1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cau tao.doc

3 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 31 KB

Nội dung

Bài tập cấu tạo nguyên tử và liên kết hoá học Bài 1: Tổng số p, n, e của một nguyên tố X thuộc phân nhóm VIIA là 28. Hãy lập luận để xác định khối lợng nguyên tử và viết cấu hình electron của nguyên tử X. Bài 2: Cho 4,12 g muối NaX tác dụng với dung dịch AgNO 3 ta thu đợc 7,52 g kết tủa. a) Tính khối lợng nguyên tử của X. b) Nguyên tố X có 2 đồng vị. Xác định số khối của mỗi loại đồng vị, biết rằng Đồng vị thứ hai có số n trong hạt nhân nhiều hơn trong đồng vị thứ nhất là 2 Phần trăm của các đồng vị bằng nhau. Bài 3: Cho 14,799 g muối clorua của kim loại M tác dụng với dung dịch AgNO 3 d thu đợc 30,3072 g kết tủa AgCl (H = 96%). a) Viết phơng trình phản ứng xảy ra và tìm M. Biết M< 90. b) Nguyên tố M có hai đồng vị là X và Y, có tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị X bằng 0,37 lần số nguyên tử đồng vị Y. Tính số khối của X và Y. Bài 4: Hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ, có tổng điện tích hạt nhân bằng 25. Hãy viết cấu hình e của nguyên tử A, B. Bài 6: X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm chính và ở hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng HTTH, có tổng số proton trong hai hạt nhân là 32. Hãy viết cấu hình e của nguyên tử X và Y. Bài 7 : Nguyên tử của hai nguyên tố X, Y lần lợt có phân lớp e ngoài cùng là 4p x và 4s y . X, Y không phải là khí hiếm. Hãy cho biết X, Y là kim loại hay phi kim. Bài 8: Tổng số hạt p, n, e của một nguyên tử A là 16, trong một nguyên tử B là 58, trong một nguyên tử D là 180. Tìm số p, n và số khối của các nguyên tử A, B, D. Biết rằng sự chênh lệch giữa số khối và khối lợng nguyên tử trung bình không quá 1 đơn vị. Bài 9 : Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 126. Số n nhiều hơn số e là 12 hạt. a) Tính số p và số khối của X. b) Nguyên tố này gồm 3 đồng vị X, Y, Z. Số khối X bằng trung bình cộng của số khối của Y và Z. Hiệu số n của Y và Z gấp 2 lần số p của nguyên tử Hidro. Tính số khối của Y và Z. Bài 10 : X là một kim loại hoá trị hai. Hoà tan hoàn toàn 6,082 g X vào HCl d thu đợc 5,6 lit H 2 (đktc). 1) Tìm KLNT và tên nguyên tố X. 2) X có ba đồng vị. Biết tổng số khối của 3 đồng vị là 75. Số khối của đồng vị thứ nhì bằng trung bình cộng số khối của hai đồng vị kia. Đồng vị thứ nhất có số p bằng số e. Đồng vị thứ ba chiếm 11,4% số nguyên tử và có số n nhiều hơn đồng vị thứ hai là một đơn vị Tìm số khối và só n của mỗi loại đồng vị Tìm % về số nguyên tử của hai đồng vị còn lại 3) Khi có 50 nguyên tử của đồng vị thứ hai thì có bao nhiêu nguyên tử của các đồng vị còn lại Bài 11: Hạt nhân 3 nguyên tử A, B, D Lần lợt chứa: 10 p + 10 n; 11p + 12 n; 17p + 18n: a) Xác định khối lợng của mỗi nguyên tử. b) Viết cấu hình e của chúng . c) Xác định tính kim loại phi kim của chúng. Bài 12: Viết cấu hình e, tìm số hiệu nguyên tử trong các trờng hợp sau: 1) Nguyên tử A có số e ở phân lớp 3d chỉ bằng một nửa phân lớp 4 s. 2) Nguyên tử B có ba lớp e với 7 e lớp ngoài cùng . 3) Ba nguyên tử X, Y, Z có số hiệu lần lợt là ba số nguyên liên tiếp, tổng số e của 3 nguyên tử là 39. Bài 13 : X, Y là 2 kim loại có e cuối cùng là 3p 1 và 3d 6 . Khi cho 8,3 gam hỗn hợp X, Y vào dung dịch HCl 0,5M hỗn hợp tan hết và thu đợc 5,6 lit khí (đktc). 1) Xác định tên X, Y. 2) Tính khối lợng mỗi kim loại trong hỗn hợp và thể tích dung dịch cần phản ứng . Bài 14 : 1) Hai nguyên tố X, Y tạo thành hỗn hợp XY 2 có đặc điểm : - Tổng số p trong hợp chất bằng 32 - Hiệu số n của X và Y bằng 8. Xác định X, Y. Biết các nguyên tử X, Y số p = số n. 2). Chia hợp chất A tạo bởi kim loại M và X làm hai phần: - Phần 1 cho tác dụng với Y 2 d thu khí B - Phần 2 cho tác dụng với HCl d thu đợc khí C Trộn khí B và C đợc kết tủa vàng nặng 7,296 gam( hao hụt 5%) và còn lại chất khí mà khi gặp nớc clo đủ để tạo thành dung dịch D. cho D tác dụng với dung dịch AgNO 3 tạo thành 22,96 gam kết tủa trắng. Viết phơng trình phản ứng ở dạng tổng quát biết kim loại M ở phân nhóm chính. Xác định CTPT, CTCT của A biết khối lợng chất A đã dùng là 13 gam. Bài 15 : Một nguyên tố X có hai đồng vị. Số nguyên tử của các đồng vị tỷ lệ 27: 23. Hạt nhân thứ nhất có 35 proton và 44 nơtron. Hạt nhân nguyên tử thứ hai hơn hạt nhân nguyên tử thứ nhất 2 nơtron. Tìm khối lợng nguyên tử trung bình của X. Bài 16 : Cho m gam kim loại X tác dụng vừa đủ với 7,81 gam khí clo thu đợc 14,05943 gam muối clorua với hiệu suất 95%. Kim loại X có hai đồng vị A và B có đặc điểm: -Tổng số phần tử trong hai nguyên tử bằng 186. -Hiệu số hạt không mang điện của A và B bằng 2. -Một hỗn hợp có 3600 nguyên tử A và B. Nếu ta thêm vào hỗn hợp này 400 nguyên tử A thì hàm lợng % của nguyên tử B trong hỗn hợp ít hơn trong hỗn hợp ban đầu là 7,3%. a) Xác định khối lợng m và khối lợng nguyên tử của kim loại X. b) Xác định số khối của A, B và số p. c) Xác định số nguyên tử A có trong khối lợng muối nói trên. Bài 17 : Một nguyên tố phi kim R có hai đồng vị X và Y. Cho kim loại Fe tác dụng với X, Y ta lần lợt đợc hai muối X và Y có tỷ lệ khối lợng phân tử là 293/299. Biết rằng tỷ số số nguyên tử X và Y trong R bằng 109/91 và tổng số n của X và Y bằng 4,5 lần số hiệu nguyên tử của nguyên tố ở chu kỳ 4, phân nhóm chính nhóm hai. Mặt khác khi cho muối NaR tác dụng vừa đủ với 40/3 gam dung dịch AgNO 3 25,5% ta đợc 3,7582 gam muối bạc ( hiệu suất 100%). a) Xác định khối lợng nguyên tử R. b) Xác định số khối của X và Y. c) Viết cấu hình e của R. Vị trí của R trong bảng HTTH. Bài 18: A và B là hai nguyên tố cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong bảng HTTH. Tổng số p trong hạt nhân nguyên tử A và B bằng 32. Hãy viết cấu hình electron của A, B và của các ion mà A và B có thể tạo thành. Bài 18: Hai nguyên tố A và B ở hai phân nhóm chính liên tiếp trong bảng HTTH, B thuộc nhóm V. ở trạng thái đơn chất, A và B không tác dụng đợc với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử A và B là 23. Viết cấu hình electron của A và B. Bài 19: Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M + và ion X 2- . Trong phân tử M 2 X có tổng số hạt (p,n,e) là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M + lớn hơn số khối của ion X 2- là 23. Tổng số hạt p,n,e trong ion M + nhiều hơn trong ion X 2- là 31 hạt. a) Viết cấu hình electron của M, X và ion M + , X 2- . b) Xác định vị trí M và X trong bảng HTTH. Bài 20 : Cation R + có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2p 6 . 