Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
1,65 MB
Nội dung
Phát hiện Sáng/Tối dùng IC 555 Posted by Rainbowsmile Under 2-Kỹ Thuật Điện tử, Điện tử lý thú 4 Comments » | Tags: 555 Đây là mạch phát hiện ánh sáng qua báo hiệu bằng loa. Nếu muốn mạch phát hiện ánh sáng hay bỗng nhiên trở nên tối thì còn phụ thuộc vào bạn đặt S1 ở vị trí nào (xem mạch và hãy chỉnh 2 công tắc theo ý mình). Mạch này mình dùng IC 555, bạn có thể chọn bất kỳ loại IC 555 nào cũng được, VD như LM555, NE555. Ở mạch này khi S1 ở vị trí S, khi mà có ánh sáng chiếu vào thì lập tức Quang trở bằng 0 và chân Reset 4 của 555 lên nguồn, mạch tạo dao động đến loa làm loa phát ra âm thanh. Giống như vậy khi chuyển S1 xuống T thì khi mà đột ngột tối đi thì Quang trở tăng và chân 4 của 555 sẽ lên nguồn qua trở 10k và làm loa phát tiếng. Đây chỉ là một mạch ứng dụng hay của IC thông dụng 555. Chú ý: Trở kháng của Quang trở sẽ giảm nếu cường độ sáng chiếu vào tăng. Có thể nhớ rằng là 2 điều này luôn ngược nhau. Nguyễn Trọng Hòa Bài liên quan: 1. [Điện Tử] Công tắc cảm biến ánh sáng 2. [Điện Tử] Mạch báo động dùng 555 3. [Điện Tử] Mạch Inverter đơn giản dùng IC 555 4. Khóa số điện tử dùng 4017 5. [Điện Tử]Kiểm Tra chất lượng Mạch in [Điện Tử] Công tắc cảm biến ánh sáng Posted by Rainbowsmile Under 2-Kỹ Thuật Điện tử, Điện tử lý thú 1 Comment »| Đây là mạch công tắc tác dụng bởi ánh sáng. Rờ le sẽ mở khi quang trở (LDR) để hở (có ánh sáng) và sẽ đóng khi mà LDR bị che khuất. Và LED sáng tại cùng thời điểm với Rờ le. Bạn có thể điều chỉnh VR1 để thay đổi độ nhạy của ánh sáng. Trong mạch này chúng ta dùng Diode 1A 4007 và IC1 là LM311N. Nguyễn Trọng Hòa (dịch từ Internet) Bài liên quan: 1. [Điện Tử] Phát hiện Sáng/Tối dùng IC 555 2. [Điện Tử]Chế tạo máy đuổi muỗi gắn cổng USB 3. [Điện Tử] Công nghệ kết nối vạn năng: USB 4. [Điện Tử] Giao tiếp máy tính qua cổng COM 5. [Điện Tử] Mạch chuyển từ USB sang RS232 Chế tạo máy đuổi muỗi gắn cổng USB Nếu bạn đang tìm một giải pháp hữu hiệu để đối phó với “giặc” muỗi mỗi khi làm việc bên máy tính, xin mách bạn một cách rất thú vị: tự chế một board mạch đuổi muỗi, dùng nguồn điện từ máy tính qua cổng USB. Bạn cần chuẩn bị một số linh kiện sau: một board đồng nhỏ, có lỗ sẵn (2×2cm), hai transistor C828, một tụ 103, cổng USB đực, một đèn LED báo hiệu, một loa thạch anh, và vài con điện trở. Bước 1: Bạn xem hướng dẫn cách ráp mạch trong hình 1, nên sắp xếp các linh kiện sát với nhau để tạo ra một mạch càng nhỏ càng tốt. Bước 2: Với loa thạch anh, nếu không tìm mua được ở các tiệm linh kiện điện tử, bạn có thể lấy từ một chiếc thiệp cũ có nhạc (xé thiệp ra, bạn sẽ thấy một chiếc loa có hai dây được đặt trong một miếng nhựa trắng nhỏ). Loại loa nầy có thể gắn ngay vào mạch như trong hình trên là được. Với loại mua mới thì chiếc loa chưa được hàn dây, nên bạn tự hàn như sau: một sợi dây sẽ hàn vào phần kim loại bên ngoài được xi vàng – bạn phải dùng dao nhọn hay dũa để làm trầy xước phần kim loại để có thể hàn vào được. Với sợi dây còn lại, bạn hàn vào vùng thạch anh bên trong, có một khu vực được đánh dấu hình chữ Y để hàn vào đó. Bạn cần đợi cho mỏ hàn thật nóng, chấm chì vào sợi dây trước, sau đó mới hàn thật nhanh vào phần bên trong được đánh dấu. Nếu làm chậm, phần thạch anh sẽ cháy lan ra, khiến bạn không hàn được nữa. Đó là lý do người ta đánh dấu vùng hàn cho bạn, vì nếu có bị cháy thì chỉ cháy phần bên trong được đánh dấu, bạn sẽ có cơ hội thứ hai để hàn vào phần thạch anh vùng bên ngoài (nếu bị cháy tiếp thì chỉ còn nước… vất đi). Bước 3: Sau khi làm xong mạch như trên, bạn cần một chiếc hộp để đựng mạch và loa. Bạn có thể tận dụng những chiếc hộp bằng nhựa nhỏ (ở đây, tôi dùng một chiếc nắp chụp ở đầu bàn chải đánh răng). Chiếc hộp phải đủ chỗ cho phần mạch, loa thạch anh và một cổng USB. Bạn dùng mỏ hàn, hay dao nhọn cắt một cái lỗ hình chữ nhật vừa đủ cho cổng USB lòi ra, rồi dùng keo dán cố định nó lại để khi rút ra cắm vào không bị tuột ra. Bạn hàn phần nguồn của mạch vào cổng USB như Hình 2, rồi cố định bo mạch lại để không bị chập mạch. Với phần loa thạch anh, bạn dùng một ít keo dán vào một bên loa với vỏ hộp (không nên dán hết, vì phải chừa khoảng trống cho loa kêu nữa). Trên vỏ hộp, phía có loa, bạn đục vài lỗ để âm thanh từ loa phát ra. Cuối cùng, bạn trang trí vỏ hộp lại cho đẹp (dùng decal dán bên ngoài). Khi sử dụng, đèn LED báo hiệu đang hoạt động. Âm thanh loa phát ra ở tần số cao, tai bạn không nghe được nhưng rất hiệu quả trong việc đuổi muỗi. Chúc bạn thực hiện thành công! Nguyễn Trọng Hòa (theo echip) Công nghệ kết nối vạn năng: USB Posted by Rainbowsmile Under 2-Kỹ Thuật Điện tử, Điện tử cơ bản, Điện tử lý thú 2 Comments » | USB, từ viết tắt của Universal Serial Bus. Ngay cả trong tên của nó đã thấy được niềm khao khát của các nhà khoa học khi nghiên cứu về chuẩn kết nối này: Universal – từ chuyên ngành là vạn năng, phổ dụng, thông dụng. Vì vậy hầu như các máy móc, thiết bị khi muốn kết nối với máy tính, nhà sản xuất sẽ nghĩ ngay đến chuẩn USB này. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu sơ qua về nó, sau đó chúng ta có thể tìm hiểu thêm để phát triển giao tiếp trên máy tính với các thiết bị ngoại vi. Giới thiệu: USB (Universal Serial Bus) là một chuẩn kết nối tuần tự trong máy tính. USB sử dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính, chúng thường được thiết kế dưới dạng các đầu cắm cho các thiết bị tuân theo chuẩn cắm-là-chạy (plug-and-play) mà với tính năng gắn nóng (hot swapping) thiết bị (cắm và ngắt các thiết bị không cần phải khởi động lại hệ thống). Quy trình làm việc USB: Khi một máy tính được cấp nguồn, nó truy vấn tất cả thiết bị được kết nối vào đường truyền và gán mỗi thiết bị một địa chỉ. Quy trình này được gọi là liệt kê – những thiết bị