10 sai lầmkhiếnbạn 'mất việcnhư chơi' Phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng, bạn mới tìm được công việc “trong mơ” của mình. Nhưng chỉ vì một hoặc vài sailầm nhỏ, bạn có thể phải quay lại quá trình săn việc mới. Để tránh khỏi “thảm hoạ” đó, hãy tránh các sailầm sau: 1. Không tìm hiểu kĩ công việc của mình Chỉ vì bất cẩn, không tìm hiểu kĩ công việc, bạn đã gây ra một lỗi lớn. Nếu may mắn, sailầm đó không nghiêm trọng, bạn có thể chỉ bị cảnh cáo và tiếp tục làm công việc của mình. Ngược lại, nếu sailầm của bạn gây ra tổn thất cho công ty, bạn không những bị sa thải mà còn có thể phải bồi thường. Vì vậy, trước khi bắt tay vào việc, hãy tìm hiểu thật kĩ và tập trung hoàn thành nó. Nếu có điểm nào chưa rõ ràng, hãy thẳng thắn chia sẻ với sếp để tỏ tường mọi việc. 2. Thường xuyên nói: “Đó không phải phần việc của tôi!” Ai cũng có những giới hạn nhất định nhưng đôi khi chúng ta nên vượt qua nó. Trong công việc cũng vậy, nếu sếp hay đồng nghiệp nhờ bạnviệc gì đó, đừng vội đáp lại:" Đó không phải việc thuộc phần mô tả công việc của tôi". Làmnhư vậy, sớm hay muộn, sếp bạn sẽ tìm người khác linh hoạt và năng động hơn để thay thế bạn. 3. "Cầm nhầm” đồ cơ quan về nhà Bạn nghĩ rằng đó chỉ là những vật vặt vãnh như chiếc bút hay tập giấy, dập ghim… nhưng hành động "cầm nhầm" đồ cơ quan cũng được coi là ăn cắp vặt. Nếu mọi người phát hiện, bạn sẽ bị sa thải ngay lập tức. 4. Lạm dụng công nghệ của công ty Bạn nghĩ rằng không ai biết mình đang chat chít với bạn bè, lướt web thay vì làm việc. Nhưng hãy cẩn thận. Hầu hết các công ty đều có chương trình giám sát email và sử dụng Internet của nhân viên. Do đó, đừng lạm dụng công nghệ của công ty vì mục đích cá nhân. 5. Phàn nàn về công việc của bạn Dù được trả lương thấp hay công việc quá vất vả, đó là sự lựa chọn của bạn. Tại sao bạn không tìm cách cải thiện tình hình thay vì thường xuyên kêu ca phàn nàn với mọi người? Nếu việc này được phản ánh với sếp, anh/chị ấy sẽ giúp đỡ bằng cách để bạn . ra đi tìm công việc mới. 6. Quên đi sức mạnh tập thể để chạy theo chủ nghĩa cá nhân Không ai muốn làmviệc với người ích kỉ, kiêu ngạo. Những người theo chủ nghĩa cá nhân thường bị mọi người xa lánh và khó đạt được thành công. Do đó, bạn nên hoà đồng với tập thể và trở thành một thành viên tích cực trong nhóm. 7. Để cuộc sống cá nhân ảnh hưởng tới công việcBạn nên phân biệt rạch ròi giữa công việc với cuộc sống riêng. Mang chuyện nhà tới công sở không những ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của bạn mà còn làm phiềm tới đồng nghiệp khác. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa các cuộc gọi cá nhân và việc gia đình trong giờ làm việc. 8. Làmviệc một cách qua loa Bạn thường xuyên đi làm muộn và về sớm, trong giờ làmviệc lại không tập trung. Bạn đang chứng tỏ với sếp rằng mình ít quan tâm tới công việc cũng như sự phát triển nghề nghiệp. Và cuối cùng, sếp sẽ mất niềm tin ở bạn và để bạn ra đi. 9. Thường xuyên không hoàn thành công việc đúng hạn Khi bạn trì hoãn, những người khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bạn sẽ gây cản trở cho cả nhóm. Và tất nhiên, không ai muốn có "chướng ngại vật" như vậy. 10. Hay “buôn chuyện” 1 Khi bạn nghe được một câu chuyện không chính xác, đừng truyền bá chúng. Bạn đang phá hoại hình ảnh chuyên nghiệp của mình. Người quản lý không thích nhân viên hay đưa chuyện và sẽ ngăn chặn bằng cách đưa ra quyết định cho người đó thôi việc. Do vậy, hãy cẩn thận với những câu chuyện tưởng chừng " vô thưởng vô phạt" của bạn. Những 'bước chuẩn' khi săn việc Bước 1: “Ngâm cứu” vị trí định ứng tuyển Khi đọc được hay nghe nói về một vị trí bạn quan tâm, hãy liên hệ với người chịu trách nhiệm tuyển dụng. Nói với anh/chị ấy rằng bạn biết họ đang cần người và muốn trao đổi thật chi tiết về các yêu cầu đặt ra. Nếu mẩu quảng cáo tuyển dụng không đề cập đến người cần liên lạc, bạn vẫn có thể tìm được thông tin này bằng cách gọi trực tiếp đến công ty đó, vào website công ty hoặc lướt qua những bài báo và blog viết về công ty. Theo Deems, mục đích của ứng viên ở bước 1 nên là: - Tạo dấu ấn cho tên mình với nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu tiên - Nắm bắt thông tin về vị trí nhiều hơn các ứng viên khác - Quyết định xem đây có phải là vị trí mình muốn theo đuổi hay không Bước 2: Tìm hiểu về công ty dự tính xin vào Trước khi nộp đơn xin việc, có rất nhiều thông tin liên quan đến công ty mà những người tìm việc nên nắm bắt trước bao gồm cả lịch sử, sản phẩm hoặc dịch vụ, liên doanh hoặc công ty con, các cơ sở, môi trường lao động và những vị lãnh đạo then chốt. Để thu thập những thông tin này, Deems tư vấn: - Hỏi xin nhà tuyển dụng bản báo cáo thường niên hoặc tàiliệu phù hợp khác về công ty (nếu nó không có sẵn trên mạng). - Dùng Internet để khám phá về công ty bạn định xin vào làm. Đừng bỏ qua các đường link và blog liên quan. - Tận dụng các quan hệ trực tuyến lẫn ngoài đời để tìm ra ai đó nắm thông tin. Hỏi người này xem họ nghĩ gì về công ty ấy, cả mặt ưu lẫn khuyết. Bước 3: Đánh giá thế mạnh và độ quan tâm của bạn Sau khi tìm hiểu vị trí định ứng tuyển và công ty, bạn cần ngừng lại, đánh giá và đưa ra quyết định. Đây có phải là việcbạnlàm tốt nhất và thích làm nhất không? Liệu môi trường làmviệc mới có thể giúp bạn phát huy khả năng ở mức cao nhất? Bạn có cần công việc đó không? Một cách để đánh giá hiệu quả là đề ra các tiêu chuẩn cho việc lựa chọn vị trí và kiểm tra xem cơ hội mới đáp ứng tiêu chuẩn của bạn thế nào. Bước 4: Lên kế hoạch định vị bản thân Nên liên hệ với người có quyền quyết định trong quá trình tuyển dụng và cho ông/bà ấy biết bạn muốn được nhìn nhận là ứng viên hàng đầu. Thông thường, đơn giản là người này sẽ hỏi xem resume của bạn, nhưng ứng viên có thể áp dụng nhiều “chiêu” khác để đảm bảo mình nổi bật hơn số còn lại. Deems gợi ý: “Kế hoạch định vị cần phải vượt ra khỏi khuôn khổ của bản sơ yếu lý lịch. Phải làm sao giữ cho tên bạn luôn ở vị trí nổi bật trong tâm trí nhà tuyển dụng, ngay cả khi người đó đang xem qua các bản resume khác. Để làm được điều này, có thể bạn cần bám sát resume, nhờ ai đó quen biết thay mặtbạn gọi điện hỏi thăm tình hình… Và đừng quên dành thời gian viết ra những việc phải làm!” Bước 5: Bắt tay vào hành động Theo Deems, có 3 điều mà các ứng viên nên làm khi đã sẵn sàng thực hiện kế hoạch xác định vị trí của họ, bao gồm: - Tập hợp giấy tờ cần thiết theo đúng hướng dẫn của nhà tuyển dụng. 2 - Trực tiếp gửi hồ sơ nếu có thể. Nếu không, chuyển nó qua email, đường gửi thư thông thường hoặc cả hai. - Theo sát đường đi của hồ sơ. Hãy chờ hai, ba ngày cho nhà tuyển dụng nhận được hồ sơ sau đó gọi điện thoại xác nhận. Lúc ấy, nhớ chuẩn bị trước các câu hỏi nhằm xin contact của họ và cố gắng sắp xếp cuộc gặp ngắn để đích thân bạn có thể ngồi trò chuyện với người này. Những