CHUYÊN ĐỀ LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN A. Mục đích yêu cầu : - Căn cứ vào điều 16 chương 5 của QĐ trách nhiệm của giáo viên phụ trách lớp mục 2 là không thông báo trước lớp và trong cuộc họp học sinh những điểm chưa tốt của từng học sinh. - Căn cứ vào mục đích giáo dục tiểu học: Trong quá trình phát triển nhân cách cho HS, không cho phép các nhà sư phạm thiết kế và tác động tùy tiện lời nói của mình đến tâm lý thích phấn đấu vươn lên của HS dẫn đến hậu quả khó lường. Vì vậy lời khuyên của giáo viên phụ trách lớp vào vở hay sổ liên lạc hàng tháng đối với các em học sinh là một trong những biện pháp thúc đẩy các em tiến bộ về mọi mặt. Do đó khi GV đặt bút nói cái gì với HS, GV cần cân nhắc lời phê, lưu ý đến cảm nhận HS nhằm phát triển đến phẩm chất đạo đức, năng lực của HS. - Trên thực tế, một số GV còn lúng túng khi thực hiện. B. Nội dung của chuyên đề : - Lời phê trong học bạ - Lời phê trong sổ liên lạc - Lời phê trong vở học sinh C. Nhận xét chung : - Về học bạ (2008 – 2009) sau khi thực hiện chuyên đề lời phê năm học 2007-2008 thì có 1 vài nhận xét sau: * Tiến bộ (K2) - Học giỏi có nhiều phấn đấu trong học tập. - Có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch đẹp. * Lời phê chú ý: - Cần rèn thêm chữ viết. - Cần cố gắng hơn trong học tập. - Cần rèn tính nhanh nhẹn. - Học khá, cần rèn thêm chính tả. - Học khá cần àm bài cẩn thận hơn. - Nên rèn thêm chữ viết cho đẹp. * Hạnh kiểm: - Thực hiện đầy đủ. * Học lực: - Tiếp thu bài nhanh. Em đi học chuyên cần, ngoan. - Học giỏi. Em cần rèn tính mạnh dạn hơn. - Ngoan, hiền, vui vẻ (Sai – HK) - Ngoan, chăm học. * Nhận xét: - Môn Toán: Học giỏi, chăm chỉ. - Tiếng Việt : Ngoan, học giỏi, có nhiều nỗ lực. * Tiến bộ (K3) - Tiếp thu khá tốt (Toán) - Giỏi, chuyên cần (Tiếng Việt) - Tiếp thu nhanh (TNXH) - Chăm phát biểu (ĐĐ) * Nhận xét cả năm: - Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ. - Học lực: Ngoan, chăm học + Ngoan hiền vui vẻ. + Em cần rèn tính mạnh dạn hơn. + Em đi học chuyên cần, chăm học. + Ngoan, thông minh, chăm học. + Chăm ngoan, chuyên cần. + Em cần rèn thêm tập làm văn, chính tả. + Ngoan, lễ phép. + Ngoan, dễ mến, tiếp thu bài tốt. + Cần thận trọng hơn khi làm bài. + Học khá, cần rèn thêm Toán. + Em cần học nghiêm túc hơn. + Em ngoan, hiền, chuyên cần. + Em cần rèn chữ viết + Em cần có thái độ học nghiêm túc hơn. + Em đi học chuyên cần, ngoan. * Tiến bộ (K4) - Học rất giỏi tất cả các môn. Thông minh, nhanh nhẹn, chăm ngoan. - Học khá đều các môn. Chăm ngoan còn thụ động. - Học khá đều có cố gắng sẽ tiến bộ. Còn chậm chạp. - Giỏi đều các môn. Chăm, có ý thức học tập tốt, chữ viết đẹp. - Giỏi đều các môn. Chăm học, tích cực phát biểu. Có ý thức tự giác học tập. * Cần chú ý: - Cần cố gắng hơn trong tất cả các môn. - Học khá, cần rèn thêm môn Văn. - Học khá, cẩn thận hơn khi làm bài. - Học khá, chăm, cần mạnh dạn phát biểu nhiều hơn. - Học khá nhưng cần siêng năng học bài tốt hơn trong các môn Khoa, Sử, Đòa. - Học khá nhưng cần cố gắng thêm toán đố. - Học khá cần rèn thêm chữ viết và tập làm văn. - Học giỏi, chăm. Cần mạnh dạn phát biểu. - Học khá đều cần chú ý đến sức khỏe. - Học khá nhưng môn Toán chỉ đạt trung bình, cần cố gắng