GVHD: Lê Thị Xuân Hoa. Ngày soạn: 23/2/2009. Giáo sinh: Đinh Thị Phương Thanh. Ngày dạy: 3/3/2009. GIÁO ÁN Bài 47: CẤU TẠOTRONGCỦATHỎ I/ Mục tiêu. 1/ Kiến thức. Sau khi học xong bài này, HS có khả năng: - Trình bày được cấu tạo, chức năng của bộ xương, hệ cơ. - So sánh được sự giống và khác nhau giữa bộ xương thỏ và thằn lằn. - Trình bày vị trí và thành phần của các hệ cơ quan trong cơ thể thỏ. - Phân tích được sự tiến hóa củathỏ so với động vật ở các lớp trước. 2/ Kỹ năng. Rèn kỹ năng: Quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ. 3/ Thái độ. II/ Phương pháp dạy học. Các phương pháp: dùng lời (nêu vấn đề), trực quan, hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ. III/ Phương tiện dạy học. Tranh phóng to hình 47.1, 47.2, 47.3, 47.4. Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 153/SGK. IV/ Tiến trình dạy học. 1/ Ổn định đầu giờ, kiểm tra bài cũ. (3’) Câu hỏi: Cho biết cấutạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù như thế nào? 2/ Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Bộ xương và hệ cơ. (15’) GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK/152. GV yêu cầu HS quan sát hình 47.1/SGK cho biết: Thỏ có những loại xương nào? GV treo tranh bộ xương thỏ, giới thiệu các loại HS đọc thông tin. HS trả lời: bộ xương thỏ gồm có xương đầu, xương cột sống, các đốt sống cổ, xương sườn, xương mỏ ác, đai vai, xương chi trước, đai hông, xương chi sau. I/ Bộ xương và hệ cơ. 1/ Bộ xương. Gồm nhiều xương khớp động với nhau tạo thành bộ khung để định hình, nâng đỡ, bảo vệ và giúp cơ thể vận động. 2/ Hệ cơ. + Cơ vận động cột sống phát triển. + Cơ hoành: Trang 1 GVHD: Lê Thị Xuân Hoa. Ngày soạn: 23/2/2009. Giáo sinh: Đinh Thị Phương Thanh. Ngày dạy: 3/3/2009. xương. GV yêu cầu HS so sánh sự khác nhau giữa bộ xương thỏ so với bộ xương thằn lằn. Bộ xương gồm nhiều xương khớp động với nhau làm nhiệm vụ gì? So sánh vị trí 4 chi củathỏ với bò sát? GV nhận xét và kết luận. GV nêu câu hỏi: Hệ cơ ở thỏ có cơ nào phát triển? GV yêu cầu HS đọc phần thông tin SGK/152. GV treo tranh (hình 47.2) và nêu câu hỏi: Ở thỏ xuất hiện thêm loại cơ nào? Cơ đó có nhiệm vụ gì? GV nhận xét và kết luận. HS trả lời: số đốt sống cổ củathỏ ít hơn của thằn lằn; cột sống cong và rất linh hoạt; có 7 xương sườn khớp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực để bảo vệ nội quan; xương chi: đai vai nối với xương chi trước, đai hông nối với xương chi sau. HS trả lời: tạo thành bộ khung để định hình, nâng đỡ, bảo vệ và giúp cơ thể vận động. HS trả lời: xương bò sát nằm ngang với cơ thể, xương thỏ nằm dưới cơ thể nâng cơ thể lên khỏi mặt đất. HS trả lời: cơ bám vào xương, các cơ co dãn giúp con vật di chuyển dễ dàng cơ vận động cốt sống phát triển mạnh. HS đọc thông tin. HS trả lời: xuất hiện cơ hoành chia khoang cơ thể thành KN và KB. Cơ hoành cùng với cơ liên sườn tham gia vào cử động hô hấp. • Chia khoang cơ thể thành khoang ngực và khoang bụng. • Tham gia vào hoạt động hô hấp. Hoạt động 2: Các cơ quan dinh dưỡng. (15’) GV treo tranh (hình 47.2 – Cấu tạotrongcủa thỏ), yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Yêu cầu HS chia nhóm, quan sát tranh và thảo luận nhóm để hoàn thiện HS đọc thông tin. HS thảo luận nhóm. (3’) II/ Các cơ quan dinh dưỡng. Trang 2 GVHD: Lê Thị Xuân Hoa. Ngày soạn: 23/2/2009. Giáo sinh: Đinh Thị Phương Thanh. Ngày dạy: 3/3/2009. phiếu học tập (bảng: thành phần của các hệ cơ quan). GV mời các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. GV hỏi: Chức năng của các hệ cơ quan? GV nhận xét và kết luận. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. HS trả lời: hệ tiêu hóa tiêu hóa thức ăn; hệ tuần hoàn máu vận chuyển theo 2 vòng TH đi nuôi cơ thể, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi; HHH dẫn khí và trao đổi khí; HBT lọ từ máu chất độc và thải nước tiểu ra ngoài cơ thể; HSD: sinh sản và duy trì nòi giống. Hệ cơ quan Vị trí Thành phần Tiêu hóa Ở khoang bụng. + Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, manh tràng (lớn), ruột già. + Tuyến gan, tụy. Tuần hoàn Ở khoang ngực. Tim, hệ mạch. Hô hấp Ở khoang ngực. Khí quản, phế quản, phổi. Bài tiết Ở khoang bụng. Hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, đường tiểu. Sinh sản Ở khoang bụng. + Con cái: 2 buồng trứng, ống dẫn trứng + Con đực: 2 tinh hoàn, ống dẫn tinh. Hoạt động 3: Hệ thần kinh và giác quan. (10’) GV treo tranh bộ não thỏ, yêu cầu HS đọc thông tin SGK. GV yêu cầu HS nhắc lại bộ não gồm mấy phần, đó là những phần nào? GV giới thiệu: BCĐN phát triển che lấp não trung gian và não giữa. Tiểu não phát triển, có nhiều nếp gấp. HS đọc thông tin. HS trả lời: bộ não gồm 5 phần đó là não trước, não giữa, não trung gian, tiểu não, hành tủy. III/ Hệ thần kinh và giác quan. Bộ não thỏ phát triển hơn hẳn các động vật khác: + Bán cầu đại não phát triển che lấp các phần khác. + Tiểu não lớn, nhiều nếp gấp liên quan tới các cử động phức tạp. Trang 3 GVHD: Lê Thị Xuân Hoa. Ngày soạn: 23/2/2009. Giáo sinh: Đinh Thị Phương Thanh. Ngày dạy: 3/3/2009. GV hỏi: BCĐN, tiểu não phát triển liên quan đến hoạt động nào? Kể tên và nêu chức năng các giác quan của thỏ. GV nhận xét chung. HS trả lời: liên quan đến các cử động phức tạp. HS trả lời: tai phát triển (dày và lớn), cử động được, có khả năng định hướng âm thanh giúp phát hiện kẻ thù; khứu giác phát triển (mũi + lông xúc giác) giúp thăm dò thức ăn và môi trường. 3/ Củng cố. GV cho HS đọc kết luận cuối bài. V/ Dặn dò. (2’) - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK/155. - Đọc bài 48: Đa dạng của lớp thú. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Trang 4 . ÁN Bài 47: CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ I/ Mục tiêu. 1/ Kiến thức. Sau khi học xong bài này, HS có khả năng: - Trình bày được cấu tạo, chức năng của bộ xương,. nhau giữa bộ xương thỏ và thằn lằn. - Trình bày vị trí và thành phần của các hệ cơ quan trong cơ thể thỏ. - Phân tích được sự tiến hóa của thỏ so với động