Xoa dịu cơn giận ở trẻ Một khi bé nổi giận thì cơn giận có tăng lên hay được xoa dịu hoàn toàn phụ thuộc vào bạn và đứa trẻ. Xin giới thiệu một vài mẹo nhỏ để xoa dịu một đứa bé 2 tuổi. Nhưng đó cũng là nguyên tắc chung cho những đứa lớn hơn: Bình tĩnh, không căng thẳng: Sự bực bội và tiếng la hét không cho bé giải thích chỉ làm cho không khí càng trở nên căng thẳng, bạn nên tỏ ra hết sức bình tĩnh. Vỗ về và âu yếm: Đôi lúc trẻ con tỏ ra sợ hãi cơn giận của chính mình. Hãy dỗ dành bé mặc dù bé cố tránh xa bạn. Giữ cho trẻ an toàn: Hãy trông chừng, đừng để bé tự làm cho mình bị thương bằng cách đâm sầm vào các đồ vật xung quanh. Giải thích cho bé hiểu: Kiên quyết giải thích rõ ràng cho bé là dù bé có giận dữ đến mấy thì bé vẫn sẽ không đạt được những gì bé muốn. Đổi chỗ: Đưa bé ra khỏi nơi xảy ra cơn giận Phớt lờ: Bạn cứ giả bộ như không quan tâm gì đến bé. Việc này có tác dụng làm nguôi cơn giận. Khó mà thực hiện được theo lời khuyên này nhưng cứ thử xem sao. Tránh xa: Đứa bé sẽ nguôi cơn giận dỗi nếu bạn để bé ngồi một mình trong phòng khoảng vài phút. Bảo nó rằng bạn chỉ quay lại nói chuyện với bé một khi bé không la hét nữa. Loại bỏ tác nhân dẫn đến sự giận dữ: Ví dụ như đem cất món đồ chơi, nguyên nhân dẫn đến sự giận dữ. Tiếp tục công việc đang bỏ dở: Dù bé có đi nặng bước hay dậm chân trong cơn nóng giận, bạn hãy cứ tiếp tục công việc của mình. . Xoa dịu cơn giận ở trẻ Một khi bé nổi giận thì cơn giận có tăng lên hay được xoa dịu hoàn toàn phụ thuộc vào bạn và đứa trẻ. Xin giới thiệu một vài mẹo nhỏ để xoa dịu một đứa. càng trở nên căng thẳng, bạn nên tỏ ra hết sức bình tĩnh. Vỗ về và âu yếm: Đôi lúc trẻ con tỏ ra sợ hãi cơn giận của chính mình. Hãy dỗ dành bé mặc dù bé cố tránh xa bạn. Giữ cho trẻ an. nhân dẫn đến sự giận dữ: Ví dụ như đem cất món đồ chơi, nguyên nhân dẫn đến sự giận dữ. Tiếp tục công việc đang bỏ dở: Dù bé có đi nặng bước hay dậm chân trong cơn nóng giận, bạn hãy cứ