1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Sự thách thức ở trẻ ppt

8 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 115,71 KB

Nội dung

Sự thách thức ở trẻ Tại sao bé lại không nghe lời bố mẹ: Đứa con nhỏ của bạn không chịu rời nhà bạn của bé về nhà, làm ngơ trước những yêu cầu của bạn về việc cất đồ chơi gọn gàng, ngay ngắn và thích thú với việc thả những thứ linh tinh của bé từ trên lầu xuống bất chấp những lời khuyến cáo của bố mẹ. Tại sao bé lại tỏ ra bướng bỉnh như vậy? Ở lứa tuổi này, bé đã ít phụ thuộc vào bố mẹ hơn so với thời kỳ trước đó. Trẻ trở nên tự tin hơn vào bản thân mình. Thậm chí bé còn bày ra lắm trò nghịch ngợm tinh quái, bất trị. “Sự ngang ngược, thách thức là cách mà những đứa trẻ ở độ tuổi này tự khẳng định mình”, Susan Ayers Denham, giáo sư tâm lý trường Đại học George Mason tại Fairfax, Virginia nói. Những việc bạn nên làm trong tình huồng này: Cố gắng hiểu bé: Khi bạn yêu cầu bé ngồi vào bàn dùng bữa và bé trả treo: “Con không ăn bây giờ đâu!” và sau đó quấy khóc khi bạn buộc bé phải nghe lời bằng bất cứ giá nào thì bạn không nên ép uổng bé quá gay gắt, mà thay vào đó nên đặt mình vào vị trí của bé để hiểu con đang muốn gì. Hãy ôm bé vào lòng và nói nhỏ nhẹ với bé rằng bạn biết thật khó khăn cho bé phải rời cuộc chơi với bạn lúc này, nhưng bữa ăn đã sẵn sàng cả rồi. Cách giải quyết này khiến bé cảm thấy bạn thực sự đang đứng về phía mình chứ không phải là người đem phiền toái đến. Cố gắng đừng nổi nóng (ngay cả khi người hàng xóm đang chỉ cho bạn thấy những rắc rối mà con bạn đã gây ra). Hãy tỏ ra thân thiện nhưng kiên quyết khi bạn muốn con thực hiện một yêu cầu nào đó. Đặt ra những giới hạn: Đối với những đứa trẻ ở độ tuổi này, chúng ta cần đặt ra những giới hạn cho trẻ để dạy bảo chúng, vì vậy bạn nên thực hiện điều này và phải đảm bảo rằng con mình hiểu những quy định đó là như thế nào. Giải thích rõ ràng với bé theo cách: “Con không nên đánh nhau với bạn. Ngay cả khi con tức giận với bạn, con cũng chỉ nên dùng lời lẽ để nhắc Adam trả lại đồ chơi cho con” hoặc “Con luôn nhớ nhé, không được buông tay bố/mẹ khi đi đến những chỗ đông người”. Nếu bé gặp rắc rối trong việc tuân theo những quy tắc (như mọi đứa trẻ ở độ tuổi này thường như vậy), bạn cũng nên kiên trì chỉ bảo bé. Nếu bé đánh em vì cảm thấy mình bị “ra rìa” thì bạn nên tạo điều kiện để bé cùng chăm sóc em với bố/mẹ như cho em ăn hay tắm cho em, sau đó tìm cách dành cho bé những khoảng thời gian đặc biệt được ở một mình với bạn. Nếu bé không chịu ngủ vì sợ bóng tối, bạn hãy đặt một cái đèn ngủ trên đầu giường của bé. Hướng bé theo những cách cư xử đúng đắn: Thay vì chỉ chú ý vào những hành động bướng bỉnh, nghịch ngơm của trẻ, bạn nên cố gắng hướng bé vào những cách hành xử phù hợp hơn. Một câu nói đơn giản như “Cám ơn con treo áo lên giúp bố/ mẹ nhé” hoặc “Nhường nhịn em như vậy là ngoan lắm” sẽ có tác dụng tích cực đến việc khuyến khích trẻ thực hiện những hành động như vậy những lần kế tiếp. Và mặc dù có lúc bạn tức giận đến mức muốn đánh đòn con mình khi chúng cứ liên tục bày ra những trò trái khoáy, bạn cũng nên kiềm chế cơn giận của mình. “Khi trẻ hành xử sai trái, tự bản thân bé cũng đã cảm thấy có lỗi rồi”, Jane Nelsen, tác giả loạt sách “Những cách dạy bảo con tích cực”, nói. “Trước khi muốn dạy bé cách cư xử tốt hơn, bạn nên giúp bé hiểu rằng hành động như vậy là sai trái”. Trên thực tế, việc dùng roi vọt với trẻ có thể gây ra những phản ứng không tốt đối với sự hình thành nhân cách ở bé. Thêm vào đó, bạn nên nhớ rằng việc rèn luyện bé vào khuôn khổ, nền nếp không đồng nghĩa với việc bạn điều khiển bé – mà có nghĩa là hướng dẫn cho bé cách điều khiển chính mình. Sự trừng phạt có thể buộc bé phải vâng lời, nhưng chỉ vì bé sợ hãi mà thôi. Cách tốt nhất để giúp bé hành xử đúng đắn là khiến bé tự giác thực hiện điều đó cho chính mình, bởi vì điều đó khiến bé cảm thấy vui vẻ và thoải mái. Để cho bé những khoảng thời gian của riêng mình: Khi bé cảm thấy bối rối, sợ hãi vì trót gây một rắc rối nào đó, bạn hãy giúp trẻ giải tỏa. Thay vì đưa ra một lời đề nghị thiếu thiện chí (chẳng hạn “Về phòng của con đi”), bạn nên tế nhị để trẻ yên tĩnh một lúc trên ghế sô-pha hoặc ở một góc giường bé yêu thích. Có thể con bạn muốn tự mình tạo ra những nơi chốn riêng tư – với một cái gối to, một cái chăn mềm và một vài quyển sách ưa thích . Nếu bé không muốn rời khỏi cái “hang” của mình, bạn nên tôn trọng sự lựa chọn của con và có thể cùng con đọc những cuốn sách đó. Nếu bé vẫn một mực không muốn nói chuyện, bạn cũng đừng ép buộc, hãy chờ đến khi bé cảm thấy thoải mái hơn. Bạn cũng không nên cố thuyết phục, khuyên bảo bé, nên để trẻ có không gian của riêng mình. Khi cả hai đã cảm thấy khá hơn thì đó mới chính là lúc phù hợp để trò chuyện cùng nhau. Chọn cách giải quyết phù hợp: Nếu con bạn cứ nhất mực muốn mặc một cái áo xanh lá cây chung với một chiếc quần xanh lá cây, bạn sẽ phản ứng ra sao? Nếu bé thích ăn bánh quế vào bữa trưa và bơ đậu phộng cùng với mứt vào buổi sáng, điều đó sẽ gây ra những ảnh hưởng gì? Đôi khi nhìn vấn đề theo một hướng khác sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái và thông suốt hơn – ví dụ bé có thể tự làm vấy bẩn quần áo trên đường về nhà, hoặc chợt nảy ra ý thích để những con búp bê dưới gầm giường của mình thay vì đặt chúng lên kệ. Chọn thời điểm để làm sao nhãng sự chú ý của bé: Bạn nên tránh những trường hợp có thể khiến trẻ trở nên nghịch ngợm và khó bảo. Tại sao cứ nhất thiết đưa con đến một hiệu ăn nào đó trong khi bạn có thể gặp gỡ chị của bạn tại một buổi dã ngoại ngoài trời? Làm thế nào để giữ trẻ ngồi yên trong suốt một giờ trong khi bạn tham dự một buổi hội họp nào đó? Nếu bạn rơi vào một tình thế khó xử như vậy, hãy tìm cách làm sao nhãng sự tập trung của bé để tránh phải nổi nóng hay la mắng trẻ. Nếu bạn đang đưa trẻ đi dạo và bắt gặp một cửa hàng đồ chơi nào trên đường mà rất có thể khiến bé vòi vĩnh, hãy lập tức chuyển sự chú ý của bé đến cái gì khác (chẳng hạn “Ồ, Jason này, con nhìn vòi phun nước đẹp chưa kìa! Con có muốn ném một đồng xu xuống và ước một điều gì đó không?”). Tôn trọng trẻ: Khi bạn muốn con tự dọn dẹp giường ngủ hay quét dọn hành lang, hãy chắc chắn rằng con bạn biết làm việc đó như thế nào. Hãy dành thời gian để dạy trẻ một số việc lặt vặt và cùng trẻ thực hiện những việc đó cho đến khi bé thật sự làm được. Nếu thỉnh thoảng bé có những biểu hiện chống đối thì điều đó chỉ đơn giản vì bé chưa thể thực hiện một việc vượt quá khả năng hiện tại của mình. Bạn nên tôn trọng thế giới riêng của con, đặc biệt là cách bé sử dụng thời gian của mình. Thay vì bắt trẻ phải lập tức từ bỏ cuộc chơi với bạn ở trường để về nhà, bạn hãy cho con vài phút để từ từ chuyển hướng hành động (chẳng hạn “Aaron, chúng ta sẽ ra về trong 5 phút nữa, con hãy nhanh nhanh lên nhé!”) Bé sẽ không dễ dàng gì rời bỏ nhưng thú vui của mình mà không phàn nàn hay phụng phịu – thực tế thì trẻ thường càu nhàu suốt chặng đường về nhà. Nhưng chừng nào bạn còn giữ sự kiên nhẫn và cương quyết thì cuối cùng bé sẽ hiểu ra rằng sự chống đối ấy không phải là cách để bé có được những thứ mình muốn. . Sự thách thức ở trẻ Tại sao bé lại không nghe lời bố mẹ: Đứa con nhỏ của bạn không chịu rời nhà bạn. vậy? Ở lứa tuổi này, bé đã ít phụ thuộc vào bố mẹ hơn so với thời kỳ trước đó. Trẻ trở nên tự tin hơn vào bản thân mình. Thậm chí bé còn bày ra lắm trò nghịch ngợm tinh quái, bất trị. Sự ngang. Thậm chí bé còn bày ra lắm trò nghịch ngợm tinh quái, bất trị. Sự ngang ngược, thách thức là cách mà những đứa trẻ ở độ tuổi này tự khẳng định mình”, Susan Ayers Denham, giáo sư tâm lý trường

Ngày đăng: 03/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN