Sếp nhỏ - “Trên đe dưới búa” Sếp nhỏ trong một công ty chính là người trực tiếp quản lý nhân viên nhưng lại chịu sự chi phối, điều hành của những sếp lớn hơn. Luôn trong tình cảnh “trên đe dưới búa”, làm sao để sếp nhỏ hoàn thành tốt công việc của mình? 1. Áp lực hai phía Dĩ nhiên sếp nhỏ luôn phải gồng mình đương đầu với áp lực từ hai phía: trên là sếp lớn, dưới là đội ngũ nhân viên. Công việc chậm trễ, không hoàn thành đúng tiến độ: sếp lớn khiển trách. Quyền lợi lao động không thỏa đáng, mâu thuẫn nội bộ: nhân viên phàn nàn, khiếu nại. Nói tóm lại, sếp nhỏ giống như chiếc cầu nối có chức năng trực tiếp truyền đạt kế hoạch, bàn giao công việc từ sếp lớn tới nhân viên đồng thời đề đạt tâm tư, nguyện vọng, những khúc mắc, khó khăn, những vấn đề nảy sinh trong đội ngũ nhân viên mà mình quản lý lên sếp lớn. Để sự kết nối này luôn nhịp nhàng, thông suốt một mặt nhằm phát triển năng suất, hiệu quả cho công ty, mặt khác sẽ tạo đà phát huy mọi khả năng, thế mạnh, đảm bảo tính công bằng, dân chủ để nhân viên yên tâm cống hiến. 2. Gương mẫu Trong mắt toàn bộ nhân viên dưới quyền, bạn vẫn mang danh là sếp. Đồng thời gắn với chức danh này, bạn luôn phải thực hành gương mẫu để nhân viên tin tưởng, noi theo. Bắt đầu đơn giản là việc bạn đi làm đúng giờ, chấp hành nghiêm túc quy định của công ty, làm việc nỗ lực, chăm chỉ, phân chia công việc hợp lý, công tâm. Nếu bản thân không gương mẫu, tiếng nói quyền lực của bạn sẽ không có trọng lượng hoặc giảm sút. Không loại trừ khả năng, bạn nói mà chẳng được nhân viên nào tôn trọng. Công việc bạn chịu trách nhiệm quản lý sẽ vì thế mà ì ạch, chậm chạp hoặc nhân viên chây lười, ỷ lại. Khi ấy, mọi khó khăn sẽ đổ lên đầu vì bạn biết lấy gì mà báo cáo với sếp trên? 3. Không lạm dụng quyền lực Chớ dùng quyền lực sẵn có của bạn mà tranh thủ sai vặt nhân viên quá đáng hay đổ toàn bộ công việc khó nhằn cho nhân viên ưu tú. Chắc bạn cũng biết mọi thứ đều có giới hạn, “tức nước” sẽ “vỡ bờ”. Khi nhân viên dưới quyền bị dồn ép sẽ nảy sinh ức chế. Tất nhiên họ sẽ vin vào đó để lơ là, chểnh mảng trong công việc được phân công. Năng suất lao động tụt dốc thì hình ảnh của bạn trước cấp trên cũng chẳng mấy sáng sủa. Hoặc bạn sẽ bị đánh giá là thiếu năng lực chuyên môn hoặc sẽ bị phê bình là yếu kém trong khâu tổ chức, lãnh đạo. Chưa kể, nếu bị mất lòng, nhiều nhân viên có thể hợp sức vào hùa “chơi” lại bạn. Lúc ấy, bạn sẽ chẳng được lợi gì. Quyền lực luôn là con dao hai lưỡi. Biết sử dụng hợp lý, dao sẽ phát huy tác dụng, nếu không thì hậu quả sẽ khôn lường. 4. Biết người, biết ta Ông cha ta có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Là sếp nhỏ, bạn luôn phải biết ngước lên trên và nhìn xuống dưới. ở vào vị trí này bạn sẽ mang trên mình vai trò kép: công việc chuyên môn kiêm công việc quản lý. Nhiệm vụ hai trong một này đòi hỏi bạn luôn khéo léo, linh hoạt trong cách dùng người. Mỗi nhân viên sẽ tiềm ẩn những mặt mạnh, mặt yếu riêng mà bạn phải thuộc lòng và ghi nhớ. Đối với từng phần việc hoặc từng quá trình cụ thể, việc sử dụng người nên tùy cơ ứng biến để làm sao chất lượng công việc tối ưu nhất còn bản thân nhân viên nào cũng có cơ hội phát huy năng lực . Ngoài ra, việc tạo môi trường công sở năng động, thân thiện, hài hòa cũng là trách nhiệm quan trọng của bạn dù nó không được quy định chính thống trong bất kỳ loại văn bản, hợp đồng nào bạn đã ký kết với công ty. . Sếp nhỏ - “Trên đe dư i búa” Sếp nhỏ trong một công ty chính là ngư i trực tiếp quản lý nhân viên nhưng l i chịu sự chi ph i, i u hành của những sếp lớn hơn. Luôn trong tình cảnh “trên đe. dư i búa”, làm sao để sếp nhỏ hoàn thành tốt công việc của mình? 1. Áp lực hai phía Dĩ nhiên sếp nhỏ luôn ph i gồng mình đương đầu v i áp lực từ hai phía: trên là sếp lớn, dư i là đ i. viên. Công việc chậm trễ, không hoàn thành đúng tiến độ: sếp lớn khiển trách. Quyền l i lao động không thỏa đáng, mâu thuẫn n i bộ: nhân viên phàn nàn, khiếu n i. N i tóm l i, sếp nhỏ giống