trái cây mà còn chú trọng về mặt ý nghĩa như một lời cầu mong tốt đẹp cho năm mới • Nnhạc tài tử lần đầu lên sân khấu ở Sài Gòn lúc nào không? Vào năm 1915 Nguyễn Tống Triều và ban nhạc tài tử ở Mỹ Tho lên trình diễn ở nhà hàng Cửu Long Giang bên cạnh chợ Sài Gòn Đây lần đầu tiên nhạc tài tử lên sân khấu chuyên nghiệp ở Sài Gòn • Cải lương xuất hiện ở Sài. .. ngũ quả của dân Sài Gòn không chỉ phong phú về các loại trái cây mà còn chú trọng về mặt ý nghĩa như một lời cầu mong tốt đẹp cho năm mới • Bạn có biết nhạc tài tử lần đầu lên sân khấu ở Sài Gòn lúc nào không? Vào năm 1915 Nguyễn Tống Triều và ban nhạc tài tử ở Mỹ Tho lên trình diễn ở nhà hàng Cửu Long Giang bên cạnh chợ Sài Gòn Đây lần đầu tiên nhạc tài tử lên sân khấu chuyên nghiệp ở Sài Gòn • Cải... diễn ở rạp Eden (Sài Gòn) Ngày 12-9-1917, vở được diễn ở rạp Cô Tám (Chợ Lớn) Vở kịch tạo ra cuộc tranh luận giữa hai phe bảo tồn hát bội và phe cải lương kịch nghệ, báo hiệu sự ra đời của ca kịch cải lương Sau đó, gánh hát Lê Văn Thận đã diễn vở Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều Năm 1919, gánh hát Thầy Năm Tú diễn các vở Hạnh Nguyên cống Hồ, Trang Tử cổ bồn ca ở rạp Moderne (Sài Gòn) • Sài Gòn - Gia Định... thực dân đế quốc chèn ép nay có cơ hội sống dậy, phát huy” Và đây là ý kiến của nhà văn Sơn Nam về sở thích ăn uống (Chuyên đề: Tản mạn người Sài Gòn trong tác phẩm Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh, 300 năm địa chính - Sở Địa chính, 1998): “Trong bữa ăn, người Sài Gòn dầu mới đến cũng làm quen khá nhanh với những món hoang dã nhưng “sang trọng” Hồi xưa, ông bà đi khẩn hoang lo phá rừng, giết sấu dữ,... thực dân đế quốc chèn ép nay có cơ hội sống dậy, phát huy” Và đây là ý kiến của nhà văn Sơn Nam về sở thích ăn uống (Chuyên đề: Tản mạn người Sài Gòn trong tác phẩm Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh, 300 năm địa chính - Sở Địa chính, 1998): “Trong bữa ăn, người Sài Gòn dầu mới đến cũng làm quen khá nhanh với những món hoang dã nhưng “sang trọng” Hồi xưa, ông bà đi khẩn hoang lo phá rừng, giết sấu dữ,... giàu thay bạn sang đổi vợ, những ai hiển đạt rồi quên ân nhân của mình thuở hoạn nạn, hàn vi, hạng người này cho đến nay đâu phải không còn? Khỏi Đại Đề, tới Hàn Giang, quốc trạng Vân Tiên nhớ đến Ngư Tiều Bạc vàng, châu báo (báu), áo quần Trạng nguyên đem tạ đáp ân Ngư Tiều Lần này Ngư Tiều nhận của đền ân không từ chối như trước kia Hẳn là tác giả muốn cho phép Vân Tiên thực hiện lòng chung thủy của... Hán Năm 1930, thi đậu tiểu học, gia đình chuẩn bị cho ông lên Sài Gòn thi lấy bằng thành chung, nhưng chưa kịp đi thì ông tham gia vào cuộc biểu tình bị Pháp đàn áp Trần Tấn Quốc bị Pháp bắt đưa ra toà và kết án 5 năm tù về tội “hoạt động phá hoại chống nhà nước” và đày ra Côn Đảo Đến 1933, ông được trả tự do về lại Cao Lãnh Sau đó ông bỏ lên Sài Gòn làm báo, cộng tác với các báo Thần chung, Đuốc nhà... làm báo, Trần Tấn Quốc theo học một lớp báo chí hàm thụ tại Paris Năm 1936, ông tham gia Đông Dương Đại hội tại Sài Gòn Ngoài các tờ báo trên, ông còn cộng tác với báo Công luận, Truyền tin, Điện tín cho đến Cách mạng tháng Tám 1945 Sau 1946, ông tản cư một thời gian ngắn rồi lại trở về Sài Gòn theo nghiệp báo Thời gian này ông mở rộng quan hệ với các báo Dân chủ mới, Tiếng dội, Dân quyền Sau năm... chiến Nam Bộ, ông là Chủ tịch Ủy ban Hành chính xã Phú Kiết Năm 1947, được phái vào hoạt động nội thành Sài Gòn trong tổ chức Liên Việt, làm công tác vận động văn nghệ sĩ và trí thức Lập gánh hát Con tằm, sau hợp tác với đoàn Việt kịch Năm Châu Sau 1954, tiếp tục hoạt động trong Phong trào hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn, đòi hòa bình thống nhất nước nhà Năm 1960, ông ra vùng giải phóng tham gia Ủy ban Trung... trao tặng cho những nghệ sĩ cải lương triển vọng, xuất sắc Một con đường ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh cũng mang tên ông • Cho biết những đặc sản nổi tiếng của Sài Gòn - Gia Định xưa? Nói đến những đặc sản nổi tiếng của Sài Gòn - Gia Định, người ta hay nhắc đến: thuốc Gò Vấp; nem Bà Điểm, nem Thủ Đức; rượu đế, heo quay Hóc Môn, cá chìa vôi sông Nhà Bè; con hồ da tử (con đuôn chà là) - Thuốc . Sài Gòn: Hỏi – Đáp • Bưu cục đầu tiên của Việt Nam ở đâu? Ngày 14-4-1859, đại tá hải quân Pháp D’Ariès thành lập tại Sài Gòn một bưu cục để liên lạc với chính. đoạn cáp ngầm qua sông Sài Gòn (ở Bình Triệu) và sông Đồng Nai (gần Biên Hòa) Ngày 17-4-1863, đường dây Sài Gòn - Chợ Lớn dài 7km cũng làm xong. Năm 1884, bắt đầu liên lạc Sài Gòn - Huế - Hà Nội. 2.000 số, kiểu R6 lắp đặt, sử dụng ở Sài Gòn. Như vậy người dân Sài Gòn đã biết sử dụng điện thoại trên 100 năm. • Vài nét về bốn nhân vật trong “Tứ đại gia” của Sài Gòn xưa? Dân gian còn lưu truyền