Giúp tôi với! Con tôi hay cắn! Nếu bé của bạn có thói quen cắn người khác dù lúc đang ngồi chơi hoặc lúc tức giận mà không quan tâm đến việc làm người khác đau thì phải ra tay ngăn chặn. Tại sao bé lại thích cắn người khác? Nhiều chứng cớ cho thấy tuổi của sự vô tình (không hiểu hành động của mình làm cho người khác đau như thế nào) và hung hăng nhất (nổi nóng là đập chân đập tay) là khi bé được khoảng 2 tuổi. Nhưng các nhà tâm lý lạ không giải thích được tại sao bé thường thể hiện sự giận dữ của mình bằng cách cắn người khác hơn là la hét hoặc đá. Một đứa trẻ hay cắn thường cho mình là quan trọng nhất, là trung tâm của mọi sự chú ý và đòi hỏi mọi người mọi vật phải theo ý nó muốn. Cắn cũng là một cách hữu hiệu khiến người khác phải thỏa mãn nhu cầu của nó. Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Mặc dù bé sẽ bỏ được tật xấu này khi đến tuổi đi học nhưng không thể ngồi đợi cho đến lúc đó mà tốt nhất là nên có hành động. Hãy chọn thời điểm thích hợp (khi bé bình tĩnh và thoải mái) để giải thích cho bé hiểu. Ðừng cố giải thích thi nó đang trong cơn giận dữ vì điều chắc chắn nó sẽ chẳng nhét một lời nào vào đầu và bạn càng thêm bực bội. “Con có biết con làm như vậy mẹ sẽ rất đau không? Mẹ không thích bị con cắn và người khác cũng như vậy. Con mà còn cắn người khác là anh Tí, chị Bi và bé Hoa sẽ không chơi với con nữa đâu.” Bạn cũng chuẩn bị tinh thần là nói một lần thì chưa hiệu quả, điệp khúc này phải được lặp đi lặp lại nhiều lần trong vài tháng. Khi bé có manh động thì phải nghiêm nét mặt và tỏ sự giận dữ, nếu còn cắn thì sẽ bị phạt như không mua đồ chơi, không cho đi dạo phố… Phạt như thế nào không quan trọng mà điều quan trọng ở đây là làm sao cho bé hiểu nếu bé cắn ai đó thì bé sẽ bị phạt. Một số mẹo vặt để đối phó: Kềm chế cơn giận: dù đang nổi nóng đến mức nào khi thấy bé lại vi phạm thì bạn cũng nên kềm chế để có phản ứng nhanh và thích hợp. Tách bé ra: hãy nhanh chóng tách bé và nạn nhân của nó ra. Cùng lúc đó nói nhiều lần nhưng phải to và nhanh “Không được cắn người khác”. Ở bên cạnh bé cho đến khi nó bình tĩnh trở lại. Phải nhất quán: hãy chắc là bạn, chồng bạn và cả những người thay bạn chăm sóc bé phải có cùng hành động, hình phạt, cách cư xử mổi khi bé “giở trò”. Khen ngợi khi bé biết kềm chế cơn giận: nếu thấy bé ngồi chơi cả buổi với bạn mà không hề có va chạm hoặc đánh nhau, cắn nhau thì đừng tiếc lời khen nhé. Lời khen của bạn sẽ giúp bé hiểu bạn muốn bé chơi hòa đồng với các bạn. Ðừng bao giờ cắn trả: có nhiều người có quan niệm sai lầm. Họ cứ nghĩ là khi bị cắn, bé sẽ hiểu được khi bé cắn người khác cũng làm cho người ta đau như thế. Nhưng thật ra, hành động đó lại là hành độg thiếu cân nhắc và chỉ mang đến tac dụng ngược lại mà thôi. Lúc ấy bé sẽ nghĩ “Mẹ là người lớn, mẹ luôn làm điều đúng. Vậy mẹ cắn được thì mình cũng cắn được”, Và rồi xem, lần sau nó sẽ cắn mạnh hơn và lâu hơn nữa. . Giúp tôi với! Con tôi hay cắn! Nếu bé của bạn có thói quen cắn người khác dù lúc đang ngồi chơi hoặc lúc. bội. Con có biết con làm như vậy mẹ sẽ rất đau không? Mẹ không thích bị con cắn và người khác cũng như vậy. Con mà còn cắn người khác là anh Tí, chị Bi và bé Hoa sẽ không chơi với con nữa. thường thể hiện sự giận dữ của mình bằng cách cắn người khác hơn là la hét hoặc đá. Một đứa trẻ hay cắn thường cho mình là quan trọng nhất, là trung tâm của mọi sự chú ý và đòi hỏi mọi người