1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ TÀI GVCN

10 225 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___________________________________ ĐỀ TÀI XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TỰ QUẢN LỚP CHỦ NHIỆM. A.ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Lí do chọn đề tài. Ở các trường phổ thông nói chung, các trường Trung học cơ sở nói riêng, giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm không chỉ nắm được các chỉ số quản lí hành chính của lớp như: tên, tuổi, số lượng, gia cảnh, năng lực học tập, đạo đức mà còn phải dự báo được xu hướng phát triển nhân cách của học sinh trong lớp để có những phương hướng tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng giáo viên chủ nhiệm cũng là một người giáo viên bộ môn, cũng còn phải thực hiện rất nhiều công việc khác của nhà trường và không thể thường xuyên có mặt tại lớp chủ nhiệm của mình. Vì thế khi giáo viên chủ nhiệm không có mặt tại lớp chủ nhiệm của mình thì tập thể lớp phải biết tự quản lí, xử lí mọi công việc của lớp. Lúc này, đội ngũ cán bộ tự quản sẽ là nòng cốt trong mọi công việc này. Một đội ngũ tự quản tốt, có năng lực lãnh đạo, có khả năng sáng tạo sẽ giải quyết được mọi tình huống. Vậy làm thế nào để có một tập thể lớp, một đội ngũ tự quản như vậy? Công việc của đội ngũ này như thế nào? Vài trò của người giáo viên chủ nhiệm là gì? Trong thời gian gần đây, về lí luận cũng như trên thực tế chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này. Xuất phát từ lí do trên và từ kinh nghiệm nhiều năm làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi đã chọn viết đề tài:"Xây dựng đội ngũ tự quản lớp chủ nhiệm". - 1 - II. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Xuất phát từ lí do chọn đề tài nên đề tài này sẽ làm rõ một số vấn đề sau: - Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm. - Thế nào là một tập thể tự quản? - Cách xây dựng một tập thể lớp thành tập thể tự quản. - Cách xây dựng đội ngũ cán bộ tự quản. - Cách thức hoạt động của đội ngũ cán bộ tự quản. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3.1 Đối tượng: - Tập thể học sinh lớp chủ nhiệm( lớp 6A4 ). 3.2 Phạm vi: - Trường THCS Ẳng Tở IV. Phương pháp nghiên cứu. Để quá trình nghiên cứu được thấu đáo, có hiệu quả, chất lượng thì cần có sự tìm tòi, xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học và nghiêm túc. Vì thế đề tài của tôi sử dụng các phương pháp: phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, chứng minh. Từ đó rút ra kết luận chung nhất cho mọi vấn đề. B.NỘI DUNG. I. Cơ sở lí luận. Để nghiên cứu được đề tài cần phải có một cơ sở lí luận vững chắc. Vì thế đề tài của tôi đã dựa vào những cơ sở chủ yếu sau: Mục tiêu giáo dục - đào tạo của bậc trung học phổ thông, đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh, đặc điểm của nhà trường, của bản thân lớp chủ nhiệm. Đây chính là những cơ sở lí luận khoa học và khách quan nhất. II. Thực tiễn nghiên cứu. 2.1 Chức năng của giáo viên chủ nhiệm. Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi thấy người giáo viên chủ nhiệm có những chức năng sau: - 2 - - Giáo viên chủ nhiệm là người quản lí giáo dục toàn diện học sinh của một lớp. - Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằn phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người phối hợp các lực lượng giáo dục. - Giáo viên chủ nhiệm là người đánh giá kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp. 2.2 Xây dựng đội ngũ tự quản lớp chủ nhiệm. Đây là chức năng rất đặc trưng của giáo viên chủ nhiệm mà các giáo viên khác không thể có. Đối với học sinh trung học phổ thông, Người giáo viên chủ nhiệm cần được xác định chỉ là cố vấn cho tập thể lớp. Điều đó có nghĩa là giáo viên chủ nhiệm không nên làm thay công việc của đội ngũ tự quản của lớp mà nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên chủ nhiệm là bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh của lớp bằng cách tổ chức hợp lí đội ngũ tự quản để nhiều học sinh được tham gia vào đội ngũ đó. Muốn tổ chức tốt công tác giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải chăm lo tổ chức, xây dựng tập thể thành một tập thể đoàn kết nhất trí, biết quản lí mọi công việc của tập thể lớp. Bởi lẽ tập thể chính là môi trường, là phương tiện trực tiếp tác động tới sự phát triển nhân cách nói chung và tài năng nói riêng của học sinh. Vì thế giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng học sinh lớp chủ nhiệm thành một tập thể tiên tiến, biết tổ chức, điều khiển, quản lí, đánh giá kết quả hoạt động của tập thể và của mỗi thành viên. 2.2.1 Lựa chọn đội ngũ cán bộ tự quản. Trước hết giáo viên chủ nhiệm cần phải tổ chức lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp có đầy đủ uy tín và năng lực điều khiển tập thể lớp. Đội ngũ cán bộ gồm: - Một lớp trưởng phụ trách chung. - 3 - - Các lớp phó: Tuỳ theo tình hình cụ thể của lớp, mỗi lớp có thể cử từ 1 đến 3 lớp phó. Mỗi em phụ trách một, hai nội dung hoạt động của lớp như: học tập, lao động, văn nghệ, thể thao - Các cán sự bộ môn: Ở trường phổ thông có rất nhiều môn học, mỗi môn nên bầu ra một cán sự. Cũng có thể một cán sự phụ trách một số môn. Cán sự của mỗi môn phải là người học giỏi, say sưa, có nhiều sáng tạo trong môn học đó, có trách nhiệm trong việc tổ chức, giúp đỡ các bạn học yếu môn này. - Ngoài cán sự môn học cần phải có cán sự một số hoạt động của lớp như: thủ quĩ, thư viện, báo chí - Học sinh của lớp cần được chia thành các tổ học tập có trình độ mọi mặt tương đương nhau.Trong lớp học sinh nên ngồi theo đơn vị tổ. Mỗi tổ cần có tổ trưởng và tổ phó. Mỗi tổ cũng có thể chia thành các nhóm học tập và nhốm trưởng để điều khiển các hoạt động của nhóm. Có hai cách để hình thành đội ngũ tự quản: - Giáo viên tự lựa chọn một đội ngũ cán bộ tự quản trên cơ sở của việc tìm hiểu học sinh. - Tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Nhưng tốt nhất giáo viên chủ nhiệm cần định hướng cho tập thể lớp lựa chọn, biến quyết định của mình thành quyết định dân chủ của tập thể học sinh bằng việc xác định những tiêu chuẩn lựa chọn và mục tiêu nội dung hoạt động của tập thể lớp để lựa chọn người gánh vác công việc của tập thể. Công việc này phải diễn ra công khai, đúng nguyên tắc, đảm bảo tính dân chủ, không có sự áp đặt. 2.2.2 Tổ chức huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp. Việc huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp diễn ra ngay sau khi tập thể lớp đã lựa chọn được đội ngũ này. Trình tự các bước huấn luyện như sau: - Tập hợp đội ngũ cán bộ lớp, tổ Nêu rõ mục đích của việc huấn luyện là nhằm bồi dưỡng cho các em những hiểu biết và tác dụng của việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh, về vai trò và nhiệm vụ của cán bộ lớp trong việc xây dựng tập thể lớp, về mối quan hệ công tác giữa cán bộ lớp với nhau. - 4 - + Nhiệm vụ của lớp trưởng: Tổ chức, theo dõi hoạt dộng tự quản của lớp( dưới sự chỉ đạo, cố vấn của giáo viên chủ nhiệm ) như: các tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần, các cuộc hội ý cán bộ cốt cán của lớp, các hoạt động giáo dục theo qui mô lớp. Luôn có trách nhiệm quản lí lớp trong mọi hoạt động tập thể của nhà trường, nhận xét, đánh giá kết quả thi đua các mặt hoạt động của lớp hàng tuần, tháng, học kì và năm học. + Nhiệm vụ của lớp phó lao động: Nhận nhiệm vụ, tổ chức, phân công, điều khiển các buổi lao động, vệ sinh của lớp, nhận xét đánh giá kết quả. Tuỳ theo từng công việc, lớp phó có thể trực tiếp điều khiển công việc hoặc điều khiển thông qua các tổ trưởng. Hàng tháng( hoặc học kì ) lớp phó tổng hợp kết quả và báo cáo cho lớp trưởng. + Nhiệm vụ của lớp phó văn thể: Điều khiển và theo dõi các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể thao của lớp thông qua các tổ trưởng. Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động trước tập lớp. + Nhiệm vụ của lớp phó học tập: Tổ chức, điều khiển các hoạt động tự quản học tập của lớp. Đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về kế hoạch, nội dung học tập. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập. Phụ trách, điều khiển các tổ trưởng, các cán sự bộ m´n hoạt động tự học. Có kế hoạch bồi dưỡng các bạn học yếu, kém. Theo dõi, đánh giá kết quả học tập của lớp hàng tu ວ n, hàng tháng, học kì và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm. Trao đổi với đội ngũ cán bṙ tự quản để có những nhận āịnh, đánh gIá chung, chính xác nhất. + Nhiệm vụ của các tổ trưởng: Theg dõi và điều khiển các hoạt động của tổ, nắm được tình hình cụ thể về học tập, kỉ luật của từng tổ viên của tổ và báo cáo vịi ban cán sự lớp. + Nhiệm vụ của các 4ổ phó: Fhận nhiệm vấ tỪ tổ trưởng và các lớp phó liên quan. Tổ chức, phân công, theo dõi các tổ viên thực hiện. Nhận xét, báo cáo cho tổ trưởng và các lớp phó. + Nhiệm vụ của các cán sự chức năng: Cán sự bộ môn: Liên hệ với các giáo viên bộ môn, đề đạt nguyện vọng của tập thể lớp, xin ý kiến giáo viên bộ môn nhằm giúp lớp học tập có hiệu quả. - 5 - Cán sự vệ sinh: Kiểm tra, đôn đốc việc vệ sinh của lớp và các cá nhân hàng ngày cho sạch sẽ. Cán sự thể thao: Đôn đốc thể dục đầu giờ, giữa giờ. Chăm lo phong trào thể thao của lớp. Thủ quĩ: Thu, giữ quĩ lớp, quản lí chi tiêu của lớp. Thư kí lớp: Bảo quản, ghi chép sổ sách, ghi biên bản các cuộc họp lớp. - Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng loại cán bộ lớp.Yêu cầu các em ghi nhiệm vụ cụ thể của mình vào sổ công tác để ghi nhớ và thực hiện. + Sổ công tác của lớp trưởng: ghi nhận các nhiệm vụ của lớp trưởng, kế hoạch phấn đấu của lớp ( nội dung, chỉ tiêu, biện pháp ) theo từng tháng và cả năm. Ghi chép tình hình lớp do các cán sự, tổ trưởng báo cáo. + Sổ công tác của các lớp phó: Ghi chép các nhiệm vụ được phân công, dự kiến kế hoạch hàn' tháng( tóm tắt ) và kết quả hàng tuần, hàng tháng. + Sổ công tác của các tổ trưởng: Ghi chép tóm tắt nhiệm vụ của mình, danh sách và địa chỉ cᛧa tᛧng tổ viên, kết quả học tập( điểm tốt, xấu ), kỉ luật t2ật tự, việc chấp hành nội qui và kết quả xếp loại đạo đức hàng tháng của từng tổ viên. + Sổ nhật kí và sổ ghi biên bản các cuộc họp lớp: Thư kí lớp ghi lại các việc tốt, chưa tốt trong buổi học ( nhật kí ) 6à ghi6biên bả. các cuộc họp lớp và họP cán bộ lớp ( ghi vào sổ nghị quyết - biên bản lớp). - Cho các em thảo luận và bàn biện pháp thực hiện bản kế hoạch công tác của lớp. Nếu thấy cần thiết, giáo viên chủ nhiệm cũng có thể tổ chức huấn luyện riêng cho từng loại cán bộ theo một chương trình riêng do mình biên soạn. 2.2.3 Bồi dưỡng cho toàn lớp về những nội dung xây dựng tập thể lớp tự quản. Việc này có thể được tiến hành trong suốt năm học. Song nên tập trung vào một vài thời điểm cần thiết như: đầu năm học, cuối học kỳ I, sang đầu học kỳ II, giữa học kỳ II. Những nội dung cần huấn luyện là: - Thế nào là một tập thể tự quản? - Vai trò của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình xây dựng tập thể tự quản. - Tự quản giờ học vắng giáo viên. - 6 - - Tự quản giờ truy bài. - Tự quản giờ trên lớp. - Tự quản giờ sinh hoạt tập thể hàng tuần. - Tự quản các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Những nội dung trên có thể được xen kẽ vào nội dung của giờ sinh hoạt tập thể để học sinh có dịp trao đổi, bàn bạc, coi đó như một dịp để huấn luyện các em. 2.2.4 Tổ chức các hoạt động thực tế( hoạt động ngoài giờ lên lớp ) để học sinh được rèn luyện các kỹ năng tự quản. Đây là bước hết sức quan trọng mà trong đó mọi thành viên đều được tham gia vào việc xây dựng tập thể tự quản. Các hoạt động sẽ được tổ chức theo phương châm “thầy lui dần về hậu trường” để “ trò tự quản lí và điều hành”. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm nhiều nội dung và hình thức hoạt động phong phú, đa dạng. Đó là các loại hình: - Hoạt động xã hội. - Hoạt động văn hoá, xã hội. - Hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao. - Hoạt động theo hứng thú khoa học. - Hoạt động lao động. Với những loại hình hoạt động như trên, nhà trường có thể tiến hành nhiều dạng hoạt động cụ thể như: hoạt động theo chủ điểm, sinh hoạt tập thể hàng tuần, chào cờ đầu tuần…Các dạng hoạt động này có mối quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất với nhau trong quá trình giáo dục. Ban đầu, giáo viên chủ nhiệm có thể tham gia trực tiếp vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động, điều kiển học sinh tham gia hoạt động và đánh giá kết quả cuối cùng. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ giao dần cho đội ngũ cán bộ lớp tự tổ chức và điều kiển các hoạt động của lớp và chỉ giúp đỡ học sinh với tư cách là người cố vấn, điều chỉnh hoạt động của các em cho đúng hướng. Tiếp đó, giáo viên chủ nhiệm để cho các em tự đánh giá kết quả hoạt động của tập thể. Qua đó các em sẽ rút ra bài học kinh nghiệm để các hoạt động - 7 - tiếp theo hiệu quả hơn. Mỗi lần như vậy là một dịp để các em và tập thể học sinh trưởng thành dần lên. III. Kết quả áp dụng thực tế. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tự quản, tập thể lớp tự quản đã được tôi áp dụng trong một số năm nay và đã được một số kết quả nhất định. Trong năm học 2007 – 2008 này tôi lại tiếp tục áp dụng kinh nghiệm này với tập thể lớp chủ nhiệm (lớp 6A4 ) và đã đạt được những kết quả khả quan sau đây: - Đội ngũ cán bộ tự quản năng nổ, nhiệt tình. Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, công việc được giao. - Duy trì sĩ số 35/35 học sinh. - 100% học sinh đạt hạnh kiểm từ trung bình trở lên. Trong đó khá tốt chiếm 97%. - 100% học sinh được chuyển lớp. Trong đó học sinh có học lực khá giỏi chiếm 37%. - Tập thể lớp đạt danh hiệu: Lớp tiên tiến. - Chi Đội đạt danh hiệu : Chi đội vững mạnh. - Tập thể lớp đạt giải cao trong kì thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi văn nghệ, thể thao của nhà trường. - Tham gia đầy đủ, có hiệu quả các hoạt động sinh hoạt tập thể của nhà trường: phong trào thi đua học tập chào mừng các ngày lễ lớn; phong trào uống nước nhớ nguồn; ủng hộ học sinh khó khăn, … IV. Bài học kinh nghiệm. Theo tôi, để đạt được những kết quả như tbên thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng. Người giáo viên chủ nhiệm phải : - Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp `ọc, lớp học và chương trình dạy học, giáo dục của nhà trường . - Tìm hiṃu để nắm 6ững cơ cấu tổ chức của nhà druờng. - Nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của đối tượng học sinh trong lớp và các yếu tố tác động đến các em bao gồm đặc điểm tâm sinh lí, nhân cách, - 8 - năng lực của mỗi em, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của gia đình đối với các em. - Tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của người giáo viên. - Không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhằm đổi mới công tác tổ chức giáo dục, dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông. - Tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thống nhất tác động, thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm. Làm tốt được những điều nêu trên thì các em học sinh sẽ hoàn toàn tin tưởng vào thầy cô của mình, các lực lượng giáo dục khác sẽ cùng phối kết hợp hoàn thành mọi mục tiêu đề ra. Tập thể lớp chủ nhiệm sẽ trở thành một tập thể tự quản, biết sử lý mọi tình huống đặt ra khi vắng mặt giáo viên chủ nhiệm. V. Đề xuất - kiến nghị. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Tôi đã từng áp dụng với nhiều tập thể lớp và đã đạt được nhiều kết quả khả quan.Vì vậy tôi viết đề tài này với mục đích giúp các bạn đồng nghiệp có một tài liệu để tham khảo, nếu thấy thiết thực thì có thể áp dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Mong rằng đề tài của tôi sẽ được ban thi đua các cấp xem xét và công nhận. Tôi xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Ẳng Tở, ngày 20 tháng 5 năm 2008. Hiệu trưởng Người thực hiện Đàm Thị Phương XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT HUYỆN MƯỜNG ẢNG - 9 - - 10 - . quản lớp chủ nhiệm". - 1 - II. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Xuất phát từ lí do chọn đề tài nên đề tài này sẽ làm rõ một số vấn đề sau: - Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm. - Thế nào. - Tự do - Hạnh phúc ___________________________________ ĐỀ TÀI XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TỰ QUẢN LỚP CHỦ NHIỆM. A.ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Lí do chọn đề tài. Ở các trường phổ thông nói chung, các trường Trung học. quan.Vì vậy tôi viết đề tài này với mục đích giúp các bạn đồng nghiệp có một tài liệu để tham khảo, nếu thấy thiết thực thì có thể áp dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Mong rằng đề tài của tôi sẽ

Ngày đăng: 03/07/2014, 20:00

Xem thêm: ĐỀ TÀI GVCN

w