hơn. Ngoan nhưng chậm chạp. - Chăm ngoan, cần tập trung học hành. - Học khá, giỏi, chăm chỉ. Cố gắng hơn ở môn Tiếng Việt sẽ tiến bộ. - Học khá giỏi, nhanh nhẹn nhưng cần chăm hơn. D. Lời phê trong học bạ : - GV thảo luận ở các tổ về lời phê trong học bạ. (GV nhận học bạ ở tổ VP) - Khảo sát ở 1 số lớp có lời phê hay nhất và một số lớp có lời phê cụt ngủn, thiếu CN-VN - Đại diện tổ trình bày, lấy ý kiến nhận xét của các tổ. - Rút kinh nghiệm: Lời phê trong học bạ, cần nhận xét về: + Năng lựchọc tập, khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. + Nêu thành tích nổi trội. + Nhận xét về năng khiếu, sở trường của HS, không đưa ra lời khuyên. + Cần có những dự đoán về khả năng phát triển của HS. Vd: * Ở môn Toán: - Em học rất giỏi, thông minh, tích cực phát biểu, lài bài nhanh. - Em học tích cực, chăm, thông minh. Tuy nhiên cần cẩn thận hơn. * Ở môn Tiếng Việt: - Em có khả năng ở môn Văn, nhiều ý tưởng hay. Tuy nhiên lưu ý chữ viết đẹp hơn. - Em học tốt môn Tiếng Việt, sở trường của em ở môn Văn. - Em nghe, đọc, nói, viết đều giỏi, phát huy thêm ở môn Văn. * Ở môn Vẽ: - Em vẽ đẹp, rất sáng tạo, có năng khiếu về vẽ. * Lời phê trong sổ liên lạc: * Sổ liên lạc của học sinh là quyển sổ: - GV cần hướng dẫn hs ghi đầy đủ những nội dung dành cho hs. - GV đảm bảo việc cập nhật điểm kiểm tra đònh kỳ và nhận xét hàng tháng về tình hình học tập của hs. - Chú ý thông tin liên lạc giữa PHHS và GVCN trong suốt năm học. * Sổ liên lạc của học sinh mang tính thời điểm hàng tháng nên lời phê của GV cần ghi lại những nhận xét xuất hiện trong vở hs. Lời phê mang tính động viên khuyến khích hs, hạn chế những lời phê cụt ngủn, thiếu chủ ngữ, lời phê quá nặng nề. - Lời phê có tính cách qua loa, chiếu lệ: + Thông thường với những học sinh không nổi bật về mặt ưu khuyết điểm thì giáo viên chủ nhiệm cũng không đầu tư vào lời phê cho học sinh đó. Lời phê chung chung: VD: Học lực : Khá, chăm Hạnh kiểm: Ngoan + Lời phê chung chung làm cho người nhận lời phê là học sinh và phụ huynh nhận thấy không quan trọng lắm. Từ đó họ cũng không cần phải quan tâm hay có ý kiến phản hồi cho giáo viên nên biết để phốihợp cùng gia đình học sinh. - Lời phê có tính cách rõ ràng, thẳng thắn: + Những lời phê này của giáo viên chủ nhiệm nhắm muốn phản ánh đến phụ huynh học sinh tình trạng thực tế của học sinh trong học tập cũng như với việc rèn luyện hạnh kiểm. Thông thường với những điều thẳng thắn đôi khi hơi nặng nề thì đối với học sinh, phụ huynh nhạy cảm sẽ không cho là lời dộng viên tốt để các em cố gắng phấn đấu vươn lên. + Tất cả những lời phê của giáo viên chủ nhiệm ghi trong sổ liên lạc hay học bạ đều mang mục đích phản ánh trình độ học vấn, hạnh kiểm giúp cho người đọc hiểu, có thể làm theo và phấn đấu tốt hơn. Vì thế giáo viên chủ nhiệm cần đắn đo, cân nhắc lựa chọn từ ngữ thật chính xáx để đặt bút vào. VD: Lời phê dùng từ đòa phương, không thông dụng: - Tính hiếu động, còn lo ra. - Thường xuyên chọc phá, đánh bạn, làm xấu bạn, làm phiền thầy cô. Sửa: - Tính hiếu động, chưa tập trung chú ý trong giờ học. - Không nên chọc phá bạn, cần chú ý nghe giảng. - Khả năng giải toán giỏi, hãy cố lên. Lời phê cụt ngủn thiếu CN-VN: - Học kém, chưa tiến bộ. - Đọc chưa tốt, viết chưa đẹp, chưa đúng. - Còn sai lỗi chính tả nhiều, chữ xấu. - Trình bày tập chưa đẹp, chưa tập trung học tập. Hoặc: - Chăm ngoan, học khá. - Hiếu động, lười học, cần cố gắng hơn. - Có tiến bộ. Hoặc: - Cần cố gắng chú ý đều đến các môn. - Làm toán còn chậm, cố lên. - Còn thụ động trong học tập, chưa chú ý đều các môn. * Sau khi đi chuyên đề ở các trường tong cụm, khảo sát hơn vài trăm quyển sổ liên lạc, chúng tôi ghi lại 1 số lời phê mang tính động viên hs. - Em đi học đều, chăm ngoan, tích cực phát biểu bài. - Em đã có tiến bộ ở chữ viết, môn chính tả, môn TLV… Tuy nhiên em cần rèn tính cẩn thận hơn ở môn Toán. - Em rất thông minh nhưng hiếu động. Nếu tập trung hơn trong giờ học các môn sẽ giỏi đều hơn. - Em học giỏi đều các môn, tuy nhiên lưu ý chữ viết. - Em đã cố gắng nhiều ở môn Toán (môn chính tả…) Tuy nhiên em cần lưu ý rèn thêm cách cộng trừ nhân chia số có 3 chữ số cho …. Hoặc rèn thêm các từ khó trong bài. - Em hiếu động và nếu lưu ý tập trung nghe giảng hơn, em sẽ tiến bộ ở các môn. - Em đọc, viết giỏi, cần lưu ý thêm môn Văn (Toán) - Khả năng em có thể là học sinh giỏi nếu em biết rèn luyện đều ở hai môn Văn Toán. E. Rút Kinh Nghiệm : - Cần có những lời phê thật chính xác và rõ ràng nhằm phản ánh việc rèn học tập, hạnh kiểm của các em học sinh, song cũng phải thật tế nhò không làm phụ huynh học sinh và các em “bò sốc”, phản tác dụng. Khi viết lời phê chúng ta nên: - Phê hạnh kiểm trước. Phê học lực sau. - Ưu điểm phần trên. Khuyết điểm phần dưới. - Lời phê rõ ràng, phản ánh đúng trình độ học sinh. - Xét đền hoàn cảnh khiến học sinh phạm sai lầm để tìm hiểu nguyên nhân. - Xét đến những khó khắn ảnh hưởng đến trẻ. - Khuyên bảo, động viên, khuyến khích học sinh cố gắng trong học tập. Phân biệt lời phê trong sổ liên lạc và học bạ: Những ví dụ cụ thể: * Đối với học sinh giỏi: + Hạnh kiểm: Ngoan, biết vâng lời thầy cô, thân ái đoàn kết với bạn. Cá tính tốt được các bạn yêu quý. Sổ liên lạc: * Nhận xét về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh trong tháng. * Thông tin hai chiều giữa giáo viên và PHHS. * Khuyến khích học sinh phát triển năng khiếu, sở trường. * Thường xuyên động viên, ghi nhận sự cố gắng của học sinh. + Học lực: - Học giỏii toán, tích cực phát biểu ý kiến. - Tập vở sạch sẽ, chữ viết đẹp. - Khéo tay có năng khiếu về mỹ thuật. - Tham gia tốt các phong trào. * Đối với học sinh khá, hiểu bài nhưng cần rèn tính cẩn thận khi làm toán. + Học khá, hiểu bài nhưng cần rèn tính cẩn thận khi làm toán. + Trong lớp có chú ý nghe giảng nhưng chưa mạnh dạn phát biểu. + Em cần dành nhiều thời gian cho việc học bài và làm bài ở nhà. + Có tiến bộ trong học tập cần rèn luyện cách viết câu rõ nghóa. * Đối với học sinh yếu kém: + Đây là những học sinh cần được sự quan tâm hướng dẫn, lời phê cần xác thực để phụ huynh và giáo viên lớp kế tiếp nắm bắt trình độ và có hướng kèm cặp hỗ trợ thêm, lời phê cần rõ, chính xác nhưng chú ý đến lời động viên khuyến khích để các em nỗ lực hơn trong học tập. Thay vì chê: Học chậm, rất lười học bài. Chữ viết dối, cẩu thả. Nên : - Cần tập trung chú ý nghe giảng. - Làm toán còn sai nhiều, cần học thuộc bảng nhân, bảng chia. - Toán số làm tốt, toán đố chưa vững. - Làm văn còn ít ý, cần chú ý sử dụng các dấu ngắt câu. Nên đọc thêm sách. - Có ý thức viết chữ đẹp. Hãy cố lên ! - Ở môn TLV em đã đạt điểm tốt hơn tháng qua. F. Lời phê trong vở học sinh : - Bất cứ loại vở nào: Tiếng Viết, Toán, Kiểm tra, các môn tự chọn … GV cần lưu ý khi cho điểm ở các bài … chúng ta không dừng lại ở những con số : 9 hay 10, 7 hay 8, 5, 6 mà chúng ta nên cho hs những lời phê nhằm động viên, khuyến khích hs (nếu cần), không nhất thiết là vở nào cũng ghi phần nhận xét đó. (Chú ý những lời phê không mâu thuẫn với điểm số, hạn chế lời phê chê bai HS) VD: * Ở môn Toán: + 9 – 10 đ: Giỏi (không ghi thêm : cần cẩn thân hơn khi làm bài) + 7 – 8 đ: Em cẩn thận hơn khi cộng trừ hoặc : em chú ý cách đặt tính, câu lời giải, tên đơn vò em nha. + 4-5-6 đ: Em cẩn thận hơn khi làm bài, chú ý phần đặt tính … cố gắng ở lần sau em nhé. + 1-2-3 đ: Xem * Ở môn Tiếng Việt: - Chính tả: Lời phê cần chú ý đến chữ viết của hs, lỗi sai về chính tả thì GV có thể nhận xét: + Em lưu ý rèn chữ viết đẹp hơn + Cẩn thận khi viết em nha + Chú ý nghe đọc để viết đúng hơn nhé * Đối với học sinh viết chữ chưa đẹp, bài làm bẩn hay bôi xóa: - Giáo viên cần nắn nót và ghi thật rõ ràng lời phê vào trang nào gạch xóa bôi bẩn nhất của học sinh. Lời phê có thể là: + Cần cẩn thận hơn, em hãy cố gắng giữ gìn vở sạch đẹp. + Nên viết chữ rõ ràng, dễ đọc hơn… - Luyện từ câu: + Chú ý đọc kỹ đề, làm bài cẩn thận hơn nhé. + Lưu ý chấm câu ở cuối dòng nha. - Văn: GV thường hay nhận xét hs: + Ý nghèo nàn, bài viết dở. + Bài viết không có ý, viết văn lủng củng, dở. Nên chăng thay vì chúng ta chê các em một cách thẳng thừng, chúng ta dùng những lời nói nhẹ nhàng hơn để giúp các em nhận ra lỗi sai của mình. + Em chú ý cách dùng từ, mở rộng từ. + Bài viết của em đã có ý, chỉ lưu ý câu văn đủ ý hơn. + Cần lưu ý cách chấm câu, cách dùng từ hơn em nha. + Bài viết của em giàu tình cảm, có nhiều ý hay, sáng tạo … G. Kết luận : Trong quá trình học tập của học sinh, nhất là trong tuổi cấp 1, lời phê của thầy cô giáo trong mỗi trang vở của học sinh thường có tác động rất lớn với các em. Một học sinh học lực yếu kém nhận được một lời phê khuyến khích, động viên sẽ có tác dụng đến sự phấn đấu tiếp tục vươn lên. Ngược lại lời phê đầy chê bai, khiển trách càng làm cho học sinh mất tự tin, thiếu ý chí vươn lên trong học tập. Lời phê sẽ còn mãi trong năm tháng, khó xóa mờ trong ký ức, điều đó cho thấy trong mỗi giáo viên đứng lớp khi cầm bút phê học sinh phải hết sức cẩn trọng. Lời phê trong sổ liên lạc phải có tính bao quát quá trình rèn luyện tác phong đạo đức của học sinh trong một tháng, một học kỳ. Tránh thấy một hiện tượng vừa xảy ra gần thời điểm phê rồi đặt bút phê phán học sinh. Lời phê của cô giáo thể hiện cái tâm của người thầy, lời phê còn biểu hiện công tác chủ nhiệm của người thầy đã làmđối với học sinh. Chúng tôi thiết nghó lời phê đối với học sinh là một việc làm giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý, cần quan tâm suy nghó khi đặt bút vào quyển sổ liên lạc, học bạ. Lời phê sẽ có tác dụng bổ ích, đem lại niềm động viên, khích lệ khi được giáo viên chủ nhiệm chúng ta chăm chút và trân trọng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2009 Người viết NGUYỄN THỊ LỆ THU