Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
521,5 KB
Nội dung
Chủ nghĩa Marx Karl Marx Chủ nghĩa Marx là hệ thống học thuyết về triết học, lịch sử và kinh tế chính trị dựa trên các tác phẩm của Karl Marx (1818–1883) và Friedrich Engels (1820–1895). Từ khi tập ba của tác phẩm "Tư Bản" (Das Kapital) được xuất bản năm 1895, những người Mác-xít đã cố gắng tích hợp các ý tưởng trong đó vào trong một phương án chuẩn xác chung phục vụ cho việc xây dựng một trật tự xã hội xã hội chủ nghĩa và/hay cộng sản chủ nghĩa. Từ thời gian đó đã phát triển nhiều khuynh hướng chịu ảnh hưởng chủ nghĩa Marx khác nhau mà mỗi một khuynh hướng đều đòi hỏi chính mình là kế thừa của "các nhà kinh điển" và phân rõ ranh giới lẫn nhau, trong đó có: • Phong trào Dân chủ Xã hội mà Chủ nghĩa Mác-xít Áo (Austromarxism) là một hình thức đặc biệt. Hiện nay các đảng dân chủ xã hội trong phần lớn các nước ở phương Tây đều tách rời khỏi học thuyết Marx. • Chủ nghĩa Lenin và các khuynh hướng dựa trên chủ nghĩa Lenin như chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Trotsky, chủ nghĩa Mao. • Chủ nghĩa Tân Mác-xít (Neomarxism) hay Chủ nghĩa Hậu Mác-xít (Postmarxism) dưới nhiều hình thức khác nhau như Trường phái Frankfurt (Frankfurt School). • 1 Tổng quan • 2 Chủ nghĩa duy vật biện chứng • 3 Chủ nghĩa duy vật lịch sử o 3.1 Hình thành và đặc tính của các xã hội có giai cấp o 3.2 Biến đổi của các xã hội có giai cấp • 4 Kinh tế chính trị học o 4.1 Phê bình kinh tế chính trị học o 4.2 Thuyết giá trị và tiền o 4.3 Thuyết quá độ sang xã hội không có giai cấp • 5 Lịch sử o 5.1 Hình thành o 5.2 Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực và các khuynh hướng Mác-xít o 5.3 Chủ nghĩa Marx trong phong trào dân chủ xã hội o 5.4 Các khuynh hướng của chủ nghĩa tân Mác-xít • 6 Phê bình chủ nghĩa Marx o 6.1 Tổng quan o 6.2 Phê bình từ trong nội bộ Mác-xít o 6.3 Phê bình và quan điểm đối nghịch từ những người phi Mác-xít o 6.4 Các nhà phê bình o 6.5 Phản phê bình • 7 Tham khảo o 7.1 Chủ nghĩa Marx o 7.2 Phê bình o 7.3 Phản phê bình • 8 Chú thích • 9 Liên kết ngoài Tổng quan Thuật ngữ "chủ nghĩa Marx" đầu tiên được những người hoạt động chính trị chống đối lại sử dụng với nghĩa xấu. Chỉ từ cuối thế kỷ 19 thuật ngữ này mới được chính những người theo chủ nghĩa Marx tiếp nhận. Chính Marx cũng đã từng nói rằng ông không phải là người Mác-xít và thích dùng khái niệm "chủ nghĩa xã hội khoa học" cho học thuyết của ông hơn. Với việc này Marx phân rõ ranh giới với các phác thảo xã hội và nhà nước khác, những cái mà ông xếp vào chủ nghĩa xã hội không tưởng hay chủ nghĩa vô chính phủ. Marx phê phán những người đi trước và cùng thời này rằng họ chỉ "mơ ước" một xã hội công bằng hướng theo các lý tưởng của cuộc Cách mạng Pháp mà không nghiên cứu một cách khoa học về các điều kiện để thực hiện nó và cũng không cố vươn đến chúng với triển vọng thành công thực tế. Marx và Engels đã tranh luận với nhiều truyền thống tư tưởng khác nhau một cách khoa học và phê phán. Các ý tưởng cơ bản của Marx chỉ được hệ thống hóa sau khi ông qua đời. Việc xếp chúng vào một học thuyết nhất quán có hai điều hạn chế: • Marx xem tác phẩm của ông trước tiên là một phân tích của những mối quan hệ tương ứng, phân tích mà có thể kiểm nghiệm và sửa chửa một cách liên tục và là một dự đoán tương lai được rút ra từ đó. • Engels muốn truyền bá học thuyết này dưới dạng phổ thông dễ hiểu và vì thế nếu nhìn một cách phê bình thì đã góp phần giản lược hóa và thông tục hóa học thuyết này. Chủ nghĩa Marx là một hệ thống lý thuyết có định hướng thực tiễn và là một thế giới quan. Học thuyết Máx-xít phân chia các lãnh vực chủ yếu phản ánh sự phát triển của các ý tưởng của Marx và Engels: • Phê bình một cách sâu rộng triết học truyền thống và "phủ nhận" chúng trong chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với ý tưởng đó, các tác phẩm ban đầu của Marx bắt đầu với việc phê bình tôn giáo và phê bình ý thức hệ, đặc biệt là của chủ nghĩa duy tâm biện chứng Đức của Georg Wilhelm Friedrich Hegel và chủ nghĩa duy vật siêu hình của Ludwig Feuerbach. Ông kỳ vọng bổ sung phương pháp biện chứng của Hegel với nội dung lịch sử hiện thực và qua đó "đảo ngược" chủ nghĩa duy tâm. Mục đích của phê phán này là 11 luận đề về Feuerbach: "Các nhà triết học chỉ diễn giải thế giới khác nhau; vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới" (Die Philosophen haben die Welt nur verschieden interpretiert; es kommt aber darauf an, sie zu verändern) [1] . • "Tồn tại [xã hội] quyết định ý thức" (Das Sein bestimmt das Bewusstsein) [2] : Theo Marx quan hệ sản xuất trong một nền kinh tế là hạ tầng cơ sở cho cuộc sống tinh thần và văn hóa của một xã hội hay còn được gọi là thượng tầng kiến trúc. Theo thuyết duy vật lịch sử của Marx thì lịch sử loài người được quyết định bởi đấu tranh giai cấp, và vì vậy cách mạng là không tránh khỏi và quyết định sự phát triển của xã hội. Các hình thái nhà nước từ thời Cổ đại cho đến nhà nước dân tộc hiện đại theo Marx là kết quả của những cuộc đấu tranh như thế. • Tác phẩm chính của ông là "Phê bình chủ nghĩa kinh tế chính trị" trong ba tập của "Tư Bản". Các quy luật của sự bóc lột trong chủ nghĩa tư bản đang thống trị, sự hình thành xã hội có giai cấp hiện đại và quá trình tập trung tư bản được phân tích suy luận cả về mặt kinh tế vi mô và vĩ mô. Trong đó Marx đã dựa vào các tác phẩm về sự thịnh vượng của quốc gia của Adam Smith và David Ricardo. Thuyết về giá trị, học thuyết về sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản là các phần quan trọng trong phân tích này. • Chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang xã hội không có giai cấp trong chủ nghĩa cộng sản – thông qua giai đoạn quá độ của chủ nghĩa xã hội – là chủ đề của học thuyết cách mạng của Marx. Đầu tiên chủ nghĩa Marx được phổ biến trong phong trào công nhân của thế kỷ 19, đặc biệt là phong trào dân chủ xã hội Đức đã đưa các học thuyết của Marx và Engels thành cơ sở cho các chương trình hoạt động đầu tiên và đưa vào chương trình đào tạo thành viên. Sau đấy Vladimir Ilyich Lenin đã kế thừa Marx, phát triển học thuyết về chủ nghĩa đế quốc của ông mà sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, cùng với các tư tưởng của Marx và Engels, đã trở thành ý thức hệ nhà nước của Liên bang Xô viết. Sau năm 1945, Chủ nghĩa Marx-Lenin đã có ảnh hưởng quyết định đến chủ nghĩa xã hội hiện thực trong nhiều phần đất trên thế giới, trong đó có Đông và Trung Âu, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên và Việt Nam. Chủ nghĩa này có xuất dẫn từ những "ý tưởng cơ bản" của "các nhà kinh điển" hay không và đến đâu hay chỉ là một "phát triển sai lầm" vẫn là một trong những câu hỏi được tranh cãi nhiều nhất trong việc xây dựng lý thuyết Mác-xít. Chống lại các ý thức hệ khác nhau của Lenin, Iosif Vissarionovich Stalin và Mao Trạch Đông, chủ nghĩa Trotsky với lý thuyết về cuộc "Cách mạng liên tục" đòi hỏi chính mình là người thừa kế thật sự của Marx. Vạch ranh giới với chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa phát xít, các tác phẩm của Trường phái Frankfurt hình thành trong những năm đầu của thập niên 1930, cố gắng liên kết các ý tưởng của Marx với các điều kiện kinh tế-chính trị đã thay đổi trong thời kỳ hiện đại. Trong thập niên 1960, liên quan nhiều đến phong trào sinh viên trên toàn thế giới, các cuộc đình công của công nhân tại Tây Âu và phong trào giải phóng trong Thế giới thứ ba, đã hình thành nhiều hình thái khác nhau của chủ nghĩa tân Mác-xít, chủ nghĩa cộng sản châu Âu (Eurocomunism) và của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Việc phê bình chủ nghĩa Marx đã bắt đầu đồng thời với sự phát triển của chủ nghĩa Marx và đã trở nên quyết liệt hơn qua việc thành hình nhiều hệ thống nhà nước viện dẫn Marx trong thế kỷ 20, đặc biệt là về chính sách phi nhân đạo và sự không hiệu quả về kinh tế trong chủ nghĩa xã hội hiện thực như là kết quả của học thuyết Mác-xít. Ngược lại những người phê bình Mác-xít tự áp dụng học thuyết của Marx vào các hệ thống này để giải thích sự phát triển của chúng và sự thất bại trên thực tế của các mục đích xã hội được khẳng định trước đó. [sửa] Chủ nghĩa duy vật biện chứng Georg Wilhelm Friedrich Hegel Về mặt triết học chủ nghĩa Marx mang ảnh hưởng của hai thành tố: Thuyết biện chứng nhưng duy tâm của Georg Wilhelm Friedrich Hegel và chủ nghĩa duy vật máy móc của Ludwig Feuerbach. Học thuyết của Ludwig Feuerbach quan niệm tất cả các nhận thức, ý tưởng, suy nghĩ, cảm nhận hay còn gọi là ý thức là các biểu thị hay phản ánh của vật chất hoặc xuất phát từ vật chất. Marx tiếp thu thế giới quan này của Feuerbach nhưng ông bổ sung thêm phép biện chứng của Hegel, gắn phép biện chứng Hegel với ý tưởng của sự phát triển liên tục tức chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chính với phát kiến này mà ông đã vượt qua được cách nhìn của những nhà duy vật trước đó, những người luôn quan niệm thế giới là không thay đổi. Các nhà triết học chỉ diễn giải thế giới khác nhau; vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới. Theo thuyết biện chứng của Hegel thì biểu hiện của thế giới mang dấu ấn của mâu thuẫn – luận đề và phản luận đề – phát triển tương hỗ trở thành hợp đề. Các hợp đề này là động lực thúc đẩy "hiện thực khách quan" và vì thế là "quyết định" tương lai, cho đến khi nó không còn chứa đựng mâu thuẫn nữa và được "bãi bỏ" trong khái niệm của sự tuyệt đối. Đối với nhà triết học duy tâm thì sự tiến bộ này, tiến bộ mà có tác động đến toàn bộ thế giới vật chất, là một sản phẩm của trí tuệ con người mà trong sự tự hiểu về chính mình sẽ tương đồng với "trí tuệ thế giới" tuyệt đối. Ludwig Andreas Feuerbach Marx nhìn nhận thuyết biện chứng của Hegel từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật: Ông phủ nhận hay nói đơn giản là "đảo ngược" học thuyết này và đưa ra định đề rằng hiện thực khách quan có thể được giải thích từ sự tồn tại và từ sự phát triển của vật chất và không phải là sự hiện thực của một ý tưởng thần thánh tuyệt đối hay sản phẩm từ sự suy nghĩ của con người. Điều đấy có nghĩa là hiện thực khách quan cũng tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào nhận thức của con người, trong các quy luật kinh tế quyết định các trật tự xã hội trong lịch sử. Đấy là cốt lõi của câu nói nổi tiếng của Marx, được xem là ranh giới ngăn cách với chủ nghĩa duy tâm: Không phải ý thức quyết định sự tồn tại của con người mà ngược lại tồn tại xã hội quyết định ý thức của con người. (Es ist nicht das Bewusstsein der Menschen, das ihr Sein, sondern umgekehrt ihr gesellschaftliches Sein, das ihr Bewusstsein bestimmt.) [3] Kết luận của cách nhìn này là một phê phán rộng khắp về tôn giáo, luật lệ và đạo đức. Marx hiểu chúng là sản phẩm của các quan hệ vật chất tương ứng và lệ thuộc vào sự biến đổi của chúng. Tức là tôn giáo, luật lệ và đạo đức không có hiệu lực toàn thể như chúng đặt yêu cầu. Trong triết học Mác-xít, cũng như trong triết học lịch sử toàn thể của Hegel, toàn thế giới được xem như một tổng thể, tức là như một chỉnh thể liên kết khách quan. Thế nhưng Marx hiểu các mâu thuẫn tinh thần trong chủ nghĩa duy tâm như là hình ảnh và biểu hiện của những mâu thuẫn vật chất tức là các mâu thuẫn trong tồn tại xã hội: Chúng cũng lệ thuộc lẫn nhau và liên tục ở trong trạng thái biến chuyển có tác động qua lại. Biến chuyển này về toàn thể là tăng lên tức là đi từ đơn giản đến phức tạp và thông qua những bình diện nhất định tương ứng với những thay đổi về chất lượng nhất định để thúc đẩy sự phát triển. Theo Marx, việc giải quyết các mâu thuẫn cũng tác động đến tiến độ đi đến những hình thái xã hội ngày ngày cao hơn: Chúng tương tự như các tổng thể của Hegel nhưng theo Marx xuất phát từ những mâu thuẫn cơ bản ngày càng trầm trọng hơn và không bãi bỏ một cách tổng thể (Mâu thuẫn đối kháng quyền lợi và đấu tranh giai cấp). [sửa] Chủ nghĩa duy vật lịch sử Với học thuyết này Marx đã miêu tả tiến trình lịch sử là một chuỗi vận động mà các sự kiện cơ bản xác địch chuỗi vận động này lại được quyết định và thúc đẩy bởi những nguyên tắc kinh tế. Ngược lại, các khuynh hướng tân Mác-xít diễn giải chủ nghĩa duy vật lịch sử là một học thuyết không tiếp nhận thuyết quyết định (determinism) trong sự phát triển của xã hội có giai cấp. Marx và Engels đã nêu ra bốn thời kỳ của hình thái xã hội kinh tế, các hình thái mà các xã hội châu Âu đã trải qua trong một quá trình duy vật – biện chứng: • Xã hội nguyên thủy (Chủ nghĩa Cộng sản nguyên thủy) • Xã hội nô lệ • Xã hội phong kiến • Xã hội tư bản Những xã hội có giai cấp không phản ánh đúng theo quy trình phát triển lịch sử như ở châu Âu cũng được Marx và Engels nhắc đến, trong đó có phương thức sản xuất châu Á. Dựa trên các phân tích lịch sử mà học thuyết Marx và Engels cho rằng sẽ có một thời kỳ quá độ sang một xã hội không có giai cấp mà hai ông đã cho rằng được quyết định bởi lịch sử: • Chủ nghĩa xã hội như là xã hội quá độ sang • Chủ nghĩa cộng sản không có giai cấp Dựa vào những ý tưởng cơ bản của phép biện chứng, Marx và Engels hiểu sự phát triển của xã hội như là một quá trình biện chứng thông qua nhiều hình thái xã hội: Một xã hội không có giai cấp (Chủ nghĩa xã hội nguyên thủy) biến đổi qua nhiều hình thái khác nhau của xã hội có giai cấp để cuối cùng tiến đến một xã hội không có giai cấp ở một bậc cao hơn (Từ chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy đến chủ nghĩa cộng sản khoa học). Một trong những nhận thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử là "lịch sử của tất cả các xã hội từ trước đến nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp, một lịch sử chấm dứt với sự cải tạo cách mạng của toàn thể xã hội hay với sự suy tàn cùng một lúc của các giai cấp đang đấu tranh." Các biến đổi xã hội được lý luận dựa trên những học thuyết kinh tế. Theo quan điểm Mác-xít cá nhân con người trong một xã hội có những mối quan hệ quyền lực và phụ thuộc về mặt tinh thần, chính trị và kinh tế đa dạng. Trong đó các quan hệ sản xuất, yếu tố vật chất, sẽ quyết định phương thức sản xuất, yếu tố ý thức, là phương thức cơ bản trong sản xuất và sở hữu hàng hóa tư liệu và quyết định tất cả các quan hệ khác trong xã hội và sản xuất. Khái niệm phương thức sản suất bao gồm sự thống nhất và mâu thuẫn của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Các quan hệ sản xuất mà lực lượng sản xuất phối hợp dưới chúng trong quá trình tái sản xuất là các quan hệ đầu tiên giữa con người và con người: Trong cuộc sống khi xem xét mặt sản xuất của xã hội, con người có những quan hệ cần thiết nhất định không phụ thuộc vào ý muốn, các quan hệ này chính là những quan hệ sản xuất tương ứng với một mức độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. (In der gesellschaftlichen Produktion ihres Lebens gehen die Menschen bestimmte notwendige von ihrem Willen unabhängige Verhältnisse ein, Produktionsverhältnisse, die einer bestimmten Entwicklungsstufe ihrer materiellen Produktivkräfte entsprechen.) [4] Những người có quyền lực khác nhau trong mối quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất cấu thành một giai cấp trong xã hội của họ. [sửa] Hình thành và đặc tính của các xã hội có giai cấp Theo Marx, trong xã hội khởi đầu của chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy mỗi một thành viên của xã hội đều có quyền sở hữu bình đẳng về phương tiện sản xuất. Phương thức sản xuất này thay đổi toàn bộ cùng với cuộc cách mạng thời kỳ đồ đá mới (Neolithic Revolution). Sau đấy, thông qua trồng trọt và chăn nuôi, con người đã có khả năng sản xuất nhiều hơn lá tự mình tiêu thụ, tức là tạo ra sản phẩm dư thừa để dự trữ. Qua đấy một bộ phận nhỏ của xã hội được giải phóng khỏi việc sản xuất trực tiếp và làm những việc khác như phát triển năng lực sản xuất. Việc phát triển đấn sự đẳng cấp hóa xã hội này là con đường từ chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy không có giai cấp đến các xã hội có giai cấp. Theo Hegel, xã hội không giai cấp đã bị xã hội có giai cấp phủ định (negate). Theo Marx, nhóm người có đặc quyền này tăng lên cùng với lực lượng sản xuất ngày càng tiến bộ hơn và với sản phẩm dư thừa. Giai cấp này, lúc ban đầu thường là những nhà lãnh đạo tôn giáo, nắm giữ các kho dự trữ cho những trường hợp khẩn cấp và nhờ vào quyền lực này mà lại càng có thể tiến đến sở hữu các phương tiện sản xuất có liên quan đến. Sự khác nhau về quyền lực và sở hữu ày đã tạo nên xã hội nô lệ mà trong đó về nguyên tắc những người chủ nô lệ ("những người tự do") và nô lệ ("những người không tự do") đứng đối nghịch với nhau. Sự mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản được biểu hiện qua quyền lợi đối kháng – những người có đặc quyền muốn giữ nguyên tình trạng náy trong khi giai cấp kia muốn thay đổi một cách cơ bản – và là một đặc tính của xã hội có giai cấp. Vì các quyền lợi và quyền lực khác nhau này mà xã hội có gia cấp luôn luôn chịu ảnh hưởng của cuộc đấu tranh giai cấp. Tiếp theo đó, trong học thuyết của ông về hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc, Marx đã mô tả các quan hệ sản xuất – khác nhau tùy theo thời gian, địa điểm và hình thức xã hội – như là nền tảng kinh tế cho toàn bộ tất cả các quan điểm và thể chế (nhà nước, đảng phái chính trị và tổ chức) có thể có và tương ứng với hạ tầng cơ sở này, tức là một thượng tầng kiến trúc xã hội tương ứng với các quan hệ sản xuất này. Vì thế, mỗi một hình thể xã hội phụ thuộc trực tiếp vào các quan hệ kinh tế. Lý thuyết này cũng đúng cho xã hội không có giai cấp: Toàn thể các quan hệ sản xuất này tạo thành cấu trúc kinh tế của xã hội, cơ sở thực tế mà đứng trên đó là một thượng tầng kiến trúc tư pháp và chính trị tương ứng với những hình thể ý thức xã hội nhất định. (Die Gesamtheit dieser Produktionsverhältnisse bildet die ökonomische Struktur der Gesellschaft, die reale Basis, worauf sich ein juristischer und politischer Überbau erhebt, und welcher bestimmte gesellschaftliche Bewusstseinsformen entsprechen.") [5] [sửa] Biến đổi của các xã hội có giai cấp Tiếp theo đấy, Marx mô tả xã hội nô lệ, xã hội phong kiến và xã hội tư bản như là xã hội có giai cấp. Trong khi lực lượng sản xuất phát triển liên tục thì các quan hệ sản xuất lại được quyết định chủ yếu bởi mỗi một hình thể xã hội và vì thế mang tính bền vững không thay đổi. Ngay khi các quan hệ sản xuất thích nghi với lực lượng sản xuất trong thời gian đầu của một hình thái xã hội mới và thúc đẩy sự phát triển của chúng, thì cùng với thời gian các quan hệ sản xuất này sẽ trở thành „dây xích“ trói buộc chúng, cái sẽ dẫn đến một thay đổi "cách mạng" của các quan hệ sản xuất thông qua giai cấp sản xuất. Marx cũng mô tả cuộc cách mạng này với phép biện chứng của Hegel bằng cách áp dụng thuyết này vào lịch sử cụ thể: Sau một cuộc đấu tranh thắng lợi của giai cấp sản xuất, các giai cấp mâu thuẫn với nhau đầu tiên sẽ hòa hợp lại và sau đó lại chia rẽ khi tạo thành các quan hệ sản xuất thích ứng mới và như thế thúc đẩy "hiện thực khách quan" tiến bước. Trong đó, sự biến đổi này không bao giờ xảy ra trước khi tất cả các lực lượng sản xuất có thể có trong một xã hội cũ phát triển. Qua sự thay đổi về bản chất của hạ tầng cơ sở này mà thượng tầng kiến trúc và vì thế mà hình thể xã hội cũng thay đổi. Đầu tiên, Marx tin vào một chuỗi cố định của các hình thể xã hội nhưng về sau, ngoài những việc khác là với thuyết về "phương thức sản xuất châu Á", chính ông đã thay đổi. Với khái niệm này ông mô tả rằng có nhiều hình thức văn hóa khác nhau - thí dụ như trong các nền văn hóa (lúa) nước châu Á – không phù hợp với các thời kỳ được dẫn xuất từ lịch sử châu Âu. Vì thế mà cách diễn giải theo thuyết quyết định (determinism) hay theo mục đích luận (teleology) của chủ nghĩa duy vật biện chứng bị từ chối. Vì thế mà đặc biệt là những người theo chủ nghĩa tân Mác- xít nhấn mạnh đến tính ngẫu nhiên (contingency) của lịch sử. Tức là một giai đoạn không tự động tiếp nối theo một giai đoạn khác mà các sự quá độ này là kết quả của các cuộc đấu tranh giai cấp với kết quả không biết trước: "chủ nghĩa xã hội hay tình trạng man rợ" (barbarianism) theo cách nói của Rosa Luxemburg hay như trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản: Một cuộc đấu tranh chấm dứt với việc cải tạo cách mạng của toàn thể xã hội hay với việc suy tàn cùng một lúc của các giai cấp đang đấu tranh ("einen Kampf, der jedesmal mit einer revolutionären Umgestaltung der ganzen Gesellschaft endete oder mit dem gemeinsamen Untergang der kämpfenden Klassen"). [6] Vì thế mà trường phái điều tiết (Regulation School) mang ảnh hưởng Mác-xít đã nghiên cứu trên cơ sở này các thể thức lịch sử và địa phương khác nhau của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. [sửa] Kinh tế chính trị học [sửa] Phê bình kinh tế chính trị học Tập đầu của tác phẩm "Tư bản" Trong tác phẩm chính của ông – Tư bản – Phê bình kinh tế chính trị học – Marx mô tả và phê bình phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và kinh tế học gắn liền với phương thức này. Marx đã nghiên cứu nhiều tác phẩm của các nhà Kinh tế chính trị học cổ điển như Adam Smith và David Ricardo và tiếp tục phát triển chúng theo các giả định của ông, diễn giải mới hay mô tả khác đi. Theo Marx, sau khi quá độ từ phương thức sản xuất phong kiến sang tư bản, cơ cấu thống trị về cơ bản không thay đổi nhiều. Sự biến đổi sang tư bản chủ nghĩa đã tạo điều kiện phát triển thị trường mới, đồng thời vốn, tức tư bản, liên tục được tập trung hóa song song với việc diễn ra công nghiệp hóa và năng suất tăng. Thế nhưng giai cấp vô sản, những người chỉ được trả công ở một mức tối thiểu lại phải trả giá cho những việc này. Đô thị hóa, nghèo đói, bệnh tật và cảm nhận bị xa lánh là các thuộc tính của giai cấp vô sản. Đồng thời do diễn ra sự cạnh tranh trong nội bộ các nhà tư sản khiến số lượng các nhà tư sản giảm đi trong khi số đông vô sản lại tăng lên. Ngoài ra, theo Marx, các xã hội tư bản đều bị chi phối bởi sự sùng bái hàng hóa (commodity fetishism). Tương tự như thuyết của Feuerbach (Chúa Trời chỉ là sự phóng chiếu từ tâm lý con người), các phạm trù hàng hóa và giá trị do hoàn cảnh, tồn tại xã hội tạo ra đều xuất hiện như những thực tế không thể thay đổi được. Cung với việc phân tích nêu trên là sự phê bình chống lại sự thống trị về chính trị nhằm bảo hộ quyền lợi của các nhà tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thông qua "luật pháp và trật tự", cái chỉ có thể tiến hành với sự trả giá của giai cấp vô sản. [sửa] Thuyết giá trị và tiền Adam Smith Trong tác phẩm "Tư bản", Marx đã trình bày rất chi tiết thuyết về giá trị của hàng hóa và mối quan hệ của nó với tiền tệ. Trong đó ông phân chia ra thành giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Trong khi giá trị sử dụng là thực thể của một loại hàng hóa, và có thể thỏa mãn nhu cầu thì giá trị trao đổi là một giá trị trừu tượng chỉ có giá trị trong thương mại. Khi được buôn bán, một món hàng hóa có một giá trị nhất định so sánh với một món hàng hóa khác.Theo cách nhìn của Marx, giá trị này tượng trưng cho lao động trừu tượng (abstract labour), dựa trên David Ricardo. Nếu giá trị sử dụng được thể hiện bằng tiền thì đấy là giá của món hàng. Nếu một vật mới được tạo thành từ hàng hóa này thì giá trị sản phẩm hình thành bao gồm công lao động cần thiết, tư bản lưu động (variable capital) và "lợi nhuận" tức giá trị thặng dư. Vì giá trị thặng dư được quyết định chủ yếu bởi lao động của con người, Marx đã phát triển quy luật về chiếu hướng giảm đi của tỷ lệ lợi nhuận. Khi máy móc thay thế sức lao động của con người ngày càng nhiều thì tỷ lệ của sức lao động trong giá trị thặng dư ngày càng giảm đi. [sửa] Thuyết quá độ sang xã hội không có giai cấp Do số người thuộc giai cấp tư sản ngày càng ít đi nên tư bản ngày càng tập trung vào một số ít nhà tư sản và đồng thời số người thuộc về giai cấp vô sản ngày càng tăng. Vì thế, theo Marx, cuộc đấu tranh giai cấp được đẩy mạnh giữa tư sản và vô sản sẽ dẫn đến sự sụp đổ của giai cấp tư sản . Khi con người nhận thức rằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không còn là bắt buộc nữa thì con đường đi đến một xã hội cộng sản không có giai cấp sẽ được mở ra mà trong đó các phương tiện sản xuất sẽ thuộc về sở hữu công cộng. "Những người chiếm đoạt" tài sản của quần chúng trước đây sẽ bị tước đoạt tài sản. Sau khi xã hội có giai cấp đã từng phủ định chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy như là xã hội không có giai cấp thì sau đấy sẽ tiến đến sự phủ định của phủ định theo ý nghĩa của thuyết biện chứng mà qua đó xã hội có giai cấp cuối cùng, chủ nghĩa tư bản, sẽ bị phủ định bởi xã hội không có giai cấp mới, [...]... Gerd Koenen: Marxismus-Leninismus als universelle Verschwửrungstheorie (Ch ngha Marx- Lenin nh thuyt õm mu mi mt) Trong: Die neue Gesellschaft/Frankfurter Hefte,H 2 (1999), S 127-132 [sa] Phn phờ bỡnh Galina Belkina: Marxismus oder Marxologie (Ch ngha Marx hay Marx hc) Akademie-Verlag, Berlin (DDR) 1975 Elmar Julier: Marx- Engels-Verfọlschung und Krise der bỹrgerlichen Ideologie (Ngy to Marx Engels... xó hi, vic mang hnh ng ca mi mt cỏ nhõn (m Marx cng khụng t cho mỡnh l mt ngoi l) vo trong mt h t tng (th gii quan) cu thnh th gii nh chỳng ta nhn bit c [sa] Tham kho [sa] Ch ngha Marx Karl Marx, Friedrich Engels: Marx Engels ton tp 43 Bọnde, Dietz Verlag, Ost-Berlin (ab 1989: Berlin) 1956-1990 Karl Marx: ệkonomisch-philosophische Manuskripte (1844) Karl Marx und Friedrich Engels: Das Kommunistische... lun chuyờn mụn trong khoa hc xó hi [sa] Phờ bỡnh ch ngha Marx [sa] Tng quan Ngay t lỳc cụng b cỏc tỏc phm u tiờn ca ch ngha Marx ó xut hin nhiu phờ bỡnh trong gn nh tt c cỏc lónh vc ca hc thuyt Nguyờn nhõn ch yu l do Marx ó khụng hon tt c tỏc