1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 55-Kiểm tra 1 tiết

13 558 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 117 KB

Nội dung

Ở chim và bò sát là đẳng nhiệt d.Ở chim và bò sát là biến nhiệt Câu4.0,5.Lông mao của thỏ có đặc điểm gì giống lông vũ của chim: a.Đều có cấu tạo đơn giản b.Đều bằng chất sừng c.Đều có c

Trang 1

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT- HỌC KỲ II

MÔN: SINH VẬT - LỚP 7

1.Ếch đồng: đời sống, cấu tạo ngoài, cấu tạo trong

2.Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

3.Thằn lằn bóng đuôi dài: đời sống, cấu tạo ngoài, cấu tạo trong

4.Đặc điểm chung của lớp bò sát

5.Chim bồ câu: cấu tạo trong của chim bồ câu

6.Đặc điểm chung của lớp chim

7.Thỏ: cấu tạo trong của thỏ

8.Đặc cciểm chung của lớp thú

9.Phần ghi nhó bài 38, 43, 44, 46

MA TRẬN ĐỀ

Các chủ đề

Các mức độ nhận thức

Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Lớp Lưỡng cư 1câu

1câu 0,5đ

0.5đ

1câu 1đ

2câu 1,5đ Lớp chim 1câu

0,5đ

1câu 1đ

1câu 4đ

3câu 5,5đ

0.5đ

1câu 2đ

2câu 2,5đ

2câu 1đ

1câu 2đ

2câu 2đ

1câu 4đ

8câu 10đ

Trang 2

Trường THCS Nguyễn Du

Họ,tên: Lớp:7/

Tiết 55: KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN: SINH VẬT - LỚP7

Đề1

I/Phần trắc nghiệm: (4đ)

*Hãy khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất trong các câu sau :( Từ câu

1  4)

Câu1.(0,5đ).Tim thằn lằn giống tim ếch ở chỗ:

a.Tâm thất có thêm vách hụt

b.Máu giàu khí ôxi

c.Tim có ba ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất)

d.Tim có ba ngăn (1 tâm nhĩ, 2 tâm thất)

Câu2.(0,5).Chim ăn hạt có dạ dày cơ (mề) rất dày, co bóp rất khỏe giúp :

a.Nghiền nát thức ăn

b.Tiêu thụ một khối lượng thức ăn rất lớn để cung cấp năng lượng cần cho sự bay

c.Tiêu hóa cát, sỏi vì chim có thói quen ăn thêm các viên cát sỏi

d.Là nơi chứa thức ăn

Câu3.(0.5).Nhiệt độ cơ thể của chim và bò sát là:

a.Ở chim là đẳng nhiệt, ở bò sát là biến nhiệt

b.Ở chim là biến nhiệt, bò sát là đẳng nhiệt

c Ở chim và bò sát là đẳng nhiệt

d.Ở chim và bò sát là biến nhiệt

Câu4.(0,5).Lông mao của thỏ có đặc điểm gì giống lông vũ của chim:

a.Đều có cấu tạo đơn giản

b.Đều bằng chất sừng

c.Đều có cấu tạo hai lớp: Lớp lông phủ ở trên ờa lớp lông nệm ở dưới

d.Đều có lông tơ và lông ống

*Câu 5: (1đ).Chọn các từ,cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn câu sau: bốn chi, ngón chân, vảy sừng,màng nhĩ.

“Thằn lằn bóng đuôi dài có ngắn,yếu với năm có vuốt Da khô có bao bọc Cổ dài nên đầu có thể quay về các phía, mắt có mi cử động nằm ở trong hốc tai ở hai bên đầu

*Câu 6: (1đ).Nối cột A với các đặc điểm ở cột B sao cho phù hợp:

Cột A Cột B

1.Kiểu bay vỗ cánh

2.Kiểu bay lượn

a.Cánh đập liên tục

b.Cánh đập chậm rãi, không liên tục

c.Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh d.Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của

không khí khi bay và hướng gió

II/Phần tự luận: (6đ):

Câu1(4đ).Nêu cấu tạo và chức năng các cơ quan:Tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết

của chim bồ câu?

Câu 2:(2đ).Nêu đặc điểm chung của lớp thú?

Trang 3

ĐÁP ÁN ĐỀ 1 : MÔN SINH VẬT LỚP 7

I/Phần trắc nghiêm: (4đ)

Từ câu 1câu 4: Mỗi câu đúng : 0.5đ

Câu 1: c

Câu 2: a

Câu 3: a

Câu 4: b

Câu 5: (1đ): Điền đúng theo thứ tự: bốn chi, ngón chân, vảy sừng, màng nhĩ

Câu 6: (1đ): 1 + a, c

2 + b, d

II/Phần tự luận: (6đ)

Câu 1: *Cấu tạo và chức năng các cơ quan của chim:

+Tiêu hóa: Cơ quan tiêu hóa phân hóa, chuyên hóa với chức năng Tốc độ tiêu hóa cao +Hô hấp: Bằng phổi

-Phổi có mạng ống khí , một số ống khí thông với túi khí  bề mặt trao đổi khí rộng -Trao đổi khí : Khi bay do túi khí

Khi đậu: do phổi

+Tuần hoàn: Tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn Máu đỏ tươi giàu oxi đi nuôi cơ thể +Bài tiết: Nhờ thận sau

-Không có bóng đái, nước tiểu thải ra ngoài cùng với phân

Câu 2: Đặc điểm chung của lớp thú:

Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất:

+Có hệ thống lông mao bao phủ cơ thể

+Có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ

+Bộ răng phân hóa thành: răng cửa, răng nanh, răng hàm

+Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể

+Bộ não phát triển

+Là động vật hằng nhiệt

Trang 4

Trường THCS Nguyễn Du

Họ,tên: Lớp:7/

Tiết 55:KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN: SINH VẬT LỚP 7

Đề2:

I/Phần trắc nghiệm: (4đ)

*Hãy khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: ( Từ câu 1  4):

Câu1.Máu pha đi nuôi cơ thể ở thằn lằn và ếch là:

a.Sự pha trộn giữa máu đỏ tươi và máu đỏ thẫm

b.Sự pha trộn giữa máu và khí ôxi

c.Sự pha trộn giữa máu và khí cacbonnic

d.Sự pha trộn giữa máu đỏ tươi và khí cacbon níc

Câu2.Diều của chim bồ câu có chức năng :

a.Nơi trữ thức ăn

b.Làm thức ăn mềm ra

c.Tiết ra một chất lỏng trắng “Sữa diều”nuôi con

d.Là nơi trữ thức ăn, làm thức ăn mềm, tiết sữa diều nuôi con

Câu3 Nhiệt độ cơ thể của chim và bò sát là:

a.Ở chim là biến nhiệt, ở bò sát là đẳng nhiệt

b.Ở chim và bò sát là đẳng nhiệt

c.Ở chim là đẳng nhiệt, ở bò sát là biến nhiệt

d.Ở chim và bò sát là biến nhiệt

Câu 4.Chức năng phối hợp những cử động phức tạp ở thỏ là:

a.Hành tủy

b.Tiểu não

c.Bán cầu não

d.Não giữa

*Câu 5.(1đ) Chọn các cụm từ: Lông vũ, mỏ sừng, thành cánh,có vuốt để hoàn chỉnh nội dung sau:

Chim bồ câu, thân hình thoi được phủ bằng nhẹ xốp,hàm không có răng có bao bọc,chi trước biến đổi chi sau có bàn chân dài các ngón chân

*Câu 6: (1đ) Nối cột A với các đặc điểm ở cột B sao cho phù hợp:

Cột A Cột B

1.Thân chim hình thoi

2.Chi trước biến thành cánh

3.Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau

a.Giúp chim bám chặt vào cành cây b.Làm giảm sức cản của không khí khi bay c.Quạt gió, cản không khí khi hạ cánh

II/Phần tự luận: (6đ)

Câu 1:(4đ).Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng các cơ quan: Tuần hoàn, hô hấp, tiêu

hóa, bài tiết của thỏ?

Câu 2: (2đ) Nêu đặc điểm chung của lớp chim?

Trang 5

ĐÁP ÁN ĐỀ 2: MÔN SINH VẬT LỚP 7

I/Phần trắc nghiệm: (4đ)

Từ câu 1câu 4: Mỗi câu đúng:0,5đ

Câu 1: a

Câu 2: d

Câu 3: c

Câu 4: b

Câu 5: (1đ): Điền đúng theo thứ tự: lông vũ, mỏ sừng, thành cánh, có vuốt

Câu 6: (1đ): 1 + b

2 + c

3 + a

II/Phần tự luận: (6đ)

Câu 1: (4đ) Đặc điểm cấu tạo và chức năng các cơ quan của thỏ:

+Tiêu hóa: -Miệng có răng phân hóa : răng cửa cong sắc, thiếu răng nanh, răng hàm

kiểu nghiền

-Ruột dài với manh tràng lớn là nơi tiêu hóa xenlulô

+Tuần hoàn: Tim gồm có 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn

-Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

+Hô hấp: Gồm khí quản, phế quản và phổi

-Phổi lớn có nhiều túi phổi ( phế nang) với mạng mao mạch  sự trao đổi khí diễn ra dễ dàng

-Sự thông khí ở phổi nhờ sự co dãn cơ hoành và cơ liên sườn

+Bài tiết:Gồm đôi thận sau có cấu tạo tiến bộ nhất

Câu 2: Đặc điểm chung của lớp chim:

Là động vật có xương sống thích nghi đời sống bay:

+Mình có lông vũ bao phủ

+Chi trước biến đổi thành cánh

+Có mỏ sừng

+Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp

+Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể

+Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ

+Là động vật hằng nhiệt

Trang 6

Trường THCS Nguyễn Du

Họ,tên: Lớp:7/

Tiêt 55: KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN: SINH VẬT LỚP7

Đề 3:

I/Phần trắc nghiệm: (4đ)

*Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: ( Từ câu 14):

Câu 1:Loại lông nào có chức năng chủ yếu giúp chim bay?

a.Lông ống lớn ở cánh và đuôi

b.Lông ống và lông tơ

c.Lông ống

d.Lông tơ

Câu 2:Thỏ phân biệt lá cây ăn được và lá cây không ăn được là nhờ:

a.Đôi mắt tinh

b.Khứu giác phát triển

c.Xúc giác phát triển

d.Vành tai lớn

Câu 3: Tuyến phao câu của chim tiết ra chất nhờn làm :

a.Lông trơn bóng

b.Lông không thấm nước

c.Nguồn cung cấp vitamin cho chim

d.Làm lông trơn bóng, không thấm nước, cung cấp vitamin

Câu 4:Bộ lông mao có vai trò gì trong đời sống của thỏ :

a.Giữ nhiệt

b.Giúp cơ thể có nhiệt độ không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường

c.Giữ nhiệt, dễ lẩn tránh trong bụi rậm

d.Dễ lẩn tránh trong bụi rậm

*Câu 5: Chọn các từ, cụm từ :bốn ngăn, đỏ tươi, đỏ thẫm, trao đổi chất điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn câu sau:

“Tim chim có gồm hai nửa, nửa trái chứa máu , nửa phải chứa máu , đảm bảo cho sự mạnh ở chim

*Câu 6: (1đ).Hãy nối đặc điểm của cột A với cột B sao cho phù hợp

Cột A Cột B

1.Nhóm chim chạy, không biết bay

2.Nhóm chim thích nghi với sự bơi lặn

3.Nhóm chim bay có lối sống ở vực nước

a.Bộ Ngỗng - Bộ Cò b.Bộ Đà điểu

c.Bộ chim Cụt

II/Phần tự luận: (6đ)

Câu 1 (4đ) Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển của thỏ thích nghi đời sống?

Câu 2.(2đ).Trình bày đặc điểm chung của lớp chim?

Trang 7

ĐÁP ÁN ĐỀ 3: MÔN SINH VẬT LỚP 7

I/Phần trắc nghiệm: (4đ)

Từ câu1  câu 4: (Mỗi câu đúng : 0,5đ)

Câu 1: a

Câu 2: b

Câu 3: d

Câu 4: c

Câu 5: (1đ) Điền đúng theo thứ tự: bốn ngăn, đỏ tươi, đỏ thẫm, trao đổi chất Câu 6: (1đ) 1 + b

2 + c

3 + a

II/Phần tự luận: (6đ)

Câu 1: *Đặc điểm đời sống của thỏ:

+Đặc điểm đời sống:

-Thỏ sống đào hang, lẩn trốn kẻ thù bằng cách nhảy cả hai chân sau

-Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm, kiếm ăn chủ yếu về chiều và đêm

-Là động vật hằng nhiệt

+Đặc điểm sinh sản:

-Thụ tinh trong

-Thai phát triển trong tử cung thỏ mẹ

-Hiện tượng đẻ con có nhau thai gọi là hiện tương thai sinh

*Cấu tạo ngoài:

-Có bộ lông mao dày xốp : Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi trốn trong bụi

-Chi trước ngắn: Đào hang

-Chi sau dài, khỏe: Bật nhảy xa, chạy trốn nhanh

-Giác quan:

+Mũi thính, lông xúc giác: Thăm dò thức ăn và môi trường

+Tai có vành tai lớn cử động: Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù +Mắt có mi cử động được: Giữ mắt không bị khô, bảo vệ mắt

*Di chuyển: Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời cả hai chân sau

Câu 2: Đặc điểm chung của lớp chim:

Chim là động vật có xương xống thích nghi đời sống bay:

+Mình có lông vũ bao phủ

+Có mỏ sừng

+Chi trước biến thành cánh

+Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp

+Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể

+Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt chim bố, mẹ

+Là động vật hằng nhiệt

Trang 9

ĐỀ KIỂM TRA THI LÊN LỚP MÔN SINH LƠP 7.

I/Trắc nghiệm: (4đ).

*Chọn câu đúng trong các câu sau: (Từ câu 1 → câu 4) (2đ)

1 Đặc điểm cấu tạo da của chim bồ câu là:

a Da khô, phủ lông vũ

b Da khô, có vảy sừng

c Da ẩm, có tuyến nhầy

d Da khô, phủ lông mao

2.Cấu tạo răng của thỏ thích nghi với cách ăn theo kiểu:

a Nhai

b Nghiền

c Gặm nhấm

d Nuốt

3.Môi trường sống của thú mỏ vịt là:

a Trên cạn

b Ở nước ngọt

c Vừa ở cạn, vừa ở nước ngọt

d Ở nước mặn

4.Kan gu ru là động vật:

a Đẻ con

b Đẻ trứng

c Đẻ con hoặc đẻ trứng

d Đẻ trứng thai

5.Cho các từ, cụm từ: “vảy sừng, ở cạn, hốc tai, vuốt sắc” Hãy điền vào chỗ trống cho thích hợp để hoàn chỉnh đoạn câu sau: (2đ)

“Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống , da khô có

, màng nhĩ nằm trong , chân ngắn yếu có

II/Tự luận: (6đ)

Câu 1: (3đ) Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay

lượn?

Câu 2: (3đ) Trình bày đặc điểm chung của lớp thú?

ĐÁP ÁN THI LÊN LỚP MÔN SINH LỚP 7

I/Trắc nghiệm: (4đ)

*Chọn câu đúng:

Trang 10

1 a

2 c

3 c

4 a

*Điền từ đúng theo thứ tự - mỗi cụm từ đúng :0,5đ

-Ở cạn

-Vảy sừng

-Hốc tai

-Vuốt sắc

II/Tự luận: (6đ)

Câu 1.(3đ): Thân hình thoi, phủ lông vũ nhẹ, xốp Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc Chi trước biến đổi tành cánh, chi sau có bàn chân dài, ngón có vuốt Tuyến phao câu tiết dịch nhờn, chim có kiếu bay vỗ cánh.

Câu 2.(3đ) Là động vật có xương sống , có tổ chức cao nhất, có hiện tượng thai sinh,

nuôi con bàng sữa mẹ Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.Răng phân hoá thành 3 loại Tim

có 4 ngăn, bộ não phát triển Là động vật hằng nhiệt

Họ,tên:

Lớp:

Tiêt 56: KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN: SINH VẬT LỚP 9

Đề 1:

1.Hãy vẽ sơ đồ (có chú thích đầy đủ) mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00c đến +900c trong đó điểm cực thuận là +550c.(2đ)

Trang 11

2 Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa, nhái, chim ăn sâu Hãy chia các nhân tố đó thành nhóm các nhân tố sinh thái.(2đ)

3 Hãy sắp xếp các động vật sau vào các nhóm động vật ưa ẩm và động vật ưa khô: Gium đất, ếch, rùa, gián, rắn hổ mang, tắc kè, ốc sên, lạc đà, thằn lằn, mọt ẩm (1đ)

Trang 12

4.Trong quần xã gồm các loài sinh vật sau: cỏ, nai, thỏ,dê, thực vật, sâu hại thực vật, chim ăn sâu, hổ, vi sinh vật

Hãy xây dựng 4 chuỗi thức ăn trong quần xã nêu trên (2đ)

5.Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch, nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, vi khuẩn, cáo, gà rừng, thỏ, hổ (2đ)

6.Quần thể sinh vật là gì? Nêu 3 ví dụ về quần thể sinh vật? (1đ)

ĐÁP ÁN ĐỀ 1: MÔN SINH VẬT LỚP 9

1.(2đ)

-Vẽ đúng sơ đồ: (1đ)

-Tên các giá trị các nhiệt độ có trong đồ thị (Mỗi giá trị đúng: 0,25đ)

00C  900C: Giới hạn chịu đựng

5500C: Điểm cực thuận

00C : Điểm gây chết (giới hạn dưới)

900C : Điểm gây chết (giới hạn trên)

2 (2đ)

Nhân tố sinh thái vô sinh

-Mức độ ngập nước

-Độ dốc của đất

Nhân tố sinh thái hữu sinh:

-Kiến -Rắn hổ mang

Trang 13

-Nhiệt độ không khí

-Ánh sáng

-Độ ẩm không khí

-Áp suất không khí

-Gỗ mục

-Gió thổi

-Thảm lá khô

-Độ tơi xốp của đất

-Lượng mưa

-Cây gỗ -Cây cỏ -Nhái -Chim ăn sâu

3 (1đ)

Nhóm động vật ưa ẩm

-Giun đất

-Ếch

-Gián

-Ốc sên

-Mọt ẩm

Nhóm động vật ưa khô -Rùa

-Rắn hổ mang -Tắc kè

-Thằn lằn -Lạc đà

4 (2đ) Xây dựng 4 chuỗi thức ăn: ( viết được mỗi chuỗi thức ăn đúng: 0,5đ) -Cỏ  Nai Hổ  Vi sinh vật

-Cỏ  Thỏ  Hổ  Vi sinh vật

-Cỏ  Dê  Hổ  Vi sinh vật

-Thực vật Sâu hại thực vật Chim ăn sâu Vi sinh vật

5 (2đ)HS vẽ được lưới thức ăn và chỉ ra được mắt xích chung

6 (1đ)Nêu đúng khái niệm quần thể sinh vật: (0,5đ)

Nêu được 2 ví dụ về quần thẻ sinh vật: (0,5đ)

Ngày đăng: 04/07/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w