Đối thoạivớikhách hàng? Hãybắtđầu
từ bêntrong!
Truyền thông xã hội có thể
không tốn kém khi triển
khai, nhưng để ứng dụng
hiệu quả cho doanh
nghiệp, nó sẽ tiêu tốn
không ít tiền bạc và nhân
lực. Khi những người làm
marketing còn đang cân
nhắc việc sử dụng truyền
thông xã hội – một số vẫn
trì hoãn hoạt động này –
nhiều người tự hỏi “Hoạt
động này sẽ tiêu tốn bao
nhiêu?” Tuy nhiên, câu hỏi thích hợp hơn mà họ nên tự đặt ra là: “Hoạt động đó sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến doanh nghiệp cũng mình?”
Mặc dù rất ít Giám đốc Marketing chịu thừa nhận điều này, chi phí triển khai truyền
thông xã hội ít hơn so với truyền hình, quảng cáo in ấn và báo đài. Nhưng chi phí tổ chức
– xét cả số lượng người cần thiết để triển khai những chương trình này lẫn những thay
đổi đốivới văn hoá doanh nghiệp – lại không nhỏ chút nào.
“Về cơ bản, hoạt động này cần nhiều người,” Brett Groom, Phó Giám đốc Kích hoạt
chương trình của ConAgra, chia sẻ với tôi, “và rất khó để triển khai tất cả các chương
trình này bởi vì một số rất nhỏ. Chúng có thể chỉ bằng một phần mười ngân sách tiêu tốn
cho một chiến dịch truyền hình, nhưng chúng cần đến 75% thời gian của nguồn lực con
người. Và rất nhiều trong số đó có thể thất bại – bạn phải tiến hành ba hoặc bốn chương
trình để tìm ra ý tưởng xuất sắc.” Truyền thông xã hội đòi hỏi tư duy của một chuyên gia
PR kết hợp với một chuyên viên marketing cấp cao. Doanh nghiệp của bạn cần phải có
đủ quy mô và trí lực để tiến hành những chương trình tinh tế nhưng cũng phải đủ kiên
cường để không nản lòng trước những thất bại và tiếp tục cho đến khi đạt được thành
công.
Wendy Clark, Phó giám đốc marketing tích hợp cấp cao của Coca Cola, hoàn toàn đồng
tình. “Hoạt động này liên quan đến nhiều người và rõ ràng tiêu tốn chi phí cho điều đó.
Truyền thông xã hội đòi hỏi một cái nhìn tổng quát hơn cho việc sáng tạo nội dung và
phát triển đối thoại. Nó là một mô hình mới bởi vì chúng ta không thể kiểm soát các cuộc
đối thoại hoặc thương hiệu. Người tiêu dùng muốn có đối thoại. Chúng ta phải tìm ra
những chuyên gia trong hoạt động này.” Vì thế, Coca Cola đã nhận diện năm tính cách
của một chuyên viên truyền thông xã hội xuất sắc: nói chuyện lôi cuốn; thông thạo các
vấn đề kỹ thuật trong truyền thông xã hội; cởi mở với những thứ mới lạ; dám mạo hiểm
và sẵn sàng hợp tác.
Hãy nhìn quanh doanh nghiệp, Coke có thể tìm ra cả nhóm người sở hữu bốn trong số
năm nét tính cách này: những người làm ở trung tâm trợ giúp khách hàng. Điểm duy nhất
mà họ còn thiếu chính là kiến thức kỹ thuật nhưng đào tạo, huấn luyện có thể giải quyết
vấn đề này. Phần thưởng chính là số lượng cuộc gọi đến 800 đường dây điện thoại trong
trung tâm sẽ giảm và đó chính là hiệu quả đồng bộ doanh nghiệp.
Một phần thử thách cho các doanh nghiệp nằm ở chỗ trong thập kỷ trước truyền thông số
tương tác thường được đặt trong “nhà kính” – nói cách khác, giao cho một nhóm nhỏ
nhân viên với ngân sách độc lập. Scott Monty, người điều hành truyền thông xã hội cho
hãng Ford, giải thích với tôi rằng khi ông ấy đến Ford, có rất nhiều nhóm hoạt động như
vậy và công ty đang “lướt ván truyền thông xã hội mãi đến tận mấy năm trước. Chúng tôi
có một chiến lược sắp xếp các bộ phận chức năng có liên quan đến truyền thông xã hội
của Ford. Chúng tôi đã triển khai nó tại Mỹ và giờ đây phải bắtđầu tiến hành trên toàn
cầu.”
Những thay đổi này có thể đảo lộn một công ty phân cấp nhiều thứ bậc. Truyền thông xã
hội rất dân chủ: Những người tiêu dùng trực tuyến mong muốn gắn kết với một cá nhân
thực sự có đủ quyền hạn giải quyết những vấn đề của họ. Tính chất cập nhật tức thì của
truyền thông xã hội khiến doanh nghiệp không thể kiểm soát tất cả các đốithoại một cách
tập trung.
Mặc dù có những trở ngại như vậy, truyền thông xã hội có thể mang lại những phần
thưởng giá trị. Ông Monty ước tính rằng Ford đã chi 1/10 ngân sách thông thường để ra
mắt chiến dịch “Fiesta Movement” với sự tham gia của 100 người có ảnh hưởng trên
cộng đồng mạng xã hội. Đội ngũ này thường xuyên đăng bài, video giới thiệu xe Ford
Fiesta trong suốt sáu tháng trước khi dòng xe này có mặt tại Mỹ một năm sau đó. Chương
trình đã giúp tỷ lệ nhận biết không cần trợ giúp xe Fiesta đạt 60% – tăng từ 0% trong năm
trước đó.
Thanh Phương, theo Branddance/Advertising Age
.
Đối thoại với khách hàng? Hãy bắt đầu
từ bên trong!
Truyền thông xã hội có thể
không tốn kém.
phát triển đối thoại. Nó là một mô hình mới bởi vì chúng ta không thể kiểm soát các cuộc
đối thoại hoặc thương hiệu. Người tiêu dùng muốn có đối thoại. Chúng