Khám thính lực (Kỳ 3) Nhận định: THÍNH LỰC ĐỒ Đo lần lượt từng tai, kết quả ghi trên biểu đồ sức nghe bằng ký hiệu: Ký hiệu Tai phải Tai trái Đường khí 0¾0 (màu xanh) x¾x (màu đỏ) Đường xương [¾[ ]¾] - Trục đứng là trục cường độ đơn vị là dB. Trục ngang là trục tần số đơn vị là Hz. - Máy thông thường phát ra các âm có tần số 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000, 8000 Hz và có thể các tần số trung gian 3000, 6000 Hz, ở các mức cường độ 0-100 dB. Máy đo sự giảm sút sức nghe so với người bình thường, 0 dB là cường độ tối thiểu để người bình thường bắt đầu nghe được. Máy đo từng mức 5 dB, trên máy có ghi cường độ - 20 dB, - 10 dB đo cho những người nghe tốt hơn mức bình thường. Giảm sức nghe càng nhiều, số đo càng lớn. - Đo đường xương bằng khối rung, kết quả phản ánh dự trữ ốc tai, tiềm năng sức nghe. Phân loại điếc: - Sức nghe bình thường. - Điếc dẫn truyền đơn thuần. - Điếc tiếp nhận đơn thuần. - Điếc hỗn hợp. Mức độ điếc: Điếc nhẹ 20 - 40 dB Điếc vừa 40 - 60 dB Điếc nặng 60 - 80 dB Điếc đặc > 80 dB 3. Đo sức nghe khách quan (Objectiv audiometrie). 3.1. Đo trở kháng. Có hai ứng dụng trên lâm sàng. - Nhĩ lượng (Tympanometrie): bình thường biểu hiện như một hình nón không cân xứng, đáy loe, đỉnh trùng với áp suất bằng 0. Khi có dịch tiết hay nhầy trong hòm nhĩ, vòi nhĩ bị tắc một phần hay tắc hoàn toàn Nhĩ lượng có hình ảnh bệnh lí đặc biệt. - Phản xạ cơ bàn đạp (Impedanzmetrrie): trường hợp bình thường và điếc dẫn truyền đơn thuần, ngưỡng phản xạ cách ngưỡng nghe khoảng 85 dB. Khi có hồi thính, ngưỡng này thu hẹp lại. Đo phản xạ có thể phát hiện nhiều trường hợp điếc giả vờ. 3.2. Đo điện ốc tai và điện thính giác thân não. Nguyên lý: Khi nghe một âm thanh cũng giống như thu nhận một kích thích, một cảm giác khác, điện não có biến đổi nhưng sự biến đổi đó quá nhỏ bị lẫn vào trong biểu đồ ghi điện não tổng hợp nhiều quá trình hoạt động của não. Nếu ta phát những âm thanh (clic hoặc burst) liên tục và ghi dòng điện não (bằng cách đặc biệt phân tích dòng này thành nhiều điểm, dùng máy tính điện tử ghi tổng số ở từng điểm sau mỗi lần phát âm ra) sẽ cho thấy đáp ứng của não đối với âm thanh nếu tai nghe được, tùy theo vị trí đặt cực ta có. Cách đo: - Đo điện ốc tai (Electrocholeographie): Điện cực đặt ở đáy hòm nhĩ hoặc ống tai. - Đo điện thính giác thân não: ERA (Electro respontal audiometrie) và BERA (Brain electro respontal audiometrie) điện cực đặt ở vùng trán, đỉnh đầu và xương chũm. . Khám thính lực (Kỳ 3) Nhận định: THÍNH LỰC ĐỒ Đo lần lượt từng tai, kết quả ghi trên biểu đồ sức nghe bằng ký hiệu:. ngưỡng nghe khoảng 85 dB. Khi có hồi thính, ngưỡng này thu hẹp lại. Đo phản xạ có thể phát hiện nhiều trường hợp điếc giả vờ. 3.2. Đo điện ốc tai và điện thính giác thân não. Nguyên lý: Khi. - Đo điện ốc tai (Electrocholeographie): Điện cực đặt ở đáy hòm nhĩ hoặc ống tai. - Đo điện thính giác thân não: ERA (Electro respontal audiometrie) và BERA (Brain electro respontal audiometrie)