1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chuyển mùa, trái rạ… phát doc

4 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 134,78 KB

Nội dung

Chuyển mùa, trái rạ… phát Giao mùa bao giờ cũng là thời điểm lý tưởng cho các bệnh nhiễm khuẩn bùng phát. Mùa mưa sang nắng được xem là “mùa” của các bệnh zona (giời leo), trái rạ (thuỷ đậu)… Tại bệnh viện Da Liễu, ngoài zona, bệnh nhân trái rạ cũng đang có dấu hiệu quá tải. Ở các bệnh viện nhi, đã bắt đầu có trẻ mắc bệnh trái rạ nhập viện. Tấn công người lớn, trẻ con Những ngày cuối tháng 12, tại khoa khám bệnh viện Nhi Đồng 2, rất nhiều phụ huynh phải bồng bế con đến khám trái rạ. Nhiều trẻ khi được đưa đến khám nốt rạ đỏ đã nổi đầy người mà bố mẹ vẫn không biết con mình bị trái rạ. Theo thống kê, cuối mùa mưa bệnh trái rạ trẻ em bỗng đột nhiên bộc phát. Tại khoa khám bệnh viện Nhi Đồng 1, hiện trung bình mỗi ngày cũng tiếp nhận gần 10 trẻ đến khám trái rạ. Bệnh trái rạ lây truyền khá nhanh do đây là bệnh do virus gây ra, lại lây qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh này rất dễ nhận thấy: bệnh nhân bị sốt vài ba ngày, nổi nốt sần đỏ khắp cơ thể. Nốt sần đỏ xuất hiện từng đợt, lớp sần cũ xẹp xuống thì lớp sần mới lại mọc lên. Đặc biệt, tuy là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể bị tấn công nếu không được tiêm ngừa hoặc chưa từng nhiễm bệnh. Trường hợp anh P.V.N (quận 3) là một ví dụ. Bị sốt hai ngày liên tục nhưng anh N. vẫn nghĩ mình bị cảm cúm do thời tiết chuyển mùa nên chỉ mua thuốc giảm sốt uống cầm chừng. Đến ngày thứ ba thì không chỉ nóng sốt mà anh bắt đầu nổi đầy những nốt đỏ toàn thân. Từ vùng bụng, lưng, hai cánh tay… chỉ trong một buổi chiều, những nốt đỏ lan lên cổ, mặt rồi mọc cả trên da đầu. Tá hoả, anh vội đi khám bác sĩ mới hay mình bị trái rạ. Tiêm ngừa là thượng sách Vào hôm 20.12, trường mầm non thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên – Huế) đã phải cho 300 học sinh tạm nghỉ học, sau khi có hàng chục học sinh và cả giáo viên ở trường này mắc trái rạ. Trước đó, ngày 12.12, trung tâm Y tế dự phòng huyện Quỳ Châu (Nghệ An) cho biết cũng đã ghi nhận 40 trẻ mầm non và tiểu học mắc bệnh này. Những năm trở lại đây, bệnh trái rạ ở trẻ em giảm nhiều do đã có vaccine phòng ngừa. Tuy vậy, vẫn còn một số ít gia đình chủ quan không tiêm ngừa dẫn đến nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm bệnh rất đáng tiếc. Nhất là những trường hợp trái rạ biến chứng gây viêm não, bội nhiễm do nhiễm trùng ở những nốt sần. Có một số ít trường hợp trẻ đã tiêm ngừa vẫn mắc bệnh, nhưng với những trẻ này bệnh thường ở thể nhẹ và không gây biến chứng. Do đó, tiêm phòng vẫn được cho là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa trái rạ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nên tiêm phòng vaccine trái rạ cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở đi. Đặc biệt, người lớn cũng nên tiêm ngừa vì đây là bệnh rất dễ lây lan. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm ngừa vaccine trái rạ, vì nếu người mẹ mắc bệnh trái rạ khi đang mang thai thì thai nhi có thể mắc các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, vaccine này tuyệt đối không được tiêm ngừa cho thai phụ. . Chuyển mùa, trái rạ… phát Giao mùa bao giờ cũng là thời điểm lý tưởng cho các bệnh nhiễm khuẩn bùng phát. Mùa mưa sang nắng được xem là “mùa” của các bệnh zona (giời leo), trái rạ. khám trái rạ. Nhiều trẻ khi được đưa đến khám nốt rạ đỏ đã nổi đầy người mà bố mẹ vẫn không biết con mình bị trái rạ. Theo thống kê, cuối mùa mưa bệnh trái rạ trẻ em bỗng đột nhiên bộc phát. . đậu)… Tại bệnh viện Da Liễu, ngoài zona, bệnh nhân trái rạ cũng đang có dấu hiệu quá tải. Ở các bệnh viện nhi, đã bắt đầu có trẻ mắc bệnh trái rạ nhập viện. Tấn công người lớn, trẻ con

Ngày đăng: 04/07/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w