1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Vay nợ thắt chặt gọng kìm kinh tế potx

12 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 234,86 KB

Nội dung

Vay nợ thắt chặt gọng kìm kinh tế Một số công ty khổng lồ có nguồn vốn tư nhân đang phải đối mặt với sự cạn kiệt tài chính sau khủng hoảng. Và điều này lại xảy ra đồng thời với thời điểm người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Nhưng hãy nhớ rằng: "trong trường hợp xấu nhất lại vẫn thường mang một viễn cảnh tốt nhất". Mua lại và sáp nhập (M&A): cuộc chơi theo trào lưu Các công ty cổ phần bằng nguồn vốn tư nhân đã tham gia vào cuộc chơi lớn nhất trong lịch sử các công ty trong gần ba năm, sử dụng tiền vay để chiếm hữu những mảng công nghiệp lớn và một phần các công ty lớn như Neiman Marcus, Metro-Goldwyn-Mayer and Toys “R”Us. Những ông chủ mới sau đó đẩy trách nhiệm lên những công ty này với món nợ hàng tỷ đô la vay mượn để mua lại chúng. Nhưng giờ đây, rất nhiều các khoản nợ và trái phiếu đã được bán ra, nhằm cung cấp tài chính cho những vụ mua bán như vậy chuẩn bị đáo hạn tại thời điểm tồi tệ nhất có thể. Vì vậy, giống như những chủ nhà với tỷ lệ thế chấp có thể điều chỉnh (tỷ lệ này mới tăng lên), một số công ty khổng lồ có nguồn vốn tư nhân đang phải đối mặt với sự cạn kiệt tài chính. Và điều này lại xảy ra đồng thời với thời điểm người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Trong năm nay, những nhà bán lẻ lớn được hỗ trợ bởi nguồn vốn tư nhân như Linens’n Things, Mervyn’s và Steve & Barry’s lần lượt phá sản. Các nhà phân tích dự đoán một loạt các công ty có nguồn vốn tư nhân, bao gồm những khu nghỉ dưỡng như Harrah’s Entertainment và những nhà tín dụng như GMAC, hay cánh tay tài chính của General Motors sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực hơn, khi lợi nhuận thu hẹp và các nhà đầu tư thì đến gõ cửa đòi nợ. Josh Lerner, Giáo sư môn Đầu tư Ngân hàng tại trường Kinh doanh Harvard nói: “Chắc chắn sẽ còn có nhiều tổn thất xảy ra. Vấn đề là các công ty làm thế nào để hồi sinh sau tình trạng hỗn loạn.” Các công ty cổ phần bằng nguồn vốn tư nhân (vốn dĩ được quản lý lỏng lẻo) thường sử dụng tiền đầu tư để mua lại những công ty đại chúng mất giá và tư hữu chúng. Những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của các công ty được mua lại bởi những công ty có nguồn vốn tư nhân có thể có nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế. Những người làm việc cho những công ty thuộc sở hữu của các công ty có nguồn vốn tư nhân có thể mất việc, khi các công ty cắt giảm chi phí để chi trả cho các khoản nợ. Và những công ty như Apollo Management (sở hữu Harrah’s và Linen’s Things) phải đối mặt với sự mất giá trầm trọng của cổ phiếu công ty họ. Các quỹ lương hưu và quỹ khuyến học đầu tư vào những nguồn vốn này trong mấy năm gần đây hy vọng thu được lợi nhuận cao hơn sẽ gặp phải tình cảnh tương tự. Và những khoản đầu tư tương tự có thể phải đối mặt với sự cạn kiệt tiền mặt, khi họ bắt buộc phải bám chặt vào những khoản đầu tư này trong nhiều năm cho đến khi nền kinh tế phục hồi. “Vấn đề khó khăn tương tự cũng chuẩn bị xảy ra” - Jeffrey A. Sonnenfeld, Phó Hiệu trưởng của trường quản lý Yale nói. Tối mắt vì lợi nhuận: Hậu quả khôn lường Khi nền kinh tế bùng nổ, các công ty thu được lợi nhuận lớn bằng việc cắt giảm chi phí tại các công ty mới mua lại, nâng cao hoạt động rồi bán lại. Theo số liệu của Dealogic (một công ty phân tích dữ liệu tài chính, có trụ sở tại London), vào năm 2007, tại thời gian đỉnh điểm, tổng trị giá những thương vụ như vậy lên đến 796 tỷ đô la, tương đương hơn 16% tổng giá trị tất cả các thương vụ giao dịch toàn cầu năm đó. Những gì mà các công ty như Blackstone Group và Kohlberg Kravis Roberts & Company phải đối mặt trong thời điểm nóng bỏng vì các khoản đền bù lớn và chính sách thuế lợi tức là có thể tưởng tượng được, nhưng lợi nhuận của họ vẫn cao đến mức các nhà đầu tư như quỹ lương hưu cũng nhập cuộc. Hiện tại, các công ty này (vốn được xây dựng trên những món nợ khổng lồ) đang có nguy cơ buộc phải quay lại thị trường tài chính ngay cả khi những thị trường này gần đóng băng. Gọng kìm kinh t ế sẽ dần siết chặt hơn những điều khoản vay nợ. Ảnh: wwwdelivery.superstock.com Theo kinh nghiệm từ lịch sử, thì trường hợp xấu nhất có thể vẫn chưa xảy ra. Steven N. Kaplan, Giáo sư Trường đại học kinh tế tổng hợp (thuộc trường đại học Chicago) chỉ ra rằng: Gần 30% các thương vụ mua bán lớn từ công ty đại chúng sang sở hữu tư nhân trong những năm 1986 đến 1989 không trả nợ được. Sau đó, những nhà nhà đầu tư tư nhân thực hiện những thương vụ đó phải giải trình trước Quốc hội và những bộ phim được ưa thích như “Wall Street” và “Other People’s Money” đã mô tả những nhà tư bản tài chính như những kẻ tội pham tham lam. Chắc chắn nhiều công ty không bị mua lại bởi những công ty có nguồn vốn tư nhân cũng gặp phải nhiều khó khăn. Circuit City - một công ty cung cấp điện tiêu dùng lâu đời cũng đang cố gắng để không bị phá sản. Và những hãng sản xuất ô tô được mua lại công khai như General Motors cũng đang khó khăn (G.M. muốn sáp nhập với Chrysler, là một hãng thuộc sở hữu tư nhân.) Nhiều nhà sản xuất và các nhà phân tích cho rằng các công ty được hỗ trợ bằng nguồn vốn tư nhân sẽ không phải hứng chịu những tác động nhiều như trong những năm 80, vì các công ty đã có điều kiện tài chính tốt hơn cho phép họ duy trì sản xuất cho dù họ không thể trả được nợ. Ví dụ, khi nỗ lực tiết kiệm tiền mặt, các công ty con thuộc Apollo gồm Claire’s Stores, Harrad’s và Realogy đã tuyên bố rằng họ sẽ trả một phần lãi suất vay nợ bằng việc phát hành thêm trái phiếu. Cổ phần hóa: cơ hội cho những nhà đầu tư tư nhân Cổ phần hóa: có thực sự Ông Kaplan cho biết, ông tin rằng trong “hoàn cảnh không có gì khá hơn” thì các thương vụ hiện nay “ít bị tổn thương hơn và sử dụng ít đòn bẩy hơn”. Ông khẳng định rằng “trên cơ sở có liên quan đến đầu tư ngân hàng và các quỹ đầu tư thì việc cấp vốn tư nhân thông qua cổ phần đang ở thời điểm tốt”, bởi vì nó có trọng tâm lâu dài. Stephen A. Schwarzman, Chủ tịch tập đoàn Blackstone vẫn tin vào việc cấp vốn tư nhân thông qua cổ phần. Ông nói: “Những người ủng hộ sự sụp đổ của việc cấp vốn tư nhân thông qua cổ phẩn sẽ phải thất vọng. Trong khi một số công ty có thể gặp phải khó khăn, nhiều công ty khác lại có thể thoát ra cuộc suy thoái kinh tế nhờ vào những điều kiện cấp tài chính ít khắt khe hơn thoả thuận được với các ngân hàng trước đó.” Ông cũng tin tưởng rằng thời điểm này là lúc tốt nhất để cổ phần hoá tư nhân, vì có những cơ hội đầu tư trong khủng hoảng. “Về mặt lịch sử mà nói, suy thoái là khi tạo ra nhiều tiền nhất” - ông là cơ hội cho những nhà đầu tư tư nhân? Ảnh: todaysseniorsnetwork.com nói. Cổ phiếu của Blackstone đang lơ lửng ở mức khoảng 10 USD, giảm so với mức 31 USD tại thời điểm Blackstone được cổ phần hóa vào tháng Sáu năm 2007. (Fortress Investment Group, một công ty lớn khác đang bán cổ phiếu ở mức 4,9 USD/ một cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với giá khởi điểm là 35 USD vào tháng hai năm 2007.) Ông Lerner, Giáo sư trường Kinh doanh Harvard cho rằng vấn đề nảy sinh tại các công ty cổ phần tư nhân có thể sẽ “đặt ra câu hỏi hóc búa về sự bồi thường và cấu trúc tự do” trong lĩnh vực đầu tư. Các công ty thường tính phí 2% tất cả các khoản tiền họ quản lý và 20% lợi nhuận. Ông nói: “Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên nếu họ cố gắng trấn áp những chỉ trích bằng việc thu hồi vốn.” Rất nhiều công ty chuyển hướng sang các lĩnh vực kinh tế nhạy cảm như bán lẻ và kinh doanh nhà hàng. Các công ty như Apollo, Quản lý tài chính Cerberus (Cerberus Capital Management) và Đối tác tài chính Thái Dương (Sun Capital Partners) mua lại một vài công ty gặp khó khăn để chuyển hướng kinh doanh từ những năm 2004 đến nửa đầu năm 2007. Trong trường hợp của Linen’s Things, sau một thời gian dài theo đuổi Bed, Bath & Beyond, Apollo thì cuối cùng họ nhận thấy rất nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng vẫn tiếp tục vay nợ thêm. Hai tháng trước khi Linen’s Things bị mua lại, công ty đã tuyên bố khoản nợ dài hạn 2,1 triệu đô tính từ 31 tháng 12 năm 2007 đã tăng lên đến 855 triệu đô. Lúc đó những công ty cổ phần tư nhân khẳng định rằng họ có thể tái cấp vốn cho các khoản nợ thuộc hạng mục đầu tư của công ty. Nhưng rất nhiều công ty đã không nhận thấy quy mô và sự khắc nghiệt của thị trường tín dụng đã khiến cho nhiều nhà đầu tư không thể hoặc không muốn cấp thêm tín dụng. Theo chiều hướng xấu, rất nhiều cổ phiếu của các công ty có nguồn vốn tư nhân gần đây mất giá thảm hại, gióng lên những hồi chuông đáng lo ngại về khả năng thanh toán của những công [...]... của nhà đầu tư rằng công ty đó đang trên bờ vực phá sản Harrah’s cũng khốn đốn với nhiều khoản nợ khi tư nhân hoá Một tháng trước khi hoàn tất tiếp nhận Harrah’s, công ty đã tuyên bố khoản nợ dài hạn 12,4 tỷ đô Tới 30 tháng sáu, khoản nợ đó đã tăng đến 23,9 tỷ đô Harrah’s đã bắt đầu cắt giảm nhân viên và siết chặt lại chi phí, thậm chí giảm giờ tại các phòng chờ dành cho V.I.P, các phòng tiếp khách và . Vay nợ thắt chặt gọng kìm kinh tế Một số công ty khổng lồ có nguồn vốn tư nhân đang phải đối mặt với sự cạn kiệt. món nợ khổng lồ) đang có nguy cơ buộc phải quay lại thị trường tài chính ngay cả khi những thị trường này gần đóng băng. Gọng kìm kinh t ế sẽ dần siết chặt hơn những điều khoản vay nợ. Ảnh:. đến nền kinh tế. Những người làm việc cho những công ty thuộc sở hữu của các công ty có nguồn vốn tư nhân có thể mất việc, khi các công ty cắt giảm chi phí để chi trả cho các khoản nợ. Và

Ngày đăng: 04/07/2014, 00:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w