THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ A. Mục tiêu: - Hiểu làm quen với các bảng về thu thập số liệu thống kê khi điều tra, biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra. -Biết các kí hiệu đối với một giá trị dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập qua điều tra. B. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đề bài tập. C. Tiến trình dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: 1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu -VD1: Điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp. - GV cho HS đọc bảng 1. - GV giới thiệu: việc làm trên là thu thập số liệu và bảng trên được gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu. Sau đó cho HS đọc bảng 2. - GV giới thiệu tuỳ theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà bảng số liệu thống kê ban đầu có khác nhau (bảng 1 với bảng 2) - HS nghe và nắm được việc thu thập số liệu và bảng số liệu thống kê ban đầu - So sánh bảng 2 và bảng 1. I/ Thu nhập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu : * Bảng 1, bảng 2 (SGK) : Gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu - Bảng 1 : Điều tra số cây trồng của mỗi lớp - Bảng 2 : Điều tra dân số nước ta tại thời điểm 1/4/1999 Hoạt động 2: 2. Dấu hiệu. - GV cho HS trả lời câu hỏi 2, 3. Sau đó giáo viên đưa ra khái niệm dấu hiệu, đơn vị điều tra. HS nắm được. - Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra cần quan tâm là gì dấu hiệu điều tra (kí hiệu bằng các chữ X, Y, ) II/ Dấu hiệu : a/ Dấu hiệu, đơn vị điều tra : * Dấu hiệu : Là vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu Ký hiệu : X, Y Ở bảng 1 : - HS trả lời câu hỏi 4. - Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp, còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra. - Ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu. - Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra (Kí hiệu bằng chữ N) - ở VD1 thì N = 20. - Dấu hiệu X : là số cây trồng được của mỗi lớp - Đơn vị điều tra : là mỗi lớp b/ Gía trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu : * Mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó được gọi là một giá trị của dấu hiệu. * Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra. Ký hiệu N Hoạt động 3: Tần số của mỗi giá trị - GV cho HS trả lời câu hỏi 5, 6 - Thực hiện ?7 - Sau đó cho HS đọc chú ý. - Trả lời ?5, ?6 -HS nắm được * Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó. Ví dụ ở bảng 1: Số 30 xuất hiện 8 lần, ta nói tần số của số 30 là 8 III/ Tần số của mỗi giá trị: Ở bảng 1 : Số 30 xuất hiện 8 lần, ta nói tần số của số 30 là 8 * Chú ý : SGK Hoạt động 4: Luyện tập - Củng cố Bài 2/7 SGK - GV cho HS đọc bảng 4 rồi trả lời các câu hỏi. - HS trả lời a) Dấu hiệu: Thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị. b) Có năm giá trị khác nhau là:17,18,19, 20, 21. c) Tần số của các giá trị nên lần lượt là:1,3,3,2, 1. Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà - Học kĩ các khái niệm trong bài. - Làm các bài tập 1/7; 3,4/8,9 SGK. 1,2/3 SBT. . việc thu thập số liệu và bảng số liệu thống kê ban đầu - So sánh bảng 2 và bảng 1. I/ Thu nhập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu : * Bảng 1, bảng 2 (SGK) : Gọi là bảng số liệu. động 1: 1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu -VD1: Điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp. - GV cho HS đọc bảng 1. - GV giới thiệu: việc làm trên là thu thập số liệu và. THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ A. Mục tiêu: - Hiểu làm quen với các bảng về thu thập số liệu thống kê khi điều tra, biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra. -Biết các