1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Trầm cảm khi mang thai ppsx

3 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 158,98 KB

Nội dung

Trầm cảm khi mang thai Chứng trầm cảm không dễ phát hiện. Nó có thể bị nhầm lẫn với những rắc rối khác khi mang bầu. Tuy nhiên, nếu cảm giác mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, thay đổi cân nặng… vượt ngoài tầm kiểm soát, bạn nên đi khám sớm. Dấu hiệu trầm cảm - Bạn thường xuyên cảm thấy bồn chồn, dễ cáu kỉnh. - Bạn luôn buồn chán, tuyệt vọng, xuống sức. - Bạn khóc không rõ nguyên nhân. - Bạn dường như không còn năng lượng và ngại vận động - Bạn khó tập trung, hay quên và không thể ra quyết định. - Bạn cảm thấy bản thân không còn giá trị. - Bạn mất hẳn sự quan tâm, thờ ơ với mọi hoạt động quanh mình. - Bạn cô lập với bạn bè và người thân. - Các biểu hiện bệnh lý khác cảnh báo nguy cơ trầm cảm bao gồm: Bạn xuất hiện những cơn đau đầu, đau ngực; nhịp tim đập nhanh mà không có lý do cụ thể; xuất hiện những cơn thở ngắn, nông. Trầm cảm khi mang thai. Nguyên nhân Lượng hormone thay đổi khi mang thai hay những sang chấn tâm lý (như người thân qua đời, tan vỡ gia đình…) làm thay đổi chất hóa học trong não, dẫn tới trầm cảm. Các yếu tố khác như gia đình có tiền sử trầm cảm; lối sống nhiều áp lực cũng làm tăng nguy cơ thai phụ mắc chứng bệnh này. Nhiều trường hợp, trầm cảm khi mang thai không tìm ra nguyên nhân cụ thể. Yếu tố nguy cơ tăng trầm cảm khi mang thai: Tiền sử trầm cảm; ít giao tiếp với bạn bè, người thân; lo lắng thái quá về dị tật thai nhi; gặp rắc rối với lần mang thai trước đó; có trục trặc về tài chính hoặc hôn nhân; làm mẹ khi tuổi còn quá trẻ… Ảnh hưởng của trầm cảm tới thai nhi Nghiên cứu chứng minh rằng, mắc trầm cảm khi mang bầu làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và dễ sinh con nhẹ cân. Một số thai phụ mắc trầm cảm không có khả năng chăm sóc bản thân tốt. Họ bị rối loạn ăn uống (ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít); phải đối mặt với chứng mất ngủ; có xu hướng sa đà vào những thói quen gây hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích ngoài danh mục cho phép. Ngoài ra, chứng trầm cảm của phụ nữ sau sinh cũng có thể làm trì hoãn phát triển ngôn ngữ ở bé; làm bé bị rối loạn hành vi, cảm xúc… Phòng tránh - Bạn nên cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bạn nên hạn chế ôm đồm nhiều việc (nhất là việc cơ quan). - Bạn nên tăng cường trò chuyện với chồng, người thân hoặc bạn bè; chia sẻ với họ những cảm xúc hoặc những mối bất an trong lòng sẽ giúp bạn cân bằng tâm lý. Không nên để bản thân rơi vào trạng thái cô đơn trong thời gian dài. Ngay cả khi không có người thân bên cạnh, bạn cũng có thể tự thư giãn bằng cách dạo bộ, đi mua sắm, ăn hàng… Nên thường xuyên trao đổi với mẹ của bạn. Bà là người gần gũi lại có kinh nghiệm mang thai, sinh nở. - Nếu có điều gì bất ổn xảy đến trong cuộc sống, bạn nên học cách kiểm soát tinh thần. Nhắc nhở mình rằng, tương lai của em bé trong bụng mới là quan trọng nhất. - Ngay khi có dấu hiệu stress kéo dài, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Điều trị - Nói chuyện với bác sĩ tâm lý. Quá trình này giúp bạn giải tỏa và tìm ra giải pháp cho những khúc mắc về tinh thần. - Dùng thuốc: Thai phụ (hoặc phụ nữ đang cho con bú) nên trao đổi với bác sĩ cẩn thận để tìm ra loại thuốc chống trầm cảm phù hợp. . tăng nguy cơ thai phụ mắc chứng bệnh này. Nhiều trường hợp, trầm cảm khi mang thai không tìm ra nguyên nhân cụ thể. Yếu tố nguy cơ tăng trầm cảm khi mang thai: Tiền sử trầm cảm; ít giao. Trầm cảm khi mang thai Chứng trầm cảm không dễ phát hiện. Nó có thể bị nhầm lẫn với những rắc rối khác khi mang bầu. Tuy nhiên, nếu cảm giác mệt mỏi, rối loạn. đổi khi mang thai hay những sang chấn tâm lý (như người thân qua đời, tan vỡ gia đình…) làm thay đổi chất hóa học trong não, dẫn tới trầm cảm. Các yếu tố khác như gia đình có tiền sử trầm cảm;

Ngày đăng: 04/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN