1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Khi bé bị viêm tai giữa docx

4 420 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 101,49 KB

Nội dung

Khi bé bị viêm tai giữa 2/3 số trường hợp viêm tai giữa là do vi khuẩn (cần phải điều trị bằng kháng sinh), chỉ có một số ít trường hợp là do virus. Khi tai giữa bị viêm, mủ sinh ra và tích tụ ở phía sau màng nhĩ. Do vòi Eustach (một đường dẫn tự nhiên thông từ tai giữa nối với họng) bị tắc do viêm, mủ không chảy qua được sẽ làm trẻ bị đau tai và sốt. Nếu không được điều trị, màng nhĩ sẽ thủng và mủ tai chảy ra ngoài. Lúc mủ thoát được ra ngoài qua lỗ thủng màng nhĩ, áp lực trong tai giảm xuống, trẻ sẽ đỡ đau hơn, hết sốt nhưng sức nghe giảm. Một số trường hợp, lỗ thủng ở màng nhĩ tự liền khi được điều trị, nhưng những trường hợp khác tai tiếp tục chảy mủ, màng nhĩ không liền được, trẻ vẫn nghe kém. Ngoài ra, ở một số trẻ do không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm tai giữa có thể lan lên xương chũm, gây viêm xương chũm, hoặc lên não gây viêm não. Vậy làm thế nào để biết trẻ đã bị viêm tai giữa? Nếu người mẹ thấy con mình có những dấu hiệu: -Chảy mủ tai -Ðau tai hoặc có thêm vài dấu hiệu như sốt, kích thích, chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy cần nghĩ đến có thể cháu bị viêm tai giữa. Lúc này người mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ tai họng của chương trình ARI hoặc tốt nhất là đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám. Nếu bác sĩ soi tai thấy màng nhĩ đỏ, không di động thì chắc cháu đã bị viêm tai giữa. Nếu trẻ bị chảy mủ tai trong hai tuần là bị viêm tai giữa cấp, nếu chảy mủ trên hai tuần là viêm tai giữa mạn tính. Khi đã xác định là trẻ bị viêm tai giữa, ngoài việc cho cháu điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc, các bà mẹ cần làm khô tai trẻ. Cách làm khô tai trẻ:  Gấp và cuộn tờ giấy thấm hoặc mảnh vài bông sạch thành hình sâu kèn, không dùng tăm bông, tăm que hoặc giấy viết.  Đặt sâu kèn vào tai cho trẻ đến khi thấm ướt mủ rồi lấy ra.  Ðặt tiếp một "sâu kèn" mới khác, làm như vậy cho đến khi tai khô. Làm khô tai theo cách trên ít nhất 3 lần/ngày cho đến khi tai khô. Thường phải làm từ 1-2 tuần tai mới khô hẳn. Viêm tai giữa sau khi đã được điều trị, rất hay tái phát. Kết quả nghiên cứu ở nhiều nước công nghiệp cho thấy những trẻ không được bú mẹ, trẻ bị viêm tai giữa cấp trong 6 tháng đầu của cuộc đời, trẻ có cha mẹ hoặc anh chị có tiền sử viêm tai, trẻ bị hở hàm ếch (ngay cả sau khi đã được mổ chữa) rất dễ bị mắc viêm tai giữa tái phát. Bởi vậy đề phòng chống viêm tai giữa cho trẻ trong năm đầu cuộc đời, các bà mẹ nên nuôi con bằng cách cho bú sữa mẹ. . Khi bé bị viêm tai giữa 2/3 số trường hợp viêm tai giữa là do vi khuẩn (cần phải điều trị bằng kháng sinh), chỉ có một số ít trường hợp là do virus. Khi tai giữa bị viêm, mủ. tai giữa. Nếu trẻ bị chảy mủ tai trong hai tuần là bị viêm tai giữa cấp, nếu chảy mủ trên hai tuần là viêm tai giữa mạn tính. Khi đã xác định là trẻ bị viêm tai giữa, ngoài việc cho cháu điều. mẹ, trẻ bị viêm tai giữa cấp trong 6 tháng đầu của cuộc đời, trẻ có cha mẹ hoặc anh chị có tiền sử viêm tai, trẻ bị hở hàm ếch (ngay cả sau khi đã được mổ chữa) rất dễ bị mắc viêm tai giữa tái

Ngày đăng: 04/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w