phm cui cựng ca ụng ("T bn") v cng do Marx ó sa cha hc thuyt ca ụng da trờn cỏc phờ bỡnh cú cn c Thớ d nh Marx ó vit trong th gi Vera Ivanovna Zasulich ( ) rng... s' l hc thuyt chớnh ca ch ngha Marx v cỏc nhim v ca giai cp vụ sn trong cuc cỏch mng chng li nh nc'")[13] Marx ó khụng núi c th v trt t chớnh tr ca mt nh nc cng sn Trong ni b nhng ngi Mỏc-xớt cú nhiu phờ bỡnh c bit l t cỏc khuynh hng khỏc nhau ca ch ngha Tõn Mỏc-xớt (Neomarxism), m mi mt khuynh hng thng ch ph nhn mt lónh vc riờng l hay phờ bỡnh nhng din gii ca ch ngha Marx- Lenin m theo ý ca h l sai... theo ch ngha Marx u ph nhn cỏc hc thuyt ca Marx l s tht duy nht v ớt nht l ng h nhiu phn ca phờ bỡnh t trong ni b nhng ngi Mỏc-xớt Thờm vo ú, ngoi tr phõn tớch v ch ngha t bn, cỏc phn khỏc ca ch ngha Marx u b hoi nghi hay ph nhn Thớ d nh thuyt bin chng ca Hegel c s ca ch ngha duy vt bin chng c cho l sai lm nh Karl Raimund Popper ó phờ bỡnh trong tỏc phm Xó hi m v nhng k thự ca nú T tng ca Marx dn n... n na sau ca th k 20 [sa] Phn phờ bỡnh Trong thi gian sỏng to, Marx v Engels ó a nhiu phỏt trin vo trong cỏc nhn nh lý thuyt ca hai ụng Vỡ th m cn phi chỳ ý rng cng phi xem cỏc trỡnh by ca Marx v Engel xut phỏt t thi k no Cỏc quan in sau õy ch yu da vo cỏc tỏc phm hay bi vit sau ny ca Marx Nhiu dn gii Mỏc-xớt mi (Ch ngha tõn Mỏc-xớt Neomarxism) ph nhn cỏch din gii theo mc ớch lun (Teleology) v thuyt... c cp Chng Dỹhring cng ó cú nhiu nh hng quan trng n Lờnin Trong ni b ca "ch ngha Marx phng Tõy" tỏc phm ca Engels khụng phi l khụng c tranh cói, c bit l vic din t chõn thc cỏc ý tng ca Marx qua Engels hay vic phõn rừ ranh gii ca ụng vi cỏc ý tng ca Marx Chng Dỹhring úng mt vai trũ quan trng trong s phỏt trin ca ch ngha Marx V mt mt s truyn bỏ v ph cp cỏc ý tng Mỏc-xớt bt u vi tỏc phm ny, v mt khỏc vic... 3-88619-322-5 Karl Marx: Lohnarbeit und Kapital Artikel in der Neuen Rheinischen Zeitung, April (1849) Karl Marx: Grundrisse der Kritik der politischen ệkonomie (1857/58) Karl Marx: Das Kapital Band I-III (1 Auflage 1867) Paderborn: Voltmedia, ISBN 3937229345 Friedrich Engels: Die Entwicklung des Sozialismus von der Utopie zur Wissenschaft., 1882 Perry Anderson: ĩber den westlichen Marxismus Syndikat,... a Main 1996, ISBN 3-596-12380-1 Jacques Derrida: Marx & Sons Suhrkamp Taschenbuch Wissenschaft, Frankfurt am Main 2004, ISBN 3-518-29260-9 Iring Fetscher: Marx Herder Verlag, Freiburg im Breisgau 1999, ISBN 3-451-04728-4 Iring Fetscher: Marx- Engels-Studienausgabe Fischer-Taschenbỹcher, Frankfurt am Main 1966, ISBN 3-596-26059-0 Helmut Fleischer: Marxismus und Geschichte Suhrkamp, Frankfurt am Main... Proudhon Nhng nm xut bn cỏc tỏc phm u tiờn ca Marx v Engel c xem l thi gian hỡnh thnh ch ngha Marx Bt u t nm 1841 Marx lm vic trong bỏo Rheinische Zeitung (Nht bỏo Rhein), t bỏo m ụng iu hnh sau ny v cng l t bỏo m cui cựng vo nm 1843 ó b cm hot ng vỡ khuynh hng i lp quỏ khớch Quyn sỏch mng (pamphlet) Gia ỡnh thn thỏnh c cụng b cựng vi Engels nm 1845 Nm 1847 Marx vit tỏc phm S khn cựng ca trit hc nh l . Chủ nghĩa Lenin và các khuynh hướng dựa trên chủ nghĩa Lenin như chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Trotsky, chủ nghĩa Mao. • Chủ nghĩa Tân Mác-xít (Neomarxism) hay Chủ nghĩa Hậu Mác-xít (Postmarxism). nhau của chủ nghĩa tân Mác-xít, chủ nghĩa cộng sản châu Âu (Eurocomunism) và của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Việc phê bình chủ nghĩa Marx đã bắt đầu đồng thời với sự phát triển của chủ nghĩa Marx. của chủ nghĩa xã hội hiện thực và các khuynh hướng Mác-xít o 5.3 Chủ nghĩa Marx trong phong trào dân chủ xã hội o 5.4 Các khuynh hướng của chủ nghĩa tân Mác-xít • 6 Phê bình chủ nghĩa Marx