Hướng tới xóa bỏ thủ tục pdf

9 126 0
Hướng tới xóa bỏ thủ tục pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hướng tới xóa bỏ thủ tục đăng kí đơn vị tiền tệ trong kế toán Đơn vị tiền tệ trong kế toán (còn gọi là đồng tiền kế toán hoặc đồng tiền chức năng) được dùng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Quy định pháp luật hiện hành về đơn vị tiền tệ trong kế toán Cụ thể hóa quy định của Luật Kế toán năm 2003 (Điều 11, Khoản 1) về việc lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ trong kế toán, Thông tư số 122/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính quy định cụ thể như sau: "Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (đồng hoặc VND). Trường hợp nghiệp vụ kinh tế- tài chính phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế (được xác định trên cơ sở tỷ giá hối đoái niêm yết tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh ngoại tệ theo quy định của pháp luật Việt Nam) hoặc theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố (tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng), trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Trường hợp phát sinh loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái trực tiếp với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam. Đối với doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài hoạt động thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ kế toán và phải được Bộ Tài chính đồng ý bằng văn bản trước khi thực hiện. Doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo loại ngoại tệ đã được Bộ Tài chính đồng ý làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, riêng báo cáo tài chính năm nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái quy định. Theo quy định nêu trên, Nhà nước cho phép doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài được sử dụng một loại ngoại tệ nào đó làm đồng tiền kế toán nếu thoả mãn các điều kiện quy định nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Quy định này phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể trong vài năm qua, song đến nay đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất định: Một là: sinh ra thủ tục hành chính buộc doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký, giải trình, còn Bộ Tài chính phải xét duyệt, chấp thuận, Hai là: không tạo quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp; Ba là: tạo ra một khối lượng công việc hành chính không nhỏ cho Bộ Tài chính; Bốn là: tốn kém khá lớn về kinh tế, thời gian. Những lý do nêu trên đặt ra sự cần thiết cấp bách, khách quan cần cải cách thủ tục hành chính này. Hướng tới cho phép doanh nghiệp được tự quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán Khi cho phép doanh nghiệp được tự quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, vấn đề quan trọng là phải quy định được các tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc lựa chọn và thay thế quy định đăng ký, chấp thuận bằng thông báo cho cơ quan quản lý. Để thực hiện được ý đồ đó, cần có những quy định pháp lý mới thay thế quy định pháp lý hiện hành như sau: Một là, cho phép doanh nghiệp được tự quyết định việc lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết. Đơn vị tiền tệ trong kế toán phải là đơn vị tiền tệ phản ánh trung thực, hợp lý nhất ảnh hưởng kinh tế của các hoạt động thu, chi chủ yếu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, trừ khi có sự thay đổi lớn về hoạt động kinh doanh làm ảnh hưởng đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế. Hai là, đơn vị tiền tệ trong kế toán do doanh nghiệp lựa chọn phải thỏa mãn đồng thời các tiêu chuẩn sau: Phải là đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hóa, dịch vụ và thường là đơn vị tiền tệ được sử dụng trong việc quyết định giá bán hàng; Phải là đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và thường là đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong việc tính toán doanh thu, chi phí nhân công, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, hàng hóa và dịch vụ. Ba là, nếu doanh nghiệp là công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài thì có thể lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán của công ty mẹ làm đồng tiền kế toán của doanh nghiệp mình trong các trường hợp sau: Doanh nghiệp được thành lập với mục đích chủ yếu là sản xuất và gia công sản phẩm cho công ty mẹ, phần lớn nguyên liệu được mua từ công ty mẹ và sản phẩm được xuất khẩu và tiêu thụ bởi công ty mẹ; Tỷ trọng các hoạt động của doanh nghiệp với công ty mẹ hoặc tỷ trọng các giao dịch của doanh nghiệp bằng đơn vị tiền tệ kế toán của công ty mẹ trong các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp là lớn (chủ yếu). Các quy định về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu trên thì doanh nghiệp có thể thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi như sau: Đối với các khoản mục tài sản, nguồn vốn (trừ vốn góp liên quan đến tỷ lệ sở hữu của các bên góp vốn bằng các đồng tiền khác nhau), sử dụng tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi để thực hiện chuyển đổi tất cả các khoản mục sang đơn vị tiền tệ kế toán mới. Riêng đối với vốn góp liên quan đến tỷ lệ sở hữu của các bên góp vốn bằng các đồng tiền khác nhau, áp dụng tỷ giá tại ngày góp vốn để chuyển sang đơn vị tiền tệ kế toán mới. Chênh lệch tỷ giá hối đoái do áp dụng tỷ giá tại ngày góp vốn sẽ được trình bày riêng trong phần vốn chủ trên bảng cân đối kế toán (chỉ tiêu Chênh lệch tỷ giá hối đoái) và sẽ được xử lý khi chấm dứt việc góp vốn. Nguyên tắc quy đổi BCTC lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam và kiểm toán BCTC Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp thành lập và hoạt động ở Việt Nam phải trình bày BCTC theo đơn vị tiền tệ là Việt Nam Đồng để nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước. Do vậy, nếu doanh nghiệp sử dụng loại ngoại tệ nào đó làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập BCTC theo đồng tiền kế toán (ngoại tệ) phải quy đổi BCTC sang Việt Nam Đồng để nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước. Mục đích của BCTC quy đổi ra Việt Nam Đồng là để giúp cho việc tổng hợp chung của cơ quan Nhà nước được thuận lợi, do vậy, về nguyên tắc, các khoản mục của BCTC đều được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán là ngày không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng thì lấy tỷ giá công bố tại ngày gần nhất trước ngày kết thúc kỳ kế toán; BCTC lập theo đồng tiền kế toán (ngoại tệ) phải được kiểm toán việc quy đổi. BCTC quy đổi ra Việt Nam Đồng không bắt buộc phải kiểm toán mà chỉ soát xét cách quy đổi và tính chính xác của việc quy đổi. Trình bày BCTC liên quan đến đơn vị tiền tệ trong kế toán Khi sử dụng đơn vị tiền tệ trong kế toán là đồng ngoại tệ hoặc khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải trình bày rõ lý do trong bản thuyết minh BCTC và trình bày những ảnh hưởng do thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. . Hướng tới xóa bỏ thủ tục đăng kí đơn vị tiền tệ trong kế toán Đơn vị tiền tệ trong kế toán (còn gọi là đồng. đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất định: Một là: sinh ra thủ tục hành chính buộc doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký, giải trình, còn Bộ Tài chính phải xét duyệt,. gian. Những lý do nêu trên đặt ra sự cần thiết cấp bách, khách quan cần cải cách thủ tục hành chính này. Hướng tới cho phép doanh nghiệp được tự quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán

Ngày đăng: 03/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan