10 sai lầm khiến doanh nghiệp nhỏ giảm lợi nhuận Trên thương trường, đôi khi các doanh nghiệp nhỏ mắc phải một số sai lầm liên quan đến các hoạt động marketing và bán hàng nên bị giảm lợi nhuận. Dưới đây là 10 sai lầm phổ biến cần tránh. 1. Không làm marketing hay làm không nhất quán: Một khi đã bỏ ra công sức và nỗ lực để sở hữu và điều hành một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải dành một sự quan tâm đặc biệt cho các hoạt động tiếp thị và bán sản phẩm (hay dịch vụ) của doanh nghiệp. Rất khó làm ăn sinh lợi mà không tốn công sức và tiền bạc trong các hoạt động marketing một cách đồng bộ và liên tục. 2. Do dự trong việc bán hàng: Thay vì tỏ ra xông xáo hay lo lắng trước các diễn biến của thị trường, các chủ doanh nghiệp nhỏ lại ngần ngại, để vuột mất cơ hội. Họ không đẩy mạnh việc bán hàng vì lo lắng đến chuyện người khác nghĩ như thế nào về mình nhiều hơn là làm sao để kiểm tiền về cho doanh nghiệp mình. 3. Không kêu gọi sự trợ giúp từ bên ngoài khi thật sự cần thiết: Các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể sở hữu một số thế mạnh trong một lĩnh vực, nhưng vì một lý do nào đó, họ thường phải làm việc trong những lĩnh vực không phải sở trường của mình. Khi mọi việc trong kinh doanh không diễn ra như dự tính, họ lại ngần ngại hay trì hoãn việc yêu cầu sự trợ giúp từ các đối tác bên ngoài như các công ty luật, kiểm toán hay tư vấn. Mỗi ngày qua đi mà chủ doanh nghiệp cứ loay hoay một mình thì điều đó cũng có nghĩa là đang bị mất dần vốn liếng. 4. Không liên lạc thường xuyên với khách hàng cũ: Thông thường, hẫm nóng lại quan hệ với một khách hàng cũ bao giờ cũng dễ dàng hơn thu hút một khách hàng mới. Nếu không liên lạc thường xuyên với khách hàng cũ để cập nhật tình hình kinh doanh cũng như tìm hiểu thêm các nhu cầu khác của họ, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ mất khách hàng và sụt giảm lợi nhuận. 5. Không thường xuyên kiểm tra các chi phí: Các doanh nghiệp khôn ngoan thường xuyên đánh giá lại các chi phí hoạt động và tìm cách giảm các loại phí này mà không phải hy sinh chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Nếu không kiểm tra lại các chi phí trong thời gian gần đây thì rất có khả năng doanh nghiệp đang lãng phí, kết quả là lợi nhuận bị giảm xuống. Tốt nhất là kiểm tra chi phí hàng quý và đưa ra các điều chỉnh phù hợp. 6. Chi quá nhiều tiền cho các tài liệu tiếp thị mà không có thêm bất cứ nỗ lực nào: Các tài liệu tiếp thị dù có hào nhoáng đến mấy thì cũng không thể thay thế được sự tương tác trực tiếp với khách hàng dưới các hình thức gặp gỡ, thăm viếng, nói chuyện với họ. Nếu đầu tư nhiều tiền cho các tài liệu tiếp thị thay vì đầu tư cho các hoạt động tiếp thị trực tiếp, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ nhầm tưởng có nhiều khách hàng, nhưng trên thực tế thì chẳng có mấy ai. 7. Dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động sinh lợi thấp: Nếu chủ doanh nghiệp dành phần lớn thời gian trong ngày để hoàn tất các công việc mang tính hành chính hoặc những công việc có thể được thực hiện bởi những người khác thì doanh nghiệp cũng chẳng có thêm được cơ hội bán hàng. Để khắc phục tình trạng này, nên theo dõi việc sử dụng thời gian bằng cách phân tích những việc đã làm trong từng giờ. Nên thuê một trợ lý để đảm nhiệm các công việc mang tính hành chính. 8. Định giá bán sản phẩm thấp hơn mức mong muốn: Các doanh nghiệp làm dịch vụ tư vấn, đào tạo thường gặp phải thách thức này vì chủ doanh nghiệp thường quan niệm “bán rẻ còn hơn ngồi không”. Nhưng kiểu định giá bán như vậy sẽ sớm làm cho doanh nghiệp bị khánh kiệt về tài chính. 9. Không sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên các công nghệ giúp tiết kiệm thời gian và công sức: Những công nghệ, phần mềm đơn giản như chế độ trả lời điện thoại tự động, hộp thư thoại, kết nối internet không dây…là những công cụ giúp các doanh nghiệp nhỏ tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức. Nếu không thường xuyên sử dụng, doanh nghiệp bị tốn kém thời gian và bị chậm trễ hơn so với các đổi thủ cạnh tranh. 10. Bám theo các mô hình hay kế hoạch kinh doanh lỗi thời: Nếu không đuổi kịp xu hướng của thời đại, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp sẽ ít được ưa chuộng đi và mất dần khách hàng. Để khắc phục tình trạng này, chủ doanh nghiệp nên thường xuyên tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo liên quan đến nghề nghiệp kinh doanh của mình. Ngoài ra, nên mạnh dạn áp dụng các phương thức kinh doanh mới và cập nhật kế hoạch kinh doanh hai, ba năm một lần. . 10 sai lầm khiến doanh nghiệp nhỏ giảm lợi nhuận Trên thương trường, đôi khi các doanh nghiệp nhỏ mắc phải một số sai lầm liên quan đến các hoạt động marketing và bán hàng nên bị giảm lợi. lợi nhuận. Dưới đây là 10 sai lầm phổ biến cần tránh. 1. Không làm marketing hay làm không nhất quán: Một khi đã bỏ ra công sức và nỗ lực để sở hữu và điều hành một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp. hình kinh doanh cũng như tìm hiểu thêm các nhu cầu khác của họ, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ mất khách hàng và sụt giảm lợi nhuận. 5. Không thường xuyên kiểm tra các chi phí: Các doanh nghiệp