Gây tê (Kỳ 3) 4.2.6. Mepivacain (carbocais): + Tiềm lực gây tê và độc tính như lidocain. + Thời gian tiềm tàng ngắn, thời gian tác dụng trung bình, không có tính chất tê bề mặt. + Sử dụng để gây tê tại chỗ, tê tĩnh mạch, tê thân thần kinh, tê đám rối thần kinh cánh tay, tê ngoài màng cứng, tê tủy sống. 4.2.7. Prilocain (citanest): + ít độc hơn lidocain, tác dụng tương tự lidocain. + So với lidocain, prilocain ít gây giãn mạch. Thời gian tác dụng của prilocain không có adrenalin tương tự thời gian tác dụng của lidocain có pha adrenalin. Vì thế những bệnh nhân có chống chỉ định dùng adrenalin thì dùng prilocain. + Prilocain là thuốc tê ít độc nhất trong nhóm amid nên được ưa chuộng trong gây tê tĩnh mạch. Liều cao có thể gây methemoglobin máu do đó không nên dùng trong vô cảm mổ lấy thai. + Liều tối đa đơn thuần 400mg. + Liều tối đa khi pha adrenalin 600mg. 4.2.8. Marcain (bupivacain, sensoreain): + Tiềm lực gây tê của marcain mạnh hơn lidocain 4 lần. + Thời gian tiềm tàng dài, thời gian tác dụng ³ 3 giờ, ức chế cảm giác và vận động tốt. + Có thể sử dụng để gây tê tại chỗ, tê thân thần kinh, tê đám rối thần kinh cánh tay, tê NMC, tê tủy sống. + Liều tối đa: 2 - 3mg/kg (riêng tê tủy sống: 0,2 - 0,3mg/kg). 4.2.9. Etidocain (duranest): + Thời gian tiềm tàng ngắn, thời gian tác dụng tương tự marcain, ức chế cảm giác, vận động tốt. + Có thể sử dụng để tê tại chỗ, tê thân thần kinh, tê ngoài màng cứng. + Liều dùng 6 - 8mg/kg (pha co mạch). + Không dùng tê tủy sống. + Là thuốc tê được chọn cho các phẫu thuật cần cơ giãn. 4.2.10. Dibucain (nupercain): Thời gian tiềm tàng ngắn, thời gian tác dụng 2,5 - 3 giờ. Có thể dùng tê bề mặt (kem), tê tủy sống (liều 5 -15mg). 4.2.11. Ropivacain (naropin): + Tác dụng ức chế cảm giác gần giống marcain. + Tác dụng ức chế vận động kém hơn marcain. + Chỉ định: tê NMC, tê đám rối thần kinh cánh tay. 5. Chỉ định và phản chỉ định. 5.1. Chỉ định: Chỉ định dùng cho tất cả các trường hợp phản chỉ định gây mê; các trường hợp thể trạng bệnh nhân yếu, nếu gây mê sẽ có nhiều biến chứng, tiên lượng xấu. 5.2. Phản chỉ định: + Bệnh nhân không đồng ý gây tê. + Phản ứng với thuốc tê. + Nhiễm trùng vùng gây tê. + Bệnh nhân bị bệnh tâm - thần kinh. + Bệnh nhân có tâm lý không ổn định, lo sợ. + Bệnh nhân suy gan. + Bệnh lý đông máu chảy máu. + Bệnh nhân mổ trên diện tích quá rộng (phải dùng liều lớn, dễ ngộ độc). + Trẻ em dưới 5 tuổi. . Gây tê (Kỳ 3) 4.2.6. Mepivacain (carbocais): + Tiềm lực gây tê và độc tính như lidocain. + Thời gian tiềm tàng ngắn, thời gian tác dụng trung bình, không có tính chất tê bề mặt không có tính chất tê bề mặt. + Sử dụng để gây tê tại chỗ, tê tĩnh mạch, tê thân thần kinh, tê đám rối thần kinh cánh tay, tê ngoài màng cứng, tê tủy sống. 4.2.7. Prilocain (citanest):. gây tê của marcain mạnh hơn lidocain 4 lần. + Thời gian tiềm tàng dài, thời gian tác dụng ³ 3 giờ, ức chế cảm giác và vận động tốt. + Có thể sử dụng để gây tê tại chỗ, tê thân thần kinh, tê