Khi các "thiên thần" hỗn chiến Bố mẹ thường có cái nhìn lãng mạn về gia đình, luôn mong con cái là những người bạn tốt nhất của nhau, giúp đỡ, chơi đùa và tin tưởng lẫn nhau. Nhưng dường như chính bản thân họ cũng đã quên mất thời thơ ấu của mình. Những ông bố bà mẹ quên mất một sự thực là các anh chị em trong gia đình, nhất là khi còn nhỏ thường hay cãi nhau, thậm chí đánh nhau. Sự tranh giành đó hoàn toàn tự nhiên, không hề ngăn cản việc cha mẹ dạy con cái học cách tha thứ cho nhau trong cuộc sống. Những chuyện cãi cọ, về khía cạnh nào đó giúp trẻ tự xác định vị trí của mình, nắm được những kiến thức sơ đẳng về đời sống cộng đồng, đôi khi không phải lúc nào cũng yên bình và được tôn trọng. Lớn lên, đó là phải học cách “đương đầu” với người khác, tìm thấy vị trí của mình và biết cách bảo vệ bản thân. Những nguyên nhân của tranh cãi Sở hữu riêng tình yêu của cha mẹ Bất kỳ đứa trẻ nào cũng muốn chiếm trọn tình yêu cùng sự quan tâm của cha mẹ. Nếu điều đó là không thể thì ít ra cũng chiếm được phần nhiều hơn so với anh chị em khác. Trẻ phản ứng vì đôi khi chúng nghĩ rằng không có được trọn vẹn tình yêu đó đồng nghĩa với việc không có gì cả. Nếu đứa anh nhường nhịn đứa em kế mới sinh, đó là vì nó đã nhận được sự quan tâm tương đương, thậm chí không mất mát gì ngay cả khi “kẻ tranh giành” xuất hiện. Nếu một đứa trẻ cho rằng nó không nhận đủ sự quan tâm, yêu thương như mong muốn, nó sẽ tìm cách phản đối bằng cách phá bĩnh, thức dậy vào ban đêm, đòi ngủ cùng với mẹ và em bé. Cạnh tranh vì quyền lực Anh cả bao giờ cũng có những ưu tiên nhất định do ưu thế về tuổi tác, tầm vóc và vị thế. Đôi khi, nó lạm dụng điều đó trong khi đứa em cho rằng tình trạng đó là không công bằng nên không ngừng tìm cách thể hiện mình cũng mạnh, khôn ngoan và tài giỏi chẳng kém. Xung đột sở hữu Không phải tất cả mọi trẻ đều sẵn sàng chia sẻ với người khác, cho dù đó là anh chị em ruột trong nhà. Chúng luôn cố gắng bảo vệ những gì thuộc về mình. Xung đột sở hữu là một đặc trưng chung trong quan hệ anh em. Và vài lý do khác - Đứa này cho rằng bố, mẹ cưng chiều anh, chị, em hơn mình. - Cãi nhau là cách để thu hút sự quan tâm của cha mẹ. - Chúng chưa học được cách thương lượng, chia sẻ hay trao đổi. - Chúng thấy điều đó khá thú vị, kích động, nói cách khác chúng thấy “vui vẻ” khi đánh cãi nhau. Cách cư xử của cha mẹ Nghe con cãi lộn chẳng dễ chịu chút nào. Cách tốt nhất là để những “kẻ tham chiến” tự giải quyết vấn đề, không nên vội vã can thiệp. Chúng ta đôi khi quên rằng nhiều vụ cãi lộn chỉ nhằm mục đích lôi kéo sự chú ý của bố mẹ, nếu không có khán giả, cãi lộn sẽ tự biến mất. Không can thiệp đồng nghĩa với việc tránh được nguy cơ không công bằng bởi đôi khi người lớn dễ nổi cáu mà chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao, vội vã quở mắng thằng lớn vì cho rằng nó là anh nên cần phải biết nhường nhịn em. Nhưng cũng không thể đứng ngoài cuộc và cần phải tìm hiểu kỹ để có cách xử sự đúng, kịp thời, nhất là khi xung đột bằng “bạo lực”. Lời khuyên cho cha mẹ Tránh so sánh giữa những đứa trẻ Những so sánh đó sẽ khắc sâu sự “thù địch” giữa những đứa trẻ. Tốt hơn, bạn nên khen trẻ mỗi khi chúng làm điều tốt, đối xử với con cái tuỳ theo tính cách và năng lực cứ như thể chúng là những đứa con duy nhất. Không cố đem đến sự công bằng hoàn hảo Chia đều quà cho từng đứa, trao quyền như nhau nhưng vẫn chưa thể tránh được các xung đột bởi lũ trẻ sẽ tìm mọi cách để tìm ra điều mà chúng cho là chưa hợp lý so với anh chị em. Đưa ra quy tắc rõ ràng Đó là “không được đánh lên đầu nhau”, “phải hỏi trước khi mượn đồ của nhau” và luôn tìm mọi cách áp dụng quy tắc đó, ngay cả khi trẻ đã lớn. Mỗi người một góc Sắp xếp lại không gian để mỗi trẻ có một góc riêng trong ngôi nhà, nơi chúng có thể coi là “lãnh địa bất khả xâm phạm” và tự biết bảo vệ khỏi các cuộc “xâm nhập”. Khuyến khích sự hợp tác Đưa ra những nhiệm vụ chung để lũ trẻ cùng nhau hoàn thành. Nếu có lúc nào đó chúng vui đùa hòa thuận với nhau, tại sao không khen ngợi cố gắng đó. Dạy con cách giải quyết các xung đột bằng cách chỉ cho chúng thấy có nhiều giải pháp khác tốt hơn là chỉ kêu gào hay đánh nhau. Các biện pháp tại chỗ Giảm căng thẳng Đầu tiên, cần phải tách hai “kẻ tham chiến” ra xa nhau, để chúng có thể lấy lại bình tĩnh. Bạn có thể nói “thế là đủ rồi” thay vì lao vào tặng cho mỗi đứa một cái phát vào mông. Loại bỏ vật gây tranh chấp Nếu bạn muốn chúng xử sự khác trong lần sau, hãy cho trẻ thấy tranh chấp chỉ đem đến những kết quả khó chịu. Nếu trẻ đánh nhau vì một chương trình truyền hình, bạn hãy tắt tivi ngay lập tức. Lắng nghe điều trẻ nói Hãy lấy hết bình tĩnh để nghe từng “kẻ tham chiến” thanh minh. Nếu cả hai tranh nhau nói, yêu cầu kẻ “bị nghe” không can thiệp, nó sẽ sử dụng quyền được trả lời ngay sau đó. Bạn có thể đưa ra cách bình luận như: “Dùng chân đạp như thế sẽ làm em đau, đúng không?”, “Còn con, bé hơn mà đành hanh là không phải chút nào”. . Khi các "thiên thần" hỗn chiến Bố mẹ thường có cái nhìn lãng mạn về gia đình, luôn mong con cái là. là cách để thu hút sự quan tâm của cha mẹ. - Chúng chưa học được cách thương lượng, chia sẻ hay trao đổi. - Chúng thấy điều đó khá thú vị, kích động, nói cách khác chúng thấy “vui vẻ” khi. nhau. Cách cư xử của cha mẹ Nghe con cãi lộn chẳng dễ chịu chút nào. Cách tốt nhất là để những “kẻ tham chiến tự giải quyết vấn đề, không nên vội vã can thiệp. Chúng ta đôi khi quên