Tiết PPCT: 30 Ngày soạn: 17/03/2010 Ngày dạy: 25/03/2010 Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG ( Tiết 2) I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là hoà nhập, hợp tác. - Nêu được các biểu hiện cơ bản của hoà nhập, hợp tác. 2. Về kỹ năng: - Biết cư xử đúng đắn và xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh. - Biết lựa chọn và tham gia các hoạt động phù hợp xây dựng cộng đồng. 3. Về thái độ: Yêu quý, gắn bó một cách có trách nhiệm với tập thể lớp, trường học, quê hương và cộng đồng nơi ở. II. Phương pháp và phương tiện dạy học: 1. Phương pháp dạy học: - Thuyết trình. - Đàm thoại. - Nêu vấn đề. 2. Phương tiện dạy học: - SGK, SGV GDCD lớp 10. - Máy chiếu. - Tài liệu tham khảo. - Một số hình ảnh về hoà nhập, hợp tác. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút) - Kiểm tra vệ sinh. - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Nhân nghĩa là gì? Nó có những biểu hiện như thế nào? 3. Dạy bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: (1 phút) Như chúng ta đã biết, cộng đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và cộng đồng. Công dân ngoài trách nhiệm sống nhân nghĩa thì phải sống hoà nhập và hợp tác. Vậy thế nào là sống hoà nhập, hợp tác, vì sao, làm thế nào để sống hoà nhập, hợp tác. Chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 2 của bài 13: Công dân với cộng đồng. 3.2. Nội dung: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (10 phút) Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề. Hình thành khái niệm hoà nhập. GV: Chiếu cho HS xem một số hình ảnh về hoà nhập và đặt câu hỏi: Những hình ảnh này nói lên điều gì? HS: Trả lời. GV kết luận: Những hình ảnh này nói lên sự gần gũi, thân mật, không xa lánh và tham gia các hoạt động xã hội. Đó là những biểu hiện của sống hoà nhập. Vậy sống hoà nhập là gì? HS: Trả lời. GV: Kết luận. GV thuyết trình: Trong cuộc sống không phải ai cũng sống hoà nhập được với cộng đồng, xã hội. Có một số người luôn co mình lại, thu vén cho bản thân, ích kỷ không biết đến người khác. Những người sống như vậy, sẽ không được mọi người tán thưởng và sớm muộn họ cũng bị cộng đồng đào thải. Hoạt động 2:(15 phút) Thảo luận nhóm. Tìm hiểu ý nghĩa của hoà nhập và làm gì để sống hoà nhập. GV chia lớp thành 4 nhóm. Quy định thời gian GV cho tình huống Tình huống 1: Thiếu úy Lê Văn N lên bản Mường đã được 4 năm.Anh đã thâm nhập và giúp bà con thoát cái đói nhờ trồng lúa nước, chăn nuôi đúng cách. Người dân bản không còn nghĩ bỏ bản mà đi nữa. Anh cảm thấy đã hoàn thành tốt 2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. a. Nhân nghĩa. b. Hoà nhập. Sống hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng. nhiệm vụ cấp trên giao, được mọi người xem như người con của bản. Nhưng trong bản vẫn có một số thanh niên không chấp nhận định cư, sống với bản nên đã bị bà con tách biệt. 1. Nhờ điều gì mà người bộ đội biên phòng hoàn thành được nhiệm vụ của mình ? 