ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM ( 45 phút ) PHẦN ĐỘNG HỌC VẬT RẮN CÂU 01 02 03 04 05 Đ.A CÂU 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Đ.A Câu 1: Mô men quán tính của một vật rắn đối với một trục quay ∆ không phụ thuộc vào A. kích thước và hình dạng của vật. B. vị trí của trục quay ∆ . C. tốc độ góc của vật. D. khối lượng của vật. Câu 2: Một cánh quạt có mô men quán tính đối với trục quay cố định là 0,2kg.m 2 đang quay đều xung quanh trục với với tốc độ góc ω = 100rad/s. Động năng của cánh quạt quay xung quanh trục là A.2000J B. 1000J. C. 20J D. 10J. Câu 3: Khi một vật rắn quay đều quanh một trục cố định đi qua vật thì một điểm xác định trên vật ở cách trục quay khoảng r ≠ 0 có A. tốc độ góc biến đổi. B. vectơ vận tốc dài biến đổi. C. tốc độ dài biến đổi. D. vectơ vận tốc dài không đổi. Câu 4: Xét một điểm A trên vật rắn đang chuyển động quay biến đổi đều quanh trục cố định. Các đại lượng: (1) gia tốc góc; (2) tốc độ góc; (3) góc quay; (4) gia tốc hướng tâm. Đại lượng nào kể trên không thay đổi khi A chuyển động? A. (1) B. (2) C. (2) và (4) D. (1) và (3) Câu 5: Nếu tổng các momen lực tác dụng lên vật rắn có trục quay cố định A. dương thì luôn làm vật quay nhanh dần B. không đổi và khác không thì luôn làm vật quay đều C. dương thì luôn làm vật quay chậm dần D. bằng không thì vật đứng yên hoặc quay đều Câu 6: Một thanh đồng chất (khối lượng không đáng kể) có chiều dài l , hai đầu thanh có hai chất điểm khối lượng bằng nhau và bằng m. Thanh quay đều trong mặt phẳng nằm ngang xung quanh trục thẳng đứng đi qua trung điểm của thanh với tốc độ góc ω . Momen động lượng của hệ đối với trục quay đó là A. 2ml 2 ω B. 1 4 ml 2 ω C. ml 2 ω D. 1 2 ml 2 ω Câu 7: Một bánh xe bắt đầu quay nhanh dần đều quanh một trục cố định của nó. Sau 10s kể từ lúc bắt đầu quay, tốc độ góc bằng 20rad/s. Tốc độ góc của bánh xe sau 15s kể từ lúc bắt đầu quay bằng A. 15rad/s. B. 20rad/s. C. 30rad/s. D. 10rad/s. Câu 8: Một vật rắn quay chậm dần đều quanh một trục cố định xuyên qua vật. Tại một điểm xác định trên vật cách trục quay một khoảng r ≠ 0 thì đại lượng không phụ thuộc r là A. vận tốc dài. B. tốc độ góc. C. gia tốc tiếp tuyến. D. gia tốc hướng tâm. Câu 9: Một vật rắn bắt đầu quay nhanh dần đều (từ trạng thái nghỉ) quanh một trục cố định. Sau 5s kể từ lúc bắt đầu quay, vận tốc góc của vật có độ lớn bằng 10 rad/s. Sau 3s kể từ lúc bắt đầu quay, vật này quay được góc bằng A. 5 rad. B. 10 rad. C. 9 rad. D. 3 rad. Câu 10: Chọn câu sai. Momen quán tính của vật rắn đối với trục quay A. phụ thuộc và gia tốc góc của vật B. bằng tổng momen quán tính của các bộ phận của vật đối với trục quay đó C. không phụ thuộc vào momen lực tác dụng vào vật D. phụ thuộc vào hình dạng của vật Câu 11: Một đĩa đặc bán kính 25cm có thể quay quanh trục đối xứng đi qua tâm của nó. Một sợi dây mảnh, nhẹ được quấn quanh vành đĩa. Người ta kéo sợi dây bằng lực không đổi 12N. hai giây sau kể từ lúc bắt đầu tác dụng làm quay đĩa, tốc độ góc của đĩa là 24rad/s. Tính momen lực tác dụng lên đĩa và gia tốc góc của đĩa: A. M = 1N/m; γ = 8rad/s 2 . B. M = 2N/m; γ = 10rad/s 2 . C. M = 3N/m; γ = 12rad/s 2 . D. M = 4N/m; γ = 14rad/s 2 . Câu 12: Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định đi qua vật, một điểm xác định trên vật rắn ở cách trục quay khoảng r ≠ 0 có độ lớn vận tốc dài là một hằng số. Tính chất chuyển động của vật rắn đó là A. quay chậm dần. B. quay đều. C. quay biến đổi đều. D. quay nhanh dần. MÃ: KT01 Họ, tên thí sinh: Câu 13: Một nghệ sĩ trượt băng nghệ thuật đang thực hiện động tác quay tại chỗ quanh một trục thẳng đứng từ chân đến đầu trên sân băng với hai tay đang dang theo phương ngang. Người này thực hiện nhanh động tác thu tay lại dọc theo thân người thì A. momen quán tính và tốc độ góc trong chuyển động quay của người giảm B. momen quán tính của người tăng, tốc độ góc trong chuyển động quay của người giảm C. momen quán tính và tốc độ góc trong chuyển động quay của người tăng D. momen quán tính của người giảm, tốc độ góc trong chuyển động quay của người tăng Câu 14: Một đĩa tròn có momen quán tính I không đổi quay quanh một trục cố định. Nếu tốc độ góc của đĩa tăng 3 lần thì A. momen động lượng tăng 3 lần, động năng quay tăng 9 lần B. momen động lượng tăng 9 lần, động năng quay giảm 9 lần C. momen động lượng tăng 9 lần, động năng quay tăng 3 lần D. momen động lượng giảm 3 lần, động năng quay tăng 9 lần Câu 15: Momen động lượng của một vât rắn quay quanh trục cố định A. thay đổi khi có lực tác dụng B. luôn luôn thay đổi C. thay đổi khi có momen ngoại lực tác dụng D. luôn luôn không đổi Câu 16: Để tăng tốc cho một cánh quạt từ trạng thái nghỉ đến khi nó có tốc độ 100rad/s cần tốn một công 2,5kJ. Momen quán tính của cánh quạt là A. 2kg.m 2 B. 0,5kg.m 2 C. 0,25kg.m 2 D. 4kg.m 2 Câu 17: Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định xuyên qua vật. Các điểm trên vật rắn (không thuộc trục quay) A. ở cùng một thời điểm, không cùng gia tốc góc. B. quay được những góc không bằng nhau trong cùng một khoảng thời gian. C. ở cùng một thời điểm, có cùng vận tốc góc. D. ở cùng một thời điểm, có cùng vận tốc dài. Câu 18: Một vật rắn quay quanh một trục cố định có phương trình chuyển động ϕ =10 + t 2 ( ϕ tính bằng rad, t tính bằng giây). Tốc độ góc và góc quay của vật sau thời gian 5s kể từ thời điểm t = 0 lần lượt là A. 5rad/s và 35rad. B. 5rad/s và 25rad. C. 10rad/s và 25rad. D. 10rad/s và 35rad. Câu 19: Kim giờ của đồng hồ dài bằng 3/4 chiều dài kim phút. Coi như các kim chuyển động đều. Tỉ số của các gia tốc của đầu các kim là: A. 120 p g a a = B. 160 p g a a = C. 192 p g a a = D. 240 p g a a = Câu 20: Cánh quạt máy bay quay với tốc độ 2500 vòng/ phút. Cánh quạt có chiều dài 1,5m. Tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh quạt là: A. v= 392,7m/s B.v =592,7m/s C.v=492,7m/s D. v= 692,7m/s Câu 21: Một đĩa tròn mỏng đồng chất có khối lượng 1kg, đường kính 1m quay đều với tốc độ góc 10rad/s quanh một trục cố định đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Động năng quay của đĩa là A. 6,25J B. 5J C. 25J D. 12,5J Câu 22(ĐH 2009): Momen quán tính của một vật rắn đối với một trục quay cố định A. Có giá trị dương hoặc âm tùy thuộc vào chiều quay của vật rắn. B. Phụ thuộc vào momen của ngoại lực gây ra chuyển động quay của vật rắn. C. Đặc trưng cho mức quán tính của vật rắn trong chuyển động quay quanh trục ấy. D. Không phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng của vật rắn đối với trục quay. Câu 23(ĐH 2009): Một vật rắn quay nhanh dần đều quanh một trục cố định, trong 3,14 s tốc độ góc của nó tăng từ 120 vòng/phút đến 300 vòng/phút. Lấy 3,14 π = . Gia tốc góc của vật rắn có độ lớn là A. 3 rad/s 2 B. 12 rad/s 2 C. 8 rad/s 2 D. 6 rad/s 2 Câu 24(ĐH 2009): Từ trạng thái nghỉ, một đĩa bắt đầu quay quanh trục cố định của nó với gia tốc không đổi. Sau 10 s, đĩa quay được một góc 50 rad. Góc mà đĩa quay được trong 10 s tiếp theo là A. 50 rad. B. 150 rad. C. 100 rad. D. 200 rad. Câu 25(ĐH 2009): : Một vật rắn quay quanh một trục cố định dưới tác dụng của momen lực không đổi và khác không. Trong trường hợp này, đại lượng thay đổi là A. Momen quán tính của vật đối với trục đó. B. Khối lượng của vật C. Momen động lượng của vật đối với trục đó. D. Gia tốc góc của vật. . trục quay cố định A. dương thì luôn làm vật quay nhanh dần B. không đổi và khác không thì luôn làm vật quay đều C. dương thì luôn làm vật quay chậm dần D. bằng không thì vật đứng yên hoặc quay. là A. quay chậm dần. B. quay đều. C. quay biến đổi đều. D. quay nhanh dần. MÃ: KT0 1 Họ, tên thí sinh: Câu 13: Một nghệ sĩ trượt băng nghệ thuật đang thực hiện động tác quay tại chỗ quanh một. bắt đầu quay nhanh dần đều (từ trạng thái nghỉ) quanh một trục cố định. Sau 5s kể từ lúc bắt đầu quay, vận tốc góc của vật có độ lớn bằng 10 rad/s. Sau 3s kể từ lúc bắt đầu quay, vật này quay được