1) Viết cấu hình electron và sự phân bố electron theo obitan của nguyên tố R. 2) Nguyên tố R thuộc chu kỳ nào ? Phân nhóm nào ? Là nguyên tố gì? 3) Anion X - có cấu hình giống R + . Hỏi X là nguyên tố gì ? Viết cấu hình electron của nó. Bài 21 : Hợp chất A có công thức MX x trong đó M chiếm 46,67% theo khối lợng, M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân M có n - p = 4.; của X có n = p trong đó n, n; p, p là số nơtron và proton. Tổng số hạt p trong MX x là 58. Xác định tên, số khối M và tên số thứ tự nguyên tố của X trong bảng HTTH. Viết cấu hình e của M và X. Bài 22 : Hợp chất M đợc tạo thành từ cation X + và anion Y 2- . Mỗi ion do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo ra. Tổng số p trong X + là 11, còn tổng số electron trong X 2- là 50. Hãy xác định công thức phân tử và gọi tên M, biết rằng hai nguyên tố trong Y 2- thuộc cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp. Bài 23 : Hợp chất Z đợc tạo bởi hai nguyên tố M và R có công thức M a R b , trong đó R chiếm 6,67% khối lợng. Trong hạt nhân M có n = p + 4, còn trong hạt nhân của R có n = p, trong đó n, p, n, p là số nơtron và proton tơng ứng của của M và R. Biết tổng số hạt proton trong phân tử Z bằng 84 và A+B = 4. Tìm CTPT của Z. Bài 24: Một kim loại m có tổng số khối bằng 54, tổng số hạt p, n, e trong ion M 2+ là 78. Hãy xác định số thứ tự của M trong bangr HTTH và cho biết M là nguyên tố gì? Bài 25: Cho 3 nguyên tố M, X, R trong đó R là đồng vị 35 17 Cl. - Trong nguyên tử M có hiệu số n p =3. - Trong nguyên tử M và X có hiệu số p M - p X = 6 . - Tổng số nơtron trong nguyên tử M và X là 36 - Tổng số khối các nguyên tử trong phân tử MCl là 76 Tính số khối của M và X. Bài 26 : a) Cho biết cấu hình electron của A là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 và B là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 . Xác định vị trí ( số thứ tự, chu kì, phân nhóm) của A trong bảng HTTH các nguyên tố hoá học. A và B là những nguyên tố gì?. b) Hợp chất X có dạng AB 3 , tổng số hạt proton trong phân tử là 40. Trong thành phần hạt nhân của A củng nh B đều có số hạt proton bằng số hạt nơtron. A thuộc chu kỳ 3 trong bảng HTTH . Xác định tên gọi của A, B. Bài 27 : X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng HTTH. Tổng số các hạt mang điện tích trong nguyên tử X và Y là 52. Xác định số thứ tự của nguyên tử X và Y. Chúng thuộc nhóm mấy, chu kỳ mấy trong bảng HTTH các nguyên tố hoá học. Bài 28:a) Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và tên nguyên tố. Viết cấu hình electron của X và các ion tạo thành từ X. b) Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định R và vị trí của R trong bảng HTTH. c) A, B, C là 3 nguyên tố liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng HTTH các nguyên tố hoá học. Tổng số các hạt mang điện trong thành phần cấu tạo nguyên tử của A, B, C bằng 72. Hãy xác định tên của A, B, C và viết cấu hình electron của chúng. Bài 29 : X và Y là hai nguyên tố trong cùng một phân nhóm chính thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng HTTH. 1) Tổng số hạt p, n, e có trong một loại nguyên tử Y là 54, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 1,7 lần. Hãy xác định số hiệu nguyên tử và số khối của Y. 2) Viết cấu hình e của Y, xác định vị trí ( chu kì, nhóm, phân nhóm) và tên gọi của nguyên tố Y. 3) Cho biết nguyên tố X có thể là nguyên tố gì? 4) Xác định tên gọi đúng của X, nếu xảy ra phản ứng sau: Y 2 + 2NaX = X 2 + 2NaY ( Giải thích cách lựa chọn) Bài 30 : a) Số khối là gì? Số khối có phải là khối lợng của hạt nhân không? b) Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp e ngoài cùng là 4p. Nguyên tử của nguyên tố B có phân lớp e ngoài cùng là 4s. Nguyên tố nào là kim loại? Nguyên tố nào là phi kim? Xác định cấu hình electron của A và B, biết tổng số hạt electron của hai phân lớp ngoài cùng của A và B bằng 7.

Ngày đăng: 04/07/2014, 01:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w