2. Qua đây, em hiểu sống hòa nhập có ý nghĩa như thế nào ? Tình huống 2: Bố Tuấn bị đi tù, mẹ đi lấy chồng khác. Tuấn ở với ông bà nội. Được sự quan tâm của thầy cô và bạn bè, Tuấn không mặc cảm, tự ti, sống vui vẻ, gần gũi với bạn bè, cố gắng học tập tốt, hiếu thuận với ông bà. Tuấn cảm thấy yêu cuộc đời, yêu mọi người hơn khi nhận được sự quan tâm ấy. Em có suy nghĩ gì về tình huống trên? Tình huống 3: Trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, Bác đã từng bôn ba ở nhiều nơi. Nhưng dù ở đâu Bác cũng luôn gần gũi, yêu thương mọi người. Quan tâm, giúp đỡ đồng cam cộng khổ với nhân dân. Được nhân dân tin cậy và yêu mến Bác Hồ đã làm gì để sống hoà nhập với mọi người? Tình huống 4: Kim Chi và Bích Hồng là hai bạn học cùng lớp, sống trong một khu tập thể. Kim Chi thường xuống chơi với các em nhỏ trong xóm, ngày chủ nhật còn cùng các chú các bác dọn vệ sinh. Bích Hồng cả ngày đóng cửa ở suốt trong phòng không muốn nói chuyện với ai. Mọi người khu tập thể cho Bích Hồng là sống còn bó hẹp. Em có suy nghĩ gì về hành đồng của Kim Chi và Bích Hồng? HS thảo luận GV: Bổ sung, kết luận về ý nghĩa của sống hoà nhập. GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về niềm vui của người khuyết tật, người bị nhiễm HIV khi được hoà nhập với cộng đồng. GV: Giả sử em được chuyển đến một môi trường mới. Tất cả đều xa lạ. Em sẽ làm gì để có thể sống hoà nhập với môi trường mới này? HS: Trả lời. GV: Kết luận. GV: Lưu ý hiện tượng thường xảy ra: Xa lánh, chia rẽ bè phái, băng nhóm làm điều xấu gây mất đoàn kết trong lớp. GV kể câu chuyện “một cách xử sự”. GV chuyển ý: Trong cuộc sống dù cho bạn là một người thông minh, hoạt bát thì bạn cũng không bao giờ thực hiện công việc một cách hoàn hảo trong mọi tình huống được. Bởi vì rằng luôn luôn có những trường * Ý nghĩa: Làm cho cuộc sống có niềm vui, sức mạnh vượt qua khó khăn. * Làm gì để sống hoà nhập: - Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ, vui vẻ cởi mở, chan hoà với bạn bè, thầy cô giáo và những người xung quanh. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. Đồng thời vận động mọi người cùng tham gia. hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác được. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất thì con người cần phải biết hợp tác với nhau. Vậy hợp tác là gì? Chúng ta đi vào phần tiếp theo. Hoạt động 3: (10 phút) Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề. Tìm hiểu về hợp tác. GV kể cho HS nghe một câu chuyện về hợp tác và đặt câu hỏi: Câu chuyện nói về điều gì? HS: Trả lời. GV: Kết luận. GV: Vậy hợp tác là gì? HS: Trả lời. GV: Chiếu một số hình ảnh về sự chia bè, kéo cánh của một bộ phận thanh niên hiện nay. Đây có phải là hợp tác không? HS: Trả lời. GV kết luận: Hợp tác không phải là chia bè, kéo cánh để gây mâu thuẫn, mất đoàn kết vì mục đích trục lợi cá nhân hoặc cho một nhóm người. GV cho HS xem hình ảnh về hoạt động cắm trại. Những người này đã làm những việc gì để hoàn thành trại của mình? HS Trả lời. GV: Hợp tác có biểu hiện như thế nào? HS: Trả lời. GV: Kết luận. GV: Hợp tác có ý nghĩa gì? HS: Trả lời. GV: Kết luận. c. Hợp tác: * Khái niêm hợp tác: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. * Biểu hiện của hợp tác: - Cùng bàn bạc. - Phối hợp nhịp nhàng. - Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau. - Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ. * Ý nghĩa hợp tác: Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng hiệu quả cao trong công việc. Là phẩm chất quan trọng của người lao động mới. GV Cho HS làm bài tập sau: HS tìm từ thích hợp để hoàn thành một câu tục ngữ, ca dao hoàn chỉnh. 1. Ăn ……… đau tức, làm một mình cực thân. 2. ………… làm chẳng nên non ………… chụm lại nên hòn núi cao. 3. ……… cam cộng khổ. 4. …… bè hơn cây nứa. 5. …… tay vỗ nên kêu. HS trả lời. GV trình chiếu đáp án GV chuyển ý: Hợp tác bao giờ cũng tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Đó là những nguyên tắc nào? GV: Kết luận và đưa ra những nguyên tắc hợp tác. GV: Hợp tác có những loại hình nào? HS: Trả lời. GV: Kết luận bằng một số hình ảnh về các loại hình hợp tác. GV Cho tình huống: Chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3, trường THPT Ngô Quyền tổ chúc hội diễn văn nghệ. Lớp 10/7 đã thống nhất là sẽ đóng kịch. Các vai diễn và kế hoạch tập kịch đều rất rõ ràng. Các bạn đã nghiêm túc thực hiện, phối hợp nhịp nhàng. Sau mỗi buổi diễn đều có rút kinh nghiệm để * Nguyên tắc hợp tác: - Tự nguyện. - Bình đẳng. - Cùng có lợi. - Không làm thương hại đến lợi ích của người khác. * Các loại hình hợp tác: - Hình thức song phương, đa phương. - Hợp tác từng lĩnh vực, toàn diện. - Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng dân tộc, quốc gia. lần sau tập tốt hơn. Cuối cùng ngày công diễn cũng đã đến, tiết mục kịch của lớp 10/7 đã thành công rực rỡ. Điều gì đã góp phần tạo nên sự thành công cho lớp 10/7? HS Trả lời GV kết luận. GV: Vậy nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác có mối quan hệ gì không? HS: Trả lời. GV kết luận: + Nhân nghĩa: Sống vì cộng đồng. + Hoà nhập: Sống trong cộng đồng. + Hợp tác: Sống với cộng đồng. Mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại. Một cá nhân sống nhân nghĩa sẽ là cơ sở để sống hoà nhập và tạo điều kiện để hợp tác tốt trong cộng đồng. Lưu ý: Hoà nhập và hợp tác không phải là đồng nhất, người sống hoà nhập chưa hẵng đã biết hợp tác. * HS phải làm gì? - Bàn bạc, lên kế hoạch, phân công. - Nghiêm túc thực hiện. - Phối hợp, chia sẽ. - Đánh giá, rút kinh nghiệm. 4. Củng cố: (4 phút) GV cho HS làm bài tập sau: Nối cột nội dung cột A sao cho phù hợp với cột B. Cột A Cột B 1. ASEAN 2. FAO 3. WHO 4. WTO 5. APEC 6. UNICEF 7. UNESCO a) Hiệp hội các nước Đông Nam Á b) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương. c) Tổ chức Y tế thế giới. d) Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới e) Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc. f) Quỹ nhi đồng liên hợp quốc g) Tổ chức thương mại thế giới 5. Dặn dò: (1 phút) GV nhắc HS học bài cũ, chuẩn bị bài 14 (tiết 1), yêu cầu HS sưu tầm những tấm gương yêu nước. IV. Tổng kết rút kinh nghiệm BCĐTTSP duyệt GVHD duyệt SVTT ký tên . Tiết PPCT: 30 Ngày soạn: 17/03/2010 Ngày dạy: 25/03/2010 Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG ( Tiết 2) I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào. hợp tác, vì sao, làm thế nào để sống hoà nhập, hợp tác. Chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 2 của bài 13: Công dân với cộng đồng. 3.2. Nội dung: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (10 phút). trồng lúa nước, chăn nuôi đúng cách. Người dân bản không còn nghĩ bỏ bản mà đi nữa. Anh cảm thấy đã hoàn thành tốt 2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. a. Nhân nghĩa. b. Hoà nhập. Sống