bước trên có thể khiến ứng viên thấy phiền toái và e ngại lúc ban đầu, nhưng chúng lại là cách làm chủ động và có ích để đạt hiệu quả trong quá trình săn việc. Deems nhấn mạnh: “Những ai năng nổ, hay gặp gỡ và trò chuyện với người khác là những người luôn duy trì sức sống và lòng tự tin. Còn đối tượng chỉ ngồi nhà và đơn thuần gửi resume đi thường dễ trở nên chán nản. Cuối cùng, họ cũng sẽ có việclàm nhưng tiến trình tìm việc lại kéo dài lâu hơn mức cần thiết và vị trí có thể không như mong đợi!” 7 chiến thuật thông minh để phát triển sự nghiệp 1. Không nên chơi trò đổ lỗi Tốt hơn hết bạn nên nhận trách nhiệm liên quan trong những vấn đề của công ty và đóng góp giải pháp hơn là đổ lỗi cho người quản lý hay đồng nghiệp. Nếu bạn và đồng nghiệp cùng đối mắt với một vấn đề, việc trở lên phức tạp khi mọi người muốn ai đó đứng lên nhận trách nhiệm. Ban có thể thay đổi cục diện bằng cách nói “ Chúng ta cần cố gắng hết sức để công việc được tốt hơn nếu không chúng ta sẽ gặp những vấn đề rắc rối hơn nhiều. 2. Bỏ qua những lời đồn đại và tập trung vào công việc Nếu bạn vừa được đồng nghiệp buôn cho một số chuyện về ai đó, hãy khuyên họ nên dành ưu tiên cho công việc thay vì lan truyền những tin đó. Nếu bạn dành thời gian để xem xét chuyện gì sẽ xảy ra sau đó, bạn sẽ không thể tập trung làmviệc tốt được. 3. Nói thẳng nói thật Không nên lảng tránh những lo lắng không cần thiết khi nói chuyện với một đồng nghiệp bạn tin tưởng để tìm ra gốc rễ của vấn đề trong những rắc rối bạn đang mắc phải. Lời khuyên dành cho bạn khi gặp vấn đề là chia sẻ thẳng thắn với sếp và chuẩn bị các phương án cho thời gian tới. 4. Không làm nạn nhân Hãy tỉnh táo trong mọi chuyện để tránh trở thành bình phong cho ai đó. Là một thành viên trong công ty, có nghĩa bạn có thông tin, hiếu công ty và biết mình đang ở đâu. Trong công ty, không phải mọi người đều có quyền lực như nhau, những không có nghĩa bạn là nạn nhân để ai đó lợi dụng. 5. Làmbạn với tất cả mọi người Sự hợp tác quan trọng hơn cả đặc biệt trong những thời điểm khó khăn. Vì vậy, sẽ là khôn ngoan nếu bạn gạt những đối thủ sang một bên vì lợi ích chung của công ty. Nếu mọi người làmviệc cùng nhau, hiệu qủa công việc sẽ cao hơn rất nhiều. Sự hợp tác sẽ tăng cường sức mạnh của công ty, khiếnbạn không cảm thấy cô độc và truyền cảm hứng cho bạnlàm việc. 6. Làm một người biết lắng nghe Bạn cần phải biết lắng nghe ý kiến của mọi người. Có như vậy, mọi người mới nhìn nhận bạnnhư một người biết tôn trong ý kiến của người khác và biết hợp tác. Thực tế, nếu một vấn đề không được đưa ra thảo luận, 75% vấn đề đó sẽ không được giải quyết một cách thấu đáo. Mã đã là thảo luận, cần nó người nói và cần phải có người nghe. 7. Phải biết hi vọng 3 Trong công ty, không có chỗ cho sự đau khổ và tuyệt vọng. Nếu bạn gặp vấn đề khó khăn, hãy cố gắng giải quyết và tập trung vào những thay đổi tích cực. Khi gặp vấn đề lớn, bạn sẽ đối mặt với nó bắng sự hi vọng và lạc quan hay bạn sẽ ủ ê, đau khổ? Câu trả lời thư nhất sẽ giúp bạn tiến đến thành công bằng cách vượt qua các vấn đề với sự lạc quan và hi vọng. 4 . 10 sai lầm khiến bạn &apos ;mất việc như chơi& apos; Phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng, bạn mới tìm được công việc “trong mơ” của mình. Nhưng. vài sai lầm nhỏ, bạn có thể phải quay lại quá trình săn việc mới. Để tránh khỏi “thảm hoạ” đó, hãy tránh các sai lầm sau: 1. Không tìm hiểu kĩ công việc