1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nguy cơ trẻ bị bỏng từ đồ dùng trong nhà pdf

6 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 125,6 KB

Nội dung

Nguy cơ trẻ bị bỏng từ đồ dùng trong nhà Đang nấu ăn, nghe tiếng hét thất thanh của con, chị Hải hốt hoảng chạy tới thì thấy bé đang ôm bàn tay phải giãy giụa kêu khóc. Thì ra, cô bé dùng tay bịt vào lỗ thông hơi nồi cơm điện đang bốc khói nghi ngút nên bị bỏng nặng. Hôm đó, cả gia đình chị Hải ở Thanh Hóa tức tốc đưa cháu bé 2 tuổi lên bệnh viện Đa số các cháu bị bỏng do sự lơ là, sơ suất của người lớn và vì những tác nhân là các đồ gia dụng trong nhà. Thường gặp nhất là các ca bỏng nước sôi, hay gặp ở trẻ 1-3 tuổi. tỉnh để cấp cứu nhưng do tổn thương nặng quá nên cháu được chuyển lên Viện Bỏng Quốc Gia. "Thế là gần 2 tháng rồi mẹ con tôi phải ăn ngủ ở bệnh viện. Cháu cũng phải qua mấy lần phẫu thuật. Đấy, chỉ vì một chốc lơ là mà nên nông nỗi này", chị Hải rầu rầu nói khi đứng chờ con ở ngoài phòng mổ của khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Viện Bỏng Quốc gia. Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Chữa bỏng trẻ em, Viện Bỏng quốc gia, có đến 40-60% số ca bỏng là ở các cháu dưới 5 tuổi. Trong đó, đa số các cháu bị bỏng do sự lơ là, sơ suất của người lớn và vì những tác nhân là các đồ gia dụng trong nhà. Thường gặp nhất là các ca bỏng nước sôi, hay gặp ở trẻ 1-3 tuổi. Trường hợp cháu Quý (19 tháng tuổi) ở Thanh Lâm, Vĩnh Phúc là một ví dụ. "Chậu nước sôi ông nội vừa nhúng gà, quay ra để vặt lông thì thằng cháu chạy ra chơi rồi ngã ngay vào nên bị bỏng cả hai mông, vùng đùi, lưng", chị Luân, mẹ cháu kể lại. Con chị đã nằm viện được 3 tuần nhưng vết thương vẫn chưa lành. Cháu Yến (Hải Dương), chưa đầy 2 tuổi, cũng bị bỏng nước sôi nhưng lại trong một hoàn cảnh khác. Khi mẹ pha nước tắm cho con, vừa rót nước sôi vào chậu, chưa kịp đổ thêm nước lạnh thì cô con gái đã nhảy ngay vào nên phần da bị tổn thương khá rộng. Các trường hợp bị bỏng do các bé chạy nhảy va vào phích nước nóng hay bị nồi canh nóng đổ vào người khi cố với tay lấy hay vấp phải lúc mẹ đang nấu, bê nồi rất hay gặp. Ngoài ra, từ chiếc nồi cơm điện, bếp ga, bếp lò hay ổ cắm, bô xe máy, bàn là, bóng đèn đều có thể là tác nhân gây bỏng cho trẻ. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn kể lại một trường hợp mới đây mà ông nhớ rất rõ: Đó là cậu bé 2 tuổi có khuôn mặt khôi ngô với đôi mắt trong veo nhưng đã bị mất hẳn mảng môi dưới vì bỏng. Chuyện là, thấy bố mới sắm được bộ đèn nhấp nháy để trang trí, hai cậu con con trai rất thích chí rồi tranh nhau nhận chiếc bóng hình quả nhót màu đỏ. Sợ anh cướp mất, cậu em đã giằng lấy bóng đèn, ngậm vào miệng rồi cắn nát nên bị điện giật, tổn thương nặng phần miệng. Anh Trung, bố bé Quốc Anh (Hà Nội) cũng rất ân hận khi sơ sểnh gây bỏng cho con: Như thường lệ, đi làm về là anh dựng xe ngay trước cửa ra vào, không ngờ hôm đó cậu con trai 2 tuổi chạy ra nghịch rồi va vào bô xe, bị bỏng nặng phần cẳng chân. Tiến sĩ Tuấn khẳng định, nguy cơ bị bỏng từ những vật dụng trong nhà luôn rình rập trẻ, khi các em đang ở tuổi hiếu động, rất tò mò, ham khám phá và chưa nhận thức được cái gì là nguy hiểm. Các vết bỏng thường gây đau đớn cho các em, điều trị tốn kém, kéo dài, lại rất khó hồi phục hoàn toàn, có em còn mang di chứng suốt đời. Vì thế, các bậc phụ huynh cần chú ý quan tâm đến con, phòng trước tất cả những nguy cơ cho bé. Trẻ nhỏ cần được trông nom cẩn thận. Với các bé từ 3 tuổi trở nên, bố mẹ có thể cảnh báo cho con nhưng cần biết cách hướng dẫn bé nhận biết các yếu tố nguy hiểm để tránh xa chứ đừng nói qua loa, chung chung, có khi khiến con càng muốn thử. Ngoài ra, theo ông, tốt nhất, hãy để tất cả những đồ dễ gây bỏng ở xa tầm tay của trẻ, cụ thể là: - Các ổ cắm điện trong nhà nên thiết kế ở nơi cao, để trẻ không với được, nếu nhà đã có sẵn ổ cắm ở thấp, nên bịt kín lại bằng băng dính, nhựa. Bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra các thiết bị, đường dây điện trong nhà xem có an toàn không, tránh bị hở gây nguy hiểm khi trẻ sờ vào. - Không để nước sôi, nồi đựng đồ ăn nóng trên đường đi hay ở tầm với của con. Nên dùng phích có nắp xoáy để trẻ không dễ dàng mở và để ở trong hộp kín. Không để trẻ lại gần khi đang pha nước tắm. - Bếp ga, bếp than cần đặt ở nơi trẻ không với được. Khi nấu nướng, mẹ nên quay cán, quai nồi vào phía trong bếp. - Xe máy đi về nên dựng phía có bô vào sát tường, không cho trẻ chạy chơi gần. - Bàn là sau khi dùng xong cần rút phích, úp mặt nóng xuống chăn, khăn bông hay cất ngay, trông chừng không cho bé sờ vào. Khi con bị bỏng, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh xử lý, ngâm rửa vùng bỏng bằng nước sạch (nước máy hoặc nước đun sôi để nguội), không dùng nước đá, sau đó lấy bông gạc sạch băng lại rồi đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất. Các bà mẹ cũng cần chú ý giữ ấm cho con ở những vùng cơ thể không bị bỏng, nhất là trong thời tiết giá lạnh này. "Trong và sau thời gian các cháu điều trị bỏng, bố mẹ cứ cho trẻ bú, ăn uống bình thường, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh kiêng khem hay bôi thuốc, đắp lá theo lời mách truyền miệng", bác sĩ Tuấn khuyên. . Nguy cơ trẻ bị bỏng từ đồ dùng trong nhà Đang nấu ăn, nghe tiếng hét thất thanh của con, chị Hải hốt hoảng chạy. tuổi chạy ra nghịch rồi va vào bô xe, bị bỏng nặng phần cẳng chân. Tiến sĩ Tuấn khẳng định, nguy cơ bị bỏng từ những vật dụng trong nhà luôn rình rập trẻ, khi các em đang ở tuổi hiếu động,. Viện Bỏng Quốc gia. Theo tiến sĩ Nguy n Ngọc Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Chữa bỏng trẻ em, Viện Bỏng quốc gia, có đến 40-60% số ca bỏng là ở các cháu dưới 5 tuổi. Trong đó, đa số các cháu bị bỏng

Ngày đăng: 04/07/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w