được liệt kê khi kết nối vào đường truyền. Máy tính cũng tìm ra từ mỗi thiết bị cách truyền dữ liệu nào mà nó cần để hoạt động: * Ngắt – Một thiết bị như chuột hoặc bàn phím, gửi một lượng nhỏ dữ liệu, sẽ chọn chế độ ngắt. * Hàng loạt – Một thiết bị như một chiếc máy in, nhận dữ liệu trong một gói lớn, sử dụng chế độ truyền hàng loạt. Một khối dữ liệu được gửi đến máy in (một khối 64 byte) và được kiểm tra để chắc chắn nó chính xác. * Đẳng thời – Một thiết bị truyền dữ liệu theo chuỗi (lấy ví dụ như loa) sử dụng chế độ đẳng thời. Những dòng dữ liệu giũa thiết bị và máy trong thời gian thực, và không có sự sửa lỗi ở đây. Máy tính có thể gửi lệnh hay truy vấn tham số với điều khiển những gói tin. Khi những thiết bị được liệt kê, máy tính sẽ giữ sự kiểm tra đối với tổng băng thông mà tất cả những thiết bị đẳng thời và ngắt yêu cầu. Chúng có thể tiêu hao tới 90 phần trăm của 480 Mbps băng thông cho phép. Sau khi 90 phần trăm được sử dụng, máy tính sẽ từ chối mọi truy cập của những thiết bị đẳng thời và ngắt khác. Điều khiển gói tin và gói tin cho truyền tải hàng loạt sử dụng mọi băng thông còn lại (ít nhất 10 phần trăm). USB chia băng thông cho phép thành những khung, và máy tính điều khiển những khung đó. Khung chứa 1.500 byte, và một khung mới bắt đầu mỗi mili giây. Thông qua một khung, những thiết bị đẳng thời và ngắt lấy được một vị trí do đó chúng được đảm bảo băng thông mà chúng cần. Truyền tải hàng loạt và điều khiển truyền tải sử dụng phần còn lại. - USB có những đặc trưng sau đây: * Mở rộng tới 127 thiết bị có thể kết nối cùng vào một máy tính trên một cổng USB duy nhất (bao gồm các hub USB) * Những sợi cáp USB riêng lẻ có thể dài tới 5 mét; với những hub, có thể kéo dài tới 30 mét (6 sợi cáp nối tiếp nhau thông qua các hub) tính từ đầu cắm trên máy tính. * Với USB 2.0 (tốc độ cao), đường truyền đạt tốc độ tối đa đến 480 Mbps. * Cáp USB gồm hai sợi nguồn (+5V và dây chung GND) cùng một cặp gồm hai sợi dây xoắn để mang dữ liệu. * Trên sợi nguồn, máy tính có thể cấp nguồn lên tới 500mA ở điện áp 5V một chiều (DC). * Những thiết bị tiêu thụ công suất thấp (ví dụ: chuột, bàn phím, loa máy tính công suất thấp…) được cung cấp điện năng cho hoạt động trực tiếp từ các cổng USB mà không cần có sự cung cấp nguồn riêng (thậm trí các thiết bị giải trí số như SmartPhone, PocketPC ngày nay sử dụng các cổng USB để xạc pin). Với các thiết bị cần sử dụng nguồn công suất lớn (như máy in, máy quét…) không sử dụng nguồn điện từ đường truyền USB như nguồn chính của chúng, lúc này đường truyền nguồn chỉ có tác dụng như một sự so sánh mức điện thế của tín hiệu. Hub có thể có nguồn cấp điện riêng để cấp điện thêm cho các thiết bị sử dụng giao tiếp USB cắm vào nó bởi mỗi cổng USB chỉ cung cấp một công suất nhất định. * Những thiết bị USB có đặc tính cắm nóng, điều này có nghĩa các thiết bị có thể được kết nối (cắm vào) hoặc ngắt kết nối (rút ra) trong mọi thời điểm mà người sử dụng cần mà không cần phải khởi động lại hệ thống. * Nhiều thiết bị USB có thể được chuyển về trạng thái tạm ngừng hoạt động khi máy tính chuyển sang chế độ tiết kiệm điện. Sơ đồ 4 đường trong USB ở một dây dẫn kết nối USB; trong đó: 1, 4 là đường nguồn 5Vdc; 2, 3 là đường tín hiệu; Chuẩn A cắm vào máy tính, chuẩn B cắm vào thiết bị ngoại vi. Các thiết bị hoặc phương thức có thể sử dụng giao tiếp USB * Máy in * Máy quét * Chuột * Cần điều khiển trò chơi (Joystick). * Máy camera số * Bo mạch âm thanh gắn ngoài. * Webcam * Modem giao tiếp thông qua USB thay cho cổng RJ-45 thông thường, thường thấy ở các modem ADSL hiện nay. * Loa: Một số loại chỉ loa công suất thấp chỉ lấy nguồn từ đầu cắm USB (chúng vẫn cắm đường tín hiệu âm thanh từ bo mạch âm thanh thông thường, một số loại loa công suất cao chỉ lấy tín hiệu từ USB (chúng sử dụng nguồn điện riêng). * Điện thoại VoIP: Điện thoại gọi thông qua Internet. * Kết nối với các điện thoại di động, Điện thoại thông minh (SmartPhone), Thiết bị hỗ trợ cá nhân… * Kết nối với những thiết bị lưu trữ mở rộng như: ổ Zip, ổ cứng gắn ngoài, ổ quang gắn ngoài, Ổ USB… * Kết nối mạng giữa hai máy tính thông qua cáp USB. * Các bộ chuyển đổi cổng: USB thành RS-232; USB thành PS/2; USB thành cổng Print truyền thống… * Các bộ điều hợp sử dụng chuẩn giao tiếp USB: Hồng ngoại, bluetooth, Wifi… * Các thiết bị nghiên cứu khoa học sử dụng giao tiếp USB để kết nối với máy tính. Ghi chú: - Bài viết tham khảo từ trang Wiki - Nếu bạn muốn tìm hiều thêm về chuẩn kết nối này thì có thể vào: USB.org - Trong bài viết tới mình sẽ giới thiệu những mạch dùng để truyền tín hiệu giao tiếp qua máy tính. Nguyễn Trọng Hòa [Điện Tử] Giao tiếp máy tính qua cổng COM Posted by Rainbowsmile Under 2-Kỹ Thuật Điện tử, Tài liệu Điện tử, Vi Điều Khiển,Điện tử cơ bản 5 Comments » | Tags: RS232 Cổng nối tiếp RS232 là một giao diện phổ biến rộng rãi. Người ta còn gọi cổng này là cổng COM1, còn cổng COM2 để tự do cho các ứng dụng khác. Giống như cổng song song máy in, cổng COM cũng được sử dụng một cách thuận tiện cho việc giao tiếp với thiết bị ngoại vi. Việc truyền dữ liệu qua cổng COM được tiến hành theo cách nối tiếp. Nghĩa là các bit dữ liệu được truyền đi nối tiếp nhau trên một đường dẫn. Loại truyền này có khả năng dùng cho những ứng dụng có yêu cầu truyền khoảng cách lớn hơn, bởi vì các khả năng gây nhiễu là nhỏ đáng kể hơn khi dùng một cổng song song (cổng máy in). Cổng COM có tổng cộng 8 đường dẫn, chưa kể đến đường nối đất. Trên thực tế có hai loại cổng, một loại 9 chân và một loại 25 chân. Cả hai loại này đều có chung một đặc điểm. Việc truyền dữ liệu xảy ra ở trên hai đường dẫn. Qua chân cắm ra TXD máy tính gởi dữ liệu của nó đến KIT Vi điều khiển. Trong khi đó các dữ liệu mà máy tính nhận được, lại được dẫn đến chân RXD các tín hiệu khác đóng vai trò như là tín hiệu hổ trợ khi trao đổi thông tin, và vì thế không phải trong mọi trường hợp ứng dụng đều dùng hết. Cổng COM 25 chân và 9 chân Hình Cổng Com thật Chúng ta đã biết, các vi điều khiển (cụ thể là AT89C51) có các chân tín hiệu truyền nhận ở mức TTL, không phù hợp với chuẩn RS232, do vậy muốn kết nối với máy vi tính phải qua mạch Chuyển điện áp từ mức tín hiệu RS232 sang TTL và ngược lại. (Xem Mạch giao tiếp RS232). Chuẩn RS232: • Mức thấp (logic 0) có trị số từ +3v đến +25v • Mức cao (logic 1) có trị số từ -3v đến -25v • Miền giữa -3v đến +3 v không hợp lệ Chuẩn TTL: Ngõ vào: • Mức thấp (logic 0) là 0v đến +0.8v • Mức cao (logic 1) là +2v đến +5v • Miền giữa 0.8v đến +2 v không hợp lệ Ngõ ra: • Mức thấp (logic 0) là 0v đến 0.5v • Mức cao (logic 1) là +2.7v đến +5v Chú ý: Vì cổng COM hiện nay không còn phổ biến do tốc độ truyền thấp và xuất hiện chuẩn USB giao tiếp tốt hơn, vì thế trên nhiều Mainboard nhà sản xuất không còn tích hợp cổng COM trên đó. Và cũng như vậy, bạn sẽ hiếm gặp laptop nào có cổng này (coi chừng nhầm cổng COM và VGA đó). Vậy thì lúc này chúng ta cần có 1 cáp chuyển USB sang COM: Hoặc là lắp theo mạch này để chuyển từ cổng RJ45 (jack ADSL) sang COM Nguyễn Trọng Hòa [Điện Tử] Các mạch giao tiếp RS232 Posted by Rainbowsmile Under 2-Kỹ Thuật Điện tử, Vi Điều Khiển, Điện tử cơ bản 2 Comments » | Tags: RS232 Có rất nhiều mạch dùng để giao tiếp theo chuẩn RS232 giữa MCU (Vi điều khiển) với PC hay các thiết bị khác. Và đây là 1 số mạch thông dụng dùng để kế nối 2 thiết bị đó lại với nhau. - Dùng 2 Transistor Mạch này chỉ dùng 2 Transistor và một số linh kiện khác để tạo ra 1 mạch giao tiếp cổng COM. - Dùng IC Max232 (Full Duplex) Mạch này dùng IC của hãng maxim, đây là IC chạy ổn định và được sử dụng phổ biến. Nó không đắt, mà còn cung cấp được 2 kênh truyền cho RS232. Dòng truyền tín hiệu được thiết kế cho chuẩn RS232 và chuẩn giao tiếp V.28. Mỗi đầu truyền ra và cổng nhận tín hiệu đều được bảo vệ chống lại sự phóng tĩnh điện 15kV. Nó còn được thiết kế với nguồn +5V (phù hợp với nguồn cung cấp MCU). (Xem datasheet) - Dùng IC DS275 (Half Duplex) Mạch giao tiếp RS232 dùng IC DS275, đây cũng là IC của hãng Maxim, nhưng nó chỉ bán song công (half duplex), và được dùng trong các thiết kế công suất nhỏ. (Xem datasheet) Nguyễn Trọng Hòa Mạch chuyển từ USB sang RS232 Tags: RS232, Vi Điều Khiển Như đã giới thiệu về cổng giao tiếp RS232 ở bài trước, hiện nay loại cổng này rất hiếm gặp trên các Laptop (ở mainboard máy bàn thì còn). Nên khi mọi người khi cần sử dụng, thường là để nghiên cứu chứ bây giờ sản phẩm thực tế ít ai giao tiếp qua cổng RS232, phải chạy đi mua thêm cable chuyển. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu và mạch dùng để chuyển từ USB sang RS232 dùng IC PL2303. Giá làm mạch (khoảng 50.000đ) đảm bảo rẻ hơn nhiều so với việc mua cable. Chú ý: • Bạn sử dụng mạch này thì không cần làm mạch giao tiếp RS232 nữa (đã ra trực tiếp TXD và RXD) • Datasheet của PL2303 . Hoặc vào trang của hãng để tìm thông tin thêm. • Bạn cần cài driver để máy tính nhận thiết bị: [Down1] hoặc [Down2] • Giá trị của trở R4, R5, R6 lần lượt là 1k5, 27ohm và 27ohm. • IC PL2303 có nhiều chân nên người ta thường dùng kỹ thuật hàn dán, nếu bạn dùng mỏ hàn thông thường thì hãy cẩn thận nhé. Giá IC này khoảng 30.000đ. Nguyễn Trọng Hòa Mạch nạp hầu hết các loại PIC – JDM Extreme Posted by cocconden Under 2-Kỹ Thuật Điện tử, Vi Điều Khiển 4 Comments » | Tags: PCB, RS232, Vi Điều Khiển Tính năng: JDM là một mạch nạp hỗ trợ cho người lập trình các loại PIC 8, 18, 28 và 40 chân. Mạch nạp này không cần phải dùng đến nguồn cung cấp từ bên ngoài, tất cả chỉ cần là thông qua một cổng RS232. JDM Extreme! hỗ trợ tốt 198 IC, bạn hãy xem danh sách các IC tại đây. Để thực hiện nạp code vào PIC, bạn có thể dùng phần mềm ICPROG hoặc PICPgm Programmer . Bạn download sơ đồ nguyên lý, PCB tại đây (dùng phần mềm Eagle), và hãy bắt tay làm mạch nạp hữu ích này. Kết nối RS232: Cáp RS232 của bạn phải được kết nối theo đúng chân và không được thiếu chân cả như trong sơ đồ (lưu ý là ở ngoài cửa hàng bán cho bạn cáp kết nối RS232 chỉ có 3 chân trong đó GND, Tx và Rx, bạn phải lưu ý việc này), mạch nạp JDM chỉ hoạt động khi các chân của RS232 được kết nối đúng theo các chân sau: Tx,Rx, CTS, DTR, RTS và GND. Gắn IC vào trong mạch: 4 hàng chân cái dùng để gắn PIC Như đã nói ở trên, mạch này có thể nạp được hầu hết các loại PIC trên thị trường, bạn sẽ gắn PIC vào các chân cái, theo hướng dẫn sau đây. PIC có 40 chân [...]...PIC có 28 chân PIC có 18 chân PIC có 14 chân PIC có 8 chân EEPROM I2C Kết nối ICSP: ICSP viết tắt của từ In Circuit Serial Programming Đây còn gọi là kết nối “nóng”, nó rất thuận tiện cho bạn trong việc nạp data vào cho PIC mà không cần phải gỡ bỏ PIC ra khỏi board mạch Kết nối ICSP: ICSP viết tắt của từ In Circuit Serial Programming Đây còn... viết tắt của từ In Circuit Serial Programming Đây còn gọi là kết nối “nóng”, nó rất thuận tiện cho bạn trong việc nạp data vào cho PIC mà không cần phải gỡ bỏ PIC ra khỏi board mạch 1-VPP/MCLR 2-VDD 3-VSS/GND 4-CLOCK 5-DATA Kết nối giống như sơ đồ dưới đây! Ví dụ với PIC16F84A Hình thật của mạch nạp JMD . Phát hiện Sáng/Tối dùng IC 555 Posted by Rainbowsmile Under 2-Kỹ Thuật Điện tử, Điện tử lý thú 4 Comments » | Tags: 555 Đây là mạch phát hiện ánh sáng qua báo hiệu bằng loa. Nếu muốn mạch phát. ánh sáng. Trong mạch này chúng ta dùng Diode 1A 4007 và IC1 là LM311N. Nguyễn Trọng Hòa (dịch từ Internet) Bài liên quan: 1. [Điện Tử] Phát hiện Sáng/Tối dùng IC 555 2. [Điện Tử]Chế tạo máy đuổi. bạn hãy xem danh sách các IC tại đây. Để thực hiện nạp code vào PIC, bạn có thể dùng phần mềm ICPROG hoặc PICPgm Programmer . Bạn download sơ đồ nguyên lý, PCB tại đây (dùng phần mềm Eagle), và