1.001 kiểu dị ứng Cô dâu trẻ ngay đêm đầu tiên về nhà chồng, chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày dài tiếp khách bỗng nhiên cơn khó thở từ đâu kéo đến, cô cảm thấy như có ai bóp chặt cổ mình, đầu tóc rũ rượi, vẻ mặt hoảng loạn, môi tím ngắt. Cô được đưa đi cấp cứu ngay trong đêm, được chẩn đoán cơn hen cấp tính do dị ứng với drap trải giường. Chai nước biển “bổ ngửa” Thấy trong người không được “sung”, dì Ba đi đến phòng mạch bác sĩ tư vô chai nước biển cho khỏe. Bác sĩ hỏi: Nước biển có màu hay không màu? Có màu tốt hơn không màu. Không đắn đo, dì Ba chọn nước biển có màu (đây là tuyệt chiêu của một số bác sĩ, trộn vitamin B hoặc C vào nước biển cho có màu để lấy tiền nhiều hơn). Vô chai nước biển khoảng 15 phút, dì Ba cảm thấy trong người kỳ kỳ, nóng bừng mặt, hồi hộp, tay chân lạnh, người mướt mồ hôi, lơ mơ rồi không biết gì nữa. Dì Ba được đưa vào bệnh viện bằng xe cứu thương với chẩn đoán sốc phản vệ. Chỉ vì nghêu, sò Sau một bữa tối “hoành tráng” với sò huyết Tứ Xuyên, cua lột chiên bột, nghêu hấp sả, tôm nướng, anh C. thấy mẩn đỏ nổi lên ở tay, cổ, khắp người và ngứa khủng khiếp ở những mẩn đỏ này, ngứa như chưa bao giờ ngứa, càng gãi càng ngứa Vội vã đến bác sĩ, anh được chẩn đoán dị ứng đồ biển. Thủ phạm là lông thú cưng Không may cho những ai yêu thích chó và mèo, lông của chúng là tác nhân gây dị ứng khá mạnh. Thường thì lông mèo làm kích phát cơn hen cấp ở những người mẫn cảm (có lẽ vì vậy mà dân gian có bài thuốc chữa hen bằng thịt mèo đen). Cơ chế gây ra dị ứng bởi lông mèo đến nay chưa rõ. Và cả dị ứng không rõ nguyên nhân Không phải khi nào cũng có thể phân định rạch ròi nguyên nhân của dị ứng. Có nhiều trường hợp không thể biết chính xác dị ứng với dị nguyên nào. Một số người khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa, thường thì đông sang xuân, lạnh sang ấm là xuất hiện các triệu chứng mề đay, ngứa, đau bụng Các triệu chứng này xuất hiện có chu kỳ, cứ đến hẹn lại lên. Những bệnh nhân này nên chuyển đến một nơi có khí hậu khác để hạn chế tình trạng dị ứng. Ví dụ, thường bị dị ứng vào mùa đông thì nên chuyển đến nơi có khí hậu ấm hơn, nếu thường bị dị ứng vào mùa hè thì nên chuyển đến những nơi có khí hậu mát mẻ vào mùa hè. Dị ứng là gì? Khi một vật “lạ” xâm nhập, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể làm bất hoạt những vật “lạ” này. Những vật “lạ” này gọi là kháng nguyên. Đó là đáp ứng bình thường của hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Trong một số trường hợp đặc biệt, những vật “lạ” này khi vào cơ thể sẽ làm kích hoạt hệ miễn dịch dị ứng, kết quả là cơ thể bị dị ứng. Trong trường hợp đó, những vật “lạ” này được gọi là dị nguyên, dị nguyên kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể dị ứng (Ig E), đến lượt mình, kháng thể này kết hợp với các dị nguyên tạo thành những phức hợp kháng thể - dị nguyên, phức hợp này đến gắn vào các tế bào miễn dịch (tế bào Mast), làm kích hoạt các tế bào này giải phóng ra các chất trung gian hóa học như histamin, serotonin, bradykinin, prostaglandin Chính những chất trung gian hóa học này gây ra những triệu chứng của dị ứng. Histamin làm giãn mạch máu, ngứa, tăng tiết acid, bradykinin gây ra co thắt cơ trơn phế quản, prostaglandin làm co mạch máu. Mức độ dị ứng do dị nguyên gây ra tùy thuộc vào tính kháng nguyên (khả năng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể) mạnh hay yếu, những dị nguyên có tính kháng nguyên mạnh có thể gây ra tình trạng nặng của dị ứng như sốc phản vệ, hen phế quản Thường protein lạ hay gây dị ứng cho người như: những protein nguồn gốc thực vật có trong phấn hoa, các loại mạt trong bụi nhà, các loại protein trong đồ biển. Các loại lông, nước dãi mèo, chó cũng thường gây ra dị ứng. Mỗi cơ thể lạ với một số dị nguyên nhất định, có thể chất này gây dị ứng ở người này nhưng lại bình thường với người khác. Do vậy, khi chúng ta bị dị ứng với một chất nào đó thì không phải do độc chất từ chất đó ảnh hưởng lên cơ thể, mà chỉ do hệ miễn dịch của ta cảm thấy “lạ” và kích hoạt đáp ứng miễn dịch dị ứng. Ai có nguy cơ bị dị ứng? Những người có cha hay mẹ hoặc cả hai bị dị ứng thì có nguy cơ bị dị ứng thuốc rất cao. Nữ thường bị dị ứng thuốc nhiều hơn nam, tuổi thường hay bị dị ứng là 20-40. Thường có dị ứng chéo giữa các thuốc có thành phần giống nhau như Penicillin và Ampicillin, sulfamid và procain Ở những người tự ý dùng thuốc, đặc biệt dùng thuốc trong một thời gian dài, có sự phối hợp nhiều loại thuốc mà không biết chúng có mẫn cảm chéo, tương tác tương kỵ, phản chỉ định nhau dễ có nguy cơ bị dị ứng thuốc. Một quan niệm hết sức sai lầm là chỉ có thuốc tây mới gây dị ứng, còn thuốc nam không gây dị ứng. Thực tế gần đây xuất hiện nhiều trường hợp dị ứng rất nặng với thuốc nam. Lời khuyên của các bác sĩ là không nên tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp dùng thuốc điều trị dài ngày và phối hợp nhiều thứ thuốc cần có sự tư vấn cẩn thận của bác sĩ để tránh sự tương tác thuốc không mong muốn. Những người đã biết mình dị ứng với một loại thuốc nào đó, trước khi dùng thuốc phải nói rõ với thầy thuốc về điều này. . chỉ do hệ miễn dịch của ta cảm thấy “lạ” và kích hoạt đáp ứng miễn dịch dị ứng. Ai có nguy cơ bị dị ứng? Những người có cha hay mẹ hoặc cả hai bị dị ứng thì có nguy cơ bị dị ứng thuốc rất. trạng dị ứng. Ví dụ, thường bị dị ứng vào mùa đông thì nên chuyển đến nơi có khí hậu ấm hơn, nếu thường bị dị ứng vào mùa hè thì nên chuyển đến những nơi có khí hậu mát mẻ vào mùa hè. Dị ứng. có nguy cơ bị dị ứng thuốc. Một quan niệm hết sức sai lầm là chỉ có thuốc tây mới gây dị ứng, còn thuốc nam không gây dị ứng. Thực tế gần đây xuất hiện nhiều trường hợp dị ứng rất nặng với