bai 42 co ban

4 90 0
bai 42 co ban

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT NGÔ QUYỀN Giáo viên hướng dẫn : Cô Trần Thị Hảo Giáo sinh thực tập : Lê Văn Đông Ngày soạn : 14/ 03/ 2010 Ngày dạy : 16/ 03/ 2010 Tuần: 28 Tiết : 5 Môn : Sinh học (chuẩn) Lớp :11/10 Bài 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh phải 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính - Hiểu được sinh sản hữu tính sau khi thụ tinh dẫn đến sự tạo quả và hạt mới, tạo thế hệ mới. - Ứng dụng tạo quả không hạt và ứng dụng khác trong nông nghiệp. - Nhìn nhận được vai trò của con người trong cải tạo trong thiên nhiên. 2. Kỹ năng: - Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức - Phân tích, khái quát, tổng hợp. - Liên hệ vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. 3. Thái độ: - Có quan điểm đúng đắn, khoa học về ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn sản xuất. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM - Khái niệm SSHT.Điểm khác nhạu của SSVT và SSHT - Thụ phấn và thụ tinh: chú ý thụ tinh ở thực vật bậc cao - Ứng dụng trong nông nghiệp III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Vấn đáp tìm tòi - Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức - Hoạt động nhóm IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh hình SGK phóng to 2. Chuẩn bị của học sinh - Học bài cũ - Chuẩn bị bài mới V. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ - Thế nào là sinh sản vô tính? Cho ví dụ? - Trình bày cơ sở khoa học và phương pháp của các hình thức nhân giống? 3. Bài mới: - Trong thực tế chúng ta đã thấy trong bắp ngô trắng có lẫn các hạt màu vàng. Điều đó cho em suy nghĩ gì về sinh sản hữu tính ở thực vật? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta học bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật. Hoạt động 1: KHÁI NIỆM SINH SẢN HỮU TÍNH Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Gv chiếu slide 2: Đâu là hình thức sinh sản vô tính? Hai hình thức sinh sản này có gì khác nhau? - Gv chiếu slide 3: Vậy sinh sản hữu tính là gì? - Gv chiếu slide 4: Sinh sản hữu tính có những đặc trưng nào? - Gv chiếu slide 5: Điểm ưu việt của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính? - Hs thảo luận trả lời. - Hs thảo luận nhóm trả lời - Hs nghiên cứu trả lời - Hs thảo luận nhóm đại diện trình bày I. Khái niệm sinh sản hữu tính 1. Khái niệm Là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới 2. Đặc trưng. - Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất giữa GT đực và GT cái. - Luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp hai bộ gen. - Luôn gắn liền với giảm phân tạo giao tử. 3. Tính ưu việt - Tăng khả năng thích nghi - Tạo sự đa dạng di truyền Hoạt động 2: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Gv :Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là cơ quan nào? - Gv chiếu slide 7: Quan sát hình trình bày cấu tạo hoa? - Gv chiếu slide 8 - Gv chiếu slide 9: Trình - Hs thảo luận nhóm đại diện trình bày từng bộ phận của hoa. - Hs thảo luận nhóm thống II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa 1. Cấu tạo hoa. - Tràng hoa - Cánh hoa - Bộ nhị - Bộ nhuỵ bày sơ đồ hình thành hạt phấn và túi phôi - Gv chiếu slide 10, 11:Diễn giải. - Gv chiếu slide 14: + Ở thực vật có hoa có những hình thức thụ phấn nào? + Thụ phấn ở thực vật có hoa nhờ tác nhân nào? - Gv chiếu slide 15, 16, 17, 18: - Gv chiếu slide 20, 21, 22,23:Quan sát qúa trình sau và cho biết thụ tinh là gì? + Vậy thụ tinh kép là gì? + Ý nghĩa của thụ tinh kép? - Gv chiếu slide 25:Trình bày sơ đồ thụ tinh kép - Gv chiếu slide 26:Hạt được hình thành như thế nào? có mấy loại hạt? - Gv chiếu slide 27: - Gv chiếu slide 28: + Quả do bộ phận nào hình thành nên? + Sự hình thành quả có tác dụng gì đối với hạt? - Gv chiếu slide 30:Quả trình chín của quả diển ra như thế nào (biến đổi về mặt sinh lý, sinh hoá)? nhất ý kiến, đại diện đứng dậy trả lời. - Chú ý thu thập kiến thức - Hs nghiên cứu trả lời + Có 2 hình thức: tự thụ phấn và thụ phấn chéo + Thụ phấn nhờ gió, côn trùng, con người. - Hs quan sát - Hs nghiên cứu trả lời - Hs thảo luận nhóm đại diện trình bày - Hs quan sát - Hs nghiên cứu trả lời + Quả do bầu nhụy phát triển thành + Bảo vệ hạt + Giúp hạt phát tán - Về sinh lý: kích thước quả đạt cực đại, có màu sắc tố diệp lục giảm, carotenoit tăng. - Về sinh hoá: có mùi vị hấp dẫn, một số còn có chứa nhiều loại vitamin (sgk) 2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. 3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh. a. Thụ phấn Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy b. Thụ tinh. Thụ tinh là sự hợp nhất của giao tử đực với nhân của tế bào trứng hình thành nên hợp tử (2n), ý nghĩa: Cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển =>Thụ tinh kép: là hiện tượng cả hai nhân cùng tham gia thụ tinh (chỉ có ở thực vật hạt kín. 4. Quá trình hình thành hạt và quả a. Hình thành hạt - Noãn sau khi thụ tinh phát triển thành hạt. - Thể tam bội phân chia tạo thành khối đa bào giàu chất dinh dưỡng gọi là nội nhũ, là cơ sở phân loại hạt. - Có 2 lọai hạt: Hạt có nội nhũ (ở cây 1 là mần), hạt không có nội nhũ (cây 2 lá mầm). 4. Củng cố: - HS tóm tắt kiến thức cơ bản của bài. - Chơi trò chơi ô chữ 5. Dặn dò: - Học bài, trả lời câu hỏi SGk - Chuẩn bị cho bài thực hành (theo nhóm) + Đất ẩm, mùn, cành bưởi, rau muống, lá bỏng hay hoa đá, đoạn mía. + Dây nilong, dao sắc, kéo cắt cành. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Đà Nẵng ngày tháng 03 năm 2010 Ban chỉ đạo thực tập Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập Thầy Lê Phước Dũng Cô Trần Thị Hảo Lê Văn Đông . : 14/ 03/ 2010 Ngày dạy : 16/ 03/ 2010 Tuần: 28 Tiết : 5 Môn : Sinh học (chuẩn) Lớp :11/10 Bài 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh phải 1. Kiến thức: -. mới. - Ứng dụng tạo quả không hạt và ứng dụng khác trong nông nghiệp. - Nhìn nhận được vai trò của con người trong cải tạo trong thiên nhiên. 2. Kỹ năng: - Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức -. đó cho em suy nghĩ gì về sinh sản hữu tính ở thực vật? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta học bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật. Hoạt động 1: KHÁI NIỆM SINH SẢN HỮU TÍNH Hoạt động của giáo viên

Ngày đăng: 04/07/2014